Dàn ý, mẫu phân tích bài thơ Chạy Giặc (Nguyễn Đình Chiểu) hay nhất

Phân tích bài thơ Chạy Giặc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu, làm rõ nội dung, các bút pháp nghệ thuật và ý nghĩa. Học sinh tìm hiểu các bài phân tích văn học lớp 8 để có nhiều góc nhìn và cảm nhận về tác phẩm.

Dàn ý phân tích bài thơ Chạy Giặc

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, sáng tác vào năm 1859 khi thực dân Pháp đánh chiếm vùng đất Gia Định. Ghi lại bài thơ và chuyển mạch phân tích về nội dung, cũng như nghệ thuật trong tác phẩm.

Thân bài: Phân tích từng câu thơ với nội dung chính và nghệ thuật được sử dụng.

Nội dung được phân tích Chi tiết diễn giải
2 câu đề Những hình ảnh sinh động có tính gợi hình cao: Tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

Tiếng súng của giặc Pháp nổ vang một cách đột ngột. Âm thanh này đã phá tan cuộc sống yên bình vốn có của người dân, đẩy nước ta vào cảnh khốn cùng, lầm than.

=> Cảm xúc: Bị bất ngờ ngờ đến bàng hoàng, trước cảnh nguy nan giặc Pháp xâm chiếm, tác giả nói riêng và người dân giai đoạn đó nói chung đều cảm thấy tuyệt vọng.

2 câu thực Ẩn dụ, đảo ngữ, trạng từ gợi ra cảnh chân thực: Khung cảnh cuộc sống người dân bị đảo lộn, li tán, tan tác. Điều này được thể hiện rõ qua các từ “lơ xơ”, “dáo dác”.

Nghệ thuật: Đùng cách ngắt nhịp chẵn – lẻ (Tuân thủ quy tắc thơ Đường), nghệ thuật này cũng đã toát lên rõ hơn về nỗi xót xa cho khung cảnh lúc bấy giờ:

“Bỏ nhà / lũ trẻ / lơ xơ chạy

Mát ổ / đàn chim / dáo dác bay.”

=> Cảm xúc: Nỗi xót xa khi nhân dân ta chạy giặc đầy khổ cực.

2 câu luận Đảo ngữ và dùng nhiều hình ảnh gợi tả: Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu hủy, cướp bóc, tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

=> Cảm xúc: Căm hờn tội ác của giặc xâm lược, nỗi u uất vô cùng.

2 câu kết Ngôn ngữ châm biếm: Rày đâu vắng, nỡ để dân đen.

=> Châm biếm triều đình Nguyễn sợ giặc và bỏ chạy, không bảo vệ nhân dân.

Kết luận: Tổng hợp lại nội dung và thể hiện rõ quan điểm của người viết trong tác phẩm Chạy Giặc Nguyễn Đình Chiểu.

  • Giá trị hiện thực: Vẽ lại khung cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày Pháp đánh chiếm Nam Bộ.
  • Giá trị tư tưởng, tình cảm: Tình yêu nước nồng nàn, căm thù quân xâm lược.

Tổng hợp các mẫu phân tích bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Nhiều bài phân tích Chạy Giặc giúp học sinh có nhiều góc độ cảm nhận tác phẩm. Những bài văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo hay nhất sẽ giúp bạn hiểu rõ và cảm nhận được ý nghĩa ẩn chứa bên trong.

chạy giặc phân tích
Mẫu phân tích bài thơ Chạy Giặc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Mẫu 1 phân tích văn bản Chạy Giặc

Tiếng súng Tây độ lên vào thời điểm tan chợ khiển cho người dân cảm thấy hoảng sợ và bỏ chạy. Dấu hiệu này đã khẳng định rằng, trước khi xuất hiện tiếng súng, hoạt động chợ búa vẫn đang diễn ra rất bình thường. Cuộc sống trước đó vốn dĩ yên ổn và thanh bình, nay bỗng bị phá tan.

Trong bầu khung cảnh chợ vãn chiều, là sự mong ngóng gia đình vui vầy. Những em bé nhỏ đợi mẹ đi chợ về mua cho quà bánh, cháu ngóng ông bài. Khung cảnh gia đình hạnh phúc đẹp đến thế, nhưng nay đã bị phá tan bởi bọn giặc.

Những hình ảnh giản dị được tác giả nhấn mạnh, đưa vào tác phẩm giàu giá trị tạo hình: Củ khoai, tấm bánh đúc ngô, dăm ba giống mía, mấy nắm bỏng rang trộn mật… Thông qua những món ăn này, hình ảnh gia đình hạnh phúc với cuộc sống đơn giản, bữa ăn thanh đạm lại càng được nhấn mạnh hơn. Cả nhà đáng nhẽ sẽ được sum họp bên mâm cơm có bát canh chua, khúc cá kho, hay râu tôm nấu với ruột bầu. Âm thanh do tiếng súng Tây tạo ra lúc bấy giờ quá vang vọng, khiến mọi người không thể bình tĩnh, họ hầu hết đều rơi vào hoảng sợ.

Thời đó, người dân đã quen với cuộc sống yên bình, súng Tây xuất hiện với tiếng đất rền nghe rất đáng sợ. Vừa nghe thấy, cả bàn cờ đã không còn những nước đi chuẩn xác nữa, đã phải “hỏng phút sa tay”. Thời gian ngắn đã làm gia tăng thêm sự bất ngờ của bọn giặc, đẩy hoàn cảnh lúc bấy giờ thành cao trào:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất tổ đàn chim dáo dác bay”

Hai câu thơ đầu tiên nói về thời cuộc lúc bấy giờ, khi Pháp đã tấn công Gia đinh trong khung thời gian tan chợ. Tác giả ngay lập tức khắc họa khung cảnh “náo nhào” lúc bấy giờ, ai nghe thấy tiếng súng cũng hoảng loạn tìm chỗ chạy.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Tiếng súng đã phá tan khung cảnh yên bình của người dân, nhịp sống của họ từ giây phút ngày cũng sẽ đảo lộn, rơi vào khốn cùng và còn rất nhiều nguy hiểm. Chiến tranh đã bắt đầu, bàn cờ được dùng phép ẩn dụ để chỉ về tình hình đất nước.
“Một bàn cờ thế phút sa tay”

Câu thơ này như đang nói lên sự thất thủ của triều đình tại thành Gia Định, khi phát hiện có dọc kéo đến. Hai câu thơ đầu được sử dụng thay một lời thông báo về sự kiện lịch sử chấn động, gây ám ảnh và lấy đi rất nhiều người thân của các gia đình vào năm 1859. Mỗi câu thơ được đọc lên đều thể hiện nỗi lo lắng và sự kinh hoàng với thảm họa quê hương đang phải gánh chịu trước giặc Pháp xâm lược.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ đàn chim dáo dác bay.”

Trong hai câu thơ tiếp theo, tác giả đã sử dụng cách đối nhau và phép đảo ngữ để nhấn mạnh ý nghĩa. “Bỏ nhà” và “mất ổ” được đặt lên đầu câu để nhấn mạnh nỗi đau thương và mất mát của dân tộc ta thời đó. Từ láy “lơ xơ” và “dáo dác” được sử dụng để nhấn mạnh cho sự hoảng loạn đến cực độ của người dân. Những biện pháp nghệ thuật của từng câu thơ đã thể hiện rõ sự hoảng sợ của người dân trước đợt tấn công áp đảo của Pháp.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”

Trong hai câu luận, ý thơ đã được phát triển và mở rộng hơn, khi lên án tội ác của giặc Pháp xâm lược. Bọn chúng đánh chiếm Việt Nam với những biện pháp càn quét tàn bạo, chúng đốt nhà, giết người, cướp của, tàn phá khung cảnh quê hương. Tác giả muốn nhấn mạnh vấn đề này, nên đã sử dụng phương pháp đảo ngữ để gây sự chú ý. Nhà thơ không sử dụng cách viết Bến Nghé tan bọt nước hay Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây. Hai câu thơ này đã vẽ ra một khung cảnh của vùng đất bao la và trù phú, đó là Bến Nghé và Đồng Nai. Hai tỉnh này trong thế kỷ 19 đã trở thành vựa lúa và đóng vai trò là nơi buôn bán sầm uất trên bến. Ngay sau đó, giặc Pháp đã nhảy vào xâm chiếm vào tàn phá tất cả mọi thứ của người dân.

Trong hai câu thực, tác giả đã nhấn mạnh nỗi căm thù của mình trước giặc xâm lược. Qua đó, bạn có thể cảm nhận được sâu sắc ý nghĩa của bài thơ đang hướng đến đó là tình yêu đất nước. Lời thơ được cất lên giống như một bài ca yêu nước, lên án kẻ thù và xây dựng tinh thần đấu tranh đến cùng.

Trong tác phẩm Núi Đôi của Vũ Cao cũng từng viết về cảm xúc phẫn uất trước tội ác của kẻ thù:

“Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới,

Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau.”

Hay trong tác phẩm quê mẹ của Tố Hữu, ông cũng từng nói đến cảnh giặc ngoại xâm gây ra tội ác không thể tha thứ:

“Giặc về giặc chiếm đau xương máu

Đau cả lòng sông, đau cỏ cây.”

Biết bao nhiêu anh hùng đã ngã xuống, hy sinh thân mình để giữ lại mảnh đất quê hương. Bom đạn triền miên khiến cho bao nhiêu người phải chia ly với người thân. Hai câu kết của Chạy Giặc đã nói lên nỗi xúc động của tác giả:

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

“Trang dẹp loạn” chính là trang anh hùng hào kiệt, còn “rày đâu vắng” chính là hỏi lý do vì sao không xuất hiện. Với những đặc điểm này, có thể thấy được thái độ tức giận trước quân triều đình quá yếu kém. Trước tình cảnh nước nhà lầm than, họ đã không đứng lên đấu tranh bảo vệ người dân. Thay vào đó, triều đình chỉ đứng yên nhìn giặc chiếm nước, nhân dân chỉ biết cầu mong những người anh hùng giỏi ra tay.

Câu kết của tác giả cũng là lời yêu thương đến người dân phải chịu nhiều khổ cực. Họ đã phải gồng mình chống chịu với sự tàn độc của giặc ngoại xâm. Chạy giặc chính là tác phẩm hay, là bài ca yêu nước cho thơ văn tộc ta cuối thế kỷ thứ 19.

Với những ngôn ngữ bình dị, đậm màu sắc Nam Bộ như: lũ trẻ, lơ xơ, ổ, dáo dác, tan bọt nước, nhuốm màu mây, rày, nỡ, dân đen). Với các phương pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh, đảo ngữ, tác giả đã vận dụng sáng tạo để tạo nên những vần thơ biểu cảm và ý nghĩa nhất. Tác phẩm này mang lại giá trị lịch sử to lớn, ghi dấu ấn cho sự kiện đầy đau thương, mất mát của dân tộc ta cuối thế kỷ 19. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu cũng muốn gửi gắm khát vọng độc lập, tự do của tác giả.

Phân tích bài thơ Chạy Giặc ngắn nhất mẫu số 2

Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng của dân tộc ta, thổi hồn vào tác phẩm Chạy Giặc để tạo thành bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ thời kì kháng chiến chống Pháp. Tác giả này đã có nhiều tập truyện thơ độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Những tác phẩm nổi tiếng ông đã tạo ra là Lục Vân Tiên, Chúng tử tế mẫu văn,… Trong thời kỳ năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Chúng đã tạo ra nhiều thủ đoạn xấu, những đợt tấn công tàn bạo đối với nhân dân ta.

Nhà thơ này nổi tiếng với cách dùng phương pháp tu từ đa dạng, kết hợp ngôn ngữ bình dị. Ông đã tả một cách chân thực cảnh đất nước đau thương trong những khoảng thời gian đầu bị thực dân Pháp xâm lược. Giặc xâm lược vào nước ta ở thành Gia Định lúc tan chợ được lột tả rõ qua 2 câu thơ:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Cuộc sống của người dân đang yên bình, từ khi nghe tiếng súng đã bị xáo trộn. Cảnh tượng khu chợ lúc này đã trở nên tan tác, dân chạy toán loạn, rơi vào cảnh chia ly. Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, tiếng súng Pháp đã bị lên án gay gắt, thể hiện sự căm phẫn thông qua hành động xâm lược. Thái độ này thực tế đã xuất hiện trong tác phẩm Than Đạo của tác giả:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Đáng nhẽ ra, sau khi họp chợ, người dân sẽ được sống trong những giây phút vui vẻ. Tuy nhiên, vì giặc Pháp xâm lược đã chỉ còn lại cảnh đau thương, nỗi buồn chia ly và mất mát.

Hai câu thơ tả thực trong tác phẩm đã đã tái hiện lại cảnh tượng con người hoảng loạn đầy xót xa.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”.

Những từ: “Bỏ nhà”, “lơ xơ chạy”, “mất ổ”, “dáo dác bay” nhấn mạnh về sự tan tác, hoang sơ đến đau lòng vào thời điểm giặc ngoại xâm xả súng tấn công tổ quốc. Nhà thơ dùng hình ảnh “lũ trẻ” để nói đến sự sống con người, “đàn chim’ để nói về thế giới tự nhiên. Hai hình ảnh đại diện cho nỗi đau của tác giả, trước khung cảnh đất nước lầm than lúc bấy giờ. Đàn chim khi đó phải rời tổ để tìm chỗ ẩn náu, còn những trẻ nhỏ phải chạy giặc. Nghệ thuật đảo ngữ đã được sử dụng để lên án tội ác tàn độc của tác giả. Những từ láy “lơ xơ”, ;dáo dác” được sử dụng để tạo hình, giúp bạn hình dung rõ hình ảnh người dân chạy giặc lúc bấy giờ.

Hình ảnh lầm than không chỉ xuất hiện tại vùng quê mà còn ở cả những đô thị lớn, sầm uất. Hai câu luận có nội dung:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”

Bến Nghé vốn là nơi giao thương nhộn nhịp và sầm uất. Đồng Nai là địa danh có nhiều vựa lúa lớn nhất miền Nam. Tuy nhiên, chỉ trong nháy mắt, hai điểm này đã nhanh chóng bị giặc Pháp cướp bóc, phá tan như “bọt nước”. Giặc Pháp càn quét như cơn lũ, cuốn trôi tất cả, cướp bao sinh mạng và tài sản của dân tộc ta.

Những mái ấm của dân thường cũng bị đốt cháy, ngọn lửa dâng cao ngút trời, khói bay nghi ngút đến ngộp thở. Nhà thơ cũng vô cùng căm phẫn khi cảnh bình yên của nhân dân trong chớp mắt đã biến mất, chỉ còn lại tàn tro.

Nhà thơ dùng nghệ thuật so sánh: “Của tiền tan bọt nước”, “tranh ngói nhuốm màu mây” lột tả tội ác của quân xâm lược. Sức tàn phá của chiến tranh thực sự quá khốc liệt, gây ra không biết bao nhiêu nỗi đau và sự mất mát. Chiến tranh đến đảo lộn mọi thứ, khiến bao người ngã xuống, mất người thân, của cải, người dân điêu đứng.

Tội ác của quân giặc rất đáng lên án, gây ra cảnh xót thương, thể hiện rõ thông qua hai câu kết:

“Hồi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nợ này?”

Câu hỏi tu từ đang thắc mắc, thất vọng về triều đình trước cảnh quân xâm lược kéo đến. Đây cũng là tiếng lòng, thể hiện lòng yêu nước, yêu dân tộc Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu không trực tiếp thi đấu trên chiến trường, nhưng ngòi bút của ông có tính chiến đấu mạnh mẽ, lên án tội ác của quân giặc. Tác phẩm này xứng đáng là áng văn yêu nước trường tồn mãi theo thời gian.

Mẫu 3 phân tích tác phẩm Chạy Giặc

Chạy Giặc là bài ca yêu nước chống quân xâm lược được ra đời vào giai đoạn thực dân Pháp nổ súng đánh vào Gia Định. Đất nước khi đó rơi vào cảnh lầm than, dân sống khổ cực, mất hết người thân lẫn tài sản. Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại trọn vẹn hình ảnh trong khung thời gian đó, với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, tác giả đã thành công trong việc ghi lại sự kiện bi thảm và khẳng định về lòng yêu nước.

Hai câu thơ đầu dẫn vào bài thơ là khắc họa lại cảnh tấn công của giặc Pháp. Chúng chọn lúc tan chợ để nổ súng tấn công:

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Hình ảnh đối lập được đưa ra ngay câu thơ đầu tiên, tác giả nhắc đến cảnh tan chợ, tức là đang nói đến nhịp sống yên bình. Tuy nhiên, đến hình ảnh tiếng súng nổ, mọi chuyện đã khác, giờ không còn là cảnh yên bình nữa. Tiếng súng đang nói lên cảnh lầm than, sự khốn khổ, nhà tan, người mất.

Hình ảnh ẩn dụ được sử dụng là “Một bàn cờ thế” chỉ thời cuộc, sự giằng co vô cùng ác liệt. “Phút sa tay” chính là sự thất thủ của triều đình quân Gia Định diễn ra quá nhanh. Hai câu thơ này nhấn mạnh về nỗi lo về thảm họa mất nước.

Hai câu thơ thực được sử dụng phép đối, đảo ngữ “bỏ nhà”, “mất ổ” đặt lên đầu câu thơ. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu thành công trong việc nhấn mạnh nỗi đau thương, tang tóc khi giặc Pháp tràn đến.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ, đàn chim dáo dác bay”

Câu thơ đã được đảo ngữ kết hợp từ láy “lơ xơ” với “dáo dác” thể hiện sự hoảng loạn và kinh hoàng. Trẻ con xuất hiện trong câu thơ rơi vào cảnh lạc người thân do chạy tránh giặc. Còn đàn chim sống trong khung cảnh đó lại phải rời tổ tìm nơi khác an toàn hơn. Khung cảnh hiện lên khiến cho người ta phải cảm thấy thảm thương vô cùng.

Hai câu thơ luận được mở rộng, giúp tác giả lên án tội ác giặc Pháp. Chúng đã đốt nhà, giết người, cướp của không nương tay. Chỉ trong chốc lát, quê hương vốn yên bình đã bị tàn phá.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Hai địa danh được nhắc đến là Bến Nghé và Đồng Nai vô cùng bao la, trù phú. Là những nơi nổi tiếng, có nhiều hoạt động giao thương, nhưng chỉ trong thời gian ngắn cũng trở thành đống tro tàn. Tiền bạc và của cải của người dân nay bị cướp “tan bọt nước”. Nhà cửa, xóm làng bị chúng đốt cháy, khói “nhuốm màu mây”. Hai hình ảnh so sánh được nhắc đến là cách tả cảnh điêu tàn vô cùng chân thực do giặc Pháp gây nên.

Trong phần thực, nhà thơ cũng một lần nữa lên án tội ác của giặc Pháp. Tác phẩm Chạy Giặc đã làm sống dậy bài ca yêu nước, lên án tội ác của kẻ thủ. Xương máu của nhân dân đã đổ xuống vì bom đạn quân xâm lược, tác giả kết bài bằng một câu hỏi;

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

“Trang dẹp loạn” chính là những anh hùng hào kiệt, “rày đâu vắng” là câu hỏi vì sao họ không xuất hiện. Thông qua những câu thơ này, tác giả đang trách móc quân triều đình quá hèn yếu, thát trận để cho giặc có cơ hội hoành hành. Câu kết cũng ẩn chứa biết bao nhiêu tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu với người dân sống trong bom đạn.

Có thể thấy, Chạy Giặc chính là bài ca yêu nước, mở đầu cho thơ văn yêu nước của dân tộc cuối thế kỷ 19. Với ngôn từ bình dị, tác phẩm này mang đậm màu sắc của thơ ca Nam Bộ. Kết hợp với nhiều biện pháp tu từ, tác phẩm này đã ghi lại sự kiện đau thương của đất nước. Đồng thời, bài thơ này cũng đang hướng đến khát khao độc lập, tự do của tác giả.

Mẫu 4 phân tích bài thơ Chạy Giặc hay

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của Việt Nam trong thế kỷ 18. Từ thời trai trẻ, ông đã phải sống trong cảnh mắt bị mù lòa, công danh sự nghiệp lúc đó cũng đang dở dang. Tuy vậy, ông không khoanh tay, phó mặc cho số phận, nhà thơ này đã mở trường dạy học và làm thầy thuốc phục vụ nhân dân. Với tiếng tăm lừng lẫy, Nguyễn Đình Chiểu trở thành “ngôi sao sáng chói” của văn nghệ nước ta cuối thế kỷ 19.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu gắn liền với những tập thơ đậm màu sắc cổ điển. Nhiều tác phẩm mang đậm sắc màu cổ điển của ông là “Lục Vân Tiên”,”Ngư Tiều y thuật vấn đáp”,… Tư tưởng và nghệ thuật của ông cũng được thể hiện rõ nét qua những bài thơ tiêu biểu: “Chạy Giặc”, “Xúc cảnh”, “Văn tế Trương Công Định” hay “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”,…

Những tác phẩm của ông ca ngợi anh hùng dân tộc, tận trung, tận tụy với nước. Những tác phẩm ông mang đến nói lên tiếng lòng, là lời than khóc cho các liệt sĩ đã trọn nghĩa với nhân dân.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay.”

Có thể thấy, súng Tây nổ với âm thanh quá ghê gớm, vừa nghe xong thì chúng đá ở ngay bên cạnh. Vừa nghe thấy thế, cả bàn cờ đã hỏng phút sa tay. Thất bại nhanh chóng, thời gian diễn ra ngắn cũng góp phần làm tăng sự bất ngờ, căng thẳng. Hình tượng của chợ sau khi nghe thấy tiếng súng này thể hiện qua 2 câu thơ:

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất tổ đàn chim dáo dác bay”

Trong hai câu thơ này, tác giả dùng từ láy “lơ thơ” và “dáo dác” để nói lên khung cảnh hoảng loạn lúc bấy giờ. Trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ được chọn lọc theo cách nói của dân gian về cảnh chạy giặc.
Trong hai câu luận, ý thơ đã được mở rộng ra, với hàm ý lên án giặc Pháp xâm lược tàn ác. Tình trạng giết người và cướp của diễn ra ngày càng tàn bạo hơn, khiến nhân dân ta rơi vào cảnh khốn cùng, phải đối diện không biết bao nhiêu khó khăn, thử thách. Trong phần nội dung này.này, tác giả đã sử dụng phép đối, đảo ngữ một cách sáng tạo. Ông đã lựa chọn cách viết:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”

Câu thơ được sử dụng những từ ngữ gợi hình “tan bọt nước”, “ngói nhuốm màu mây”. Sử dụng những hình ảnh này giúp người đọc có thể cảm nhận bài thơ sâu sắc, hiểu tình cảnh khốn khó của người dân lúc bấy giờ.

Trong phần thực và phần luận, tác giả khẳng định sự căm thù đối với quân Pháp xâm lược. Người đọc có thể cảm nhận sâu sắc bài thơ giống như như bài ca yêu nước.

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Hai câu cuối của Chạy Giặc bộc lộ cảm xúc nghẹn ngào, cảm thấy lo lắng cho tài sản, tính mạng nhân dân. Câu hỏi tu từ được sử dụng như một lần nữa tức giận quân giặc xâm lược. Đồng thời, tác giả cũng muốn thể hiện nỗi thất vọng với triều đình Gia Định để Pháp có cơ hội xâm chiếm nước ta dễ dàng.

Chạy Giặc chính là bài ca yêu nước, nói lên tiếng lòng yêu nước của tác giả. Tác phẩm này cùng thể hiện rõ nỗi xót xa trước cảnh lầm than của dân tộc. Những hình ảnh đau thương được khắc họa một cách chân thực: Lũ trẻ lơ xơ chạy, chim bay dáo dác, tiền tan bọt nước, tranh nhuốm màu mây,… Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thành công cảnh khốn cùng của nhân dân trước tội ác của Pháp xâm lược.

Phân tích bài thơ Chạy Giặc theo nhiều đề bài khác

Không chỉ phân tích Chạy Giặc, còn nhiều đề bài khác có liên quan đến tác phẩm. Bạn có thể tìm hiểu từng vấn đề, sau đó xây dựng để có được bài phân tích hoàn thiện.

phân tích chạy giặc
Các mẫu phân tích khác về bài thơ Chạy Giặc

Mẫu số 1 phân tích bài thơ chạy giặc để làm sáng tỏ ý kiến: Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu hướng đến chúng ta như những bài ca yêu nước

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam trong giai đoạn thế kỉ 19. Ông phải chịu cảnh mù lòa khi còn đang trong thời trai trẻ, công danh và sự nghiệp cũng dở dang. Tuy nhiên, không để có mặc số phận, ông luôn cố gắng vượt qua hoàn cảnh bất hạnh. Nguyễn Đình Chiểu đã mở trường dạy học và trở thành thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe của nhân dân.  Ông chính là nhà thơ có tiếng tăm lừng lẫy và trở thành một trong những ngôi sao sáng nhất văn học Việt Nam.

Nhắc đến tác phẩm Chạy Giặc, nhiều ý kiến cho rằng sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu làm sống dậy và hướng chúng ta đến những bài ca yêu nước. Quả thực đúng vậy, nếu các truyện thơ Lục Vân Tiên hay Ngư Tiều y thuật vấn đáp làm sáng ngời nhân nghĩa cao đẹp, Chạy Giặc chính là bài ca để hưởng đến lòng yêu nước cho người dân.

Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành động lực lớn, để những người anh hùng sẵn sàng đứng lên chống lại giặc ngoại xâm. Những người dân chính là người chiến sĩ, trước kia họ chỉ quen với cày cuốc, nhưng giờ đây đã trở thành những người anh hùng cứu nước.

Năm 1859, khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, đất nước đã rơi vào cảnh lầm than. Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường Luật để ghi lại sự kiện bi thảm này và lên án tội ác man rợ của thực dân Pháp.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Hai câu thơ đầu tiên được sử dụng để tả lại khung cảnh Pháp lần đầu tiên nổ súng để đánh chiếm thành Gia Định. Khung cảnh họp chợ vốn yên bình trước đây đã bị phá tan bởi tiếng súng Tây. Đây cũng là sự khẳng định về một cuộc sống bắt đầu bị đảo lộn của những người dân. “Một bàn cờ thế là” hình ảnh ẩn dụ để nói về cuộc giằng co ác liệt. Ba tiếng “phút ra tay” trong câu thơ đã nói lên về sự thất thủ của triều đình tại thành Gia Định. Đây cũng chính là đời thông báo về sự kiện lịch sử bi thảm năm 1859. Tác giả thể hiện nỗi lo lắng trước thảm họa của quê hương và nỗi lòng đau khổ khi nhân dân bị giày xéo.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Hai câu thơ này được sử dụng phương pháp nghệ thuật đối lập và đảo ngữ. Từ “bỏ nhà” và “mất ổ” được đặt lên đầu câu thơ để khẳng định về nỗi đau thương tang tóc của người dân. Các nhà còn sử dụng từ láy “lơ xơ” và “dáo dác” để gợi ra khung cảnh kinh hoàng, sự hoảng loạn đến cực độ của những ai trong buổi tan chợ ấy.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Nguyễn Đình Chiểu lại một lần nữa sử dụng phép đối và đảo ngữ trong hai câu thơ tiếp theo. Ông không lựa chọn viết “Cửa tiền Bến Nghé tan bọt nước” hay “Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây”. Thay vào đó, tác giả đã lựa chọn đưa Bến Nghé và Đồng Nai lên đầu câu. Ông muốn khẳng định những địa danh nổi tiếng và có hoạt động buôn bán sầm uất giờ đây cũng đã bị phá tan hoang.

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,

Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Hình ảnh ẩn dụ “trang dẹp loạn” chính là những anh hùng hào kiệt. Họ có ý chí kiên cường, bất khuất, dũng cảm đứng lên chiến đấu giặc ngoại xâm. “Rày đâu vắng” là câu hỏi vì sao họ vẫn chưa xuất hiện. Thông qua câu thơ này tác giả cũng muốn trách móc quân triều đình, vì sao lại hèn yếu và trốn chạy để giặc chiếm quê hương.

Xuyên suốt tác phẩm là những ngôn ngữ bình dị dân dã và đậm chất Nam Bộ. Tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật khác như phép đối đảo ngữ ẩn dụ và so sánh để nhấn mạnh về cảnh lầm than của quê hương. Bài thơ của ông đã khơi gợi cảm xúc yêu nước từ nhiều người đọc và lên án âm mưu xâm lược tàn Khốc áp của Pháp giai đoạn này.

Chạy Giặc là bài thơ có giá trị lịch sử to lớn, ghi lại sự kiện đó thường của nhân dân ta cuối thế kỷ 19. Tác phẩm này cũng thể hiện rõ sự lo lắng và tình yêu nước sâu sắc của tác giả. Đồng thời, tác phẩm cũng chính là bài ca cổ động tinh thần yêu nước, dám đứng dậy chống giặc ngoại xâm và hướng đến khát vọng độc lập, tự do.

Mẫu số 2 phân tích Chạy Giặc ngắn gọn

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam. Ông cũng là biểu tượng của lòng yêu nước trong cuộc chiến tranh xâm lược của nhân dân Nam Bộ. Chạy Giặc là một trong những kiệt tác thơ ca của ông, với nội dung thể hiện lòng yêu nước và lên án sự tàn ác của quân thực dân Pháp.

Toàn bộ tài thơ tái hiện lại xã hội Việt Nam trong thời kỳ bị thực dân Pháp xâm chiếm. Khung cảnh được vẽ lên đầy bi thương và hoang tàn, khiến cho người dân cảm thấy căm phẫn. Bài thơ được sáng tác trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, cụ thể là năm 1859, thực dân Pháp nổ súng xâm lược thành Gia Định. Bài thơ mở đầu bằng cảnh quân giặc nổ súng khiến cho khung cảnh tan chợ vốn yên bình, nay đã bị phá vỡ, người dân bị hoảng loạn chạy tứ phía.

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Hình ảnh “thế phút sa tay” thể hiện sự gián đoạn, tiếng súng xuất hiện một cách đột ngột, khiến cho người dân không kịp phản ứng. Cụm từ “Súng Tây” được sử dụng để thể hiện thái độ coi thường và lên án quân xâm lược. Ngôn ngữ cộc lốc được sử dụng để nhấn mạnh về hành động bạo lực của quân Pháp. Tiếp theo đó là những câu thơ được sử dụng từ ngữ sinh động và giàu tính gợi hình.

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay”

Cuộc sống hạnh phúc cùng gia đình bỗng dưng bị phá tan vì giặc tấn công, tất cả mọi người đều chưa có sự chuẩn bị. Ngay cả lũ trẻ nhỏ cũng phải “lơ xơ” bỏ chạy để tránh nạn. Bầy chim cũng phải “dáo dác” bay để tìm được những nơi ở an toàn hơn.

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Bến Nghé và Đồng Nai là những nơi có hoạt động giao thương sầm uất, nay cũng trở nên hoang tàn vì giặc Pháp xâm lược. Tiền của, tài sản của người dân bị cướp bóc trắng trợn. Thậm chí, nhà cửa của người dân cũng bị bốc cháy với làn khói đen nghi ngút. Khung cảnh đầy đau thương này khiến cho ai đọc đến cũng phải xúc động, cảm thương cho số phận của người dân lúc bấy giờ.

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này.”

Hai câu thơ cuối chính là tiếng kêu của sự thống khổ, xót xa phát ra từ trái tim nồng nàn yêu nước. Nguyễn Đình Chiểu không chỉ cảm thấy đau lòng vì quê hương bị hủy hoại, nhân dân phải rơi vào cảnh khốn cùng. Trong lòng ông còn cảm thấy rất thất vọng và tức giận khi quân triều đình không giúp đỡ trước cảnh quê hương bị giặc xâm lược. Hai dòng thơ cuối cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ những anh hùng có thể đứng lên dẹp loạn.

Bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu sử dụng những từ ngữ giản dị và gần gũi với người dân Nam Bộ. Với thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật, ông đã cho thấy một khung cảnh hỗn loạn khi giặc Pháp nổ súng xâm lược vào lúc tan chợ.

Thông qua những câu thơ được sử dụng biện pháp nghệ thuật một cách cẩn thận, Nguyễn Đình Chiểu cũng khẳng định về lòng yêu nước nồng nàn. Ông đại diện cho những người dân sống trong giai đoạn năm 1859, mong ước cuộc sống yên bình quay trở lại.

Xem thêm:

  • Trả lời câu hỏi Chạy giặc đọc hiểu SGK đầy đủ, chi tiết
  • Tuyển tập các mẫu phân tích bài văn Bồng chanh đỏ hay nhất

Kết luận

Khi phân tích bài thơ Chạy Giặc của Nguyễn Đình Chiểu Học sinh sẽ cảm nhận được nỗi lòng của dân tộc ta lúc bấy giờ. Từ những bài phân tích mẫu The POET (thepoetmagazine.org) tổng hợp , bạn có thể hiểu rõ hơn về lòng yêu nước nồng nàn và hiểu rõ tội ác giặc Pháp đã gây ra cho người dân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *