Mẫu phân tích Đảo Sơn Ca (Lê Cảnh Nhạc) Ngữ văn 8

Viết bài văn phân tích Đảo Sơn Ca ngữ văn 8 với dàn ý chi tiết cho học sinh tham khảo. Từ đó, ThePOETMagazine giúp bạn biết cách làm bài với nhiều dạng đề khác nhau.

Dàn ý phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca

Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Cảnh Nhạc và tác phẩm Đảo Sơn Ca trong chương trình văn 8.

Thân bài: Xác định chủ đề và ý nghĩa nội dung – nghệ thuật của bài thơ. Có thể chia thành 3 phần theo từng khổ thơ để phân tích.

  • Khổ đầu tiên: Cảnh sắc thiên nhiên kết hợp với âm thanh, màu sắc, mùi vị. Tất cả tạo nên bức tranh tuyệt đẹp về đảo Sơn Ca.
  • Khổ thứ hai: Vẻ đẹp cảnh vật trên đảo.
  • Khổ cuối: Hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ liên tưởng đến anh lính đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước.

Bài thơ sử dụng từ ngữ và hình ảnh mang tính gợi tả để vẽ một không gian bình yên.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật. Liên hệ bản thân qua tác phẩm.

phân tích tác phẩm đảo sơn ca
Tham khảo dàn ý phân tích bài thơ

Phân tích tác phẩm Đảo Sơn Ca

Học sinh có thể tham khảo bài văn mẫu bài thơ Đảo Sơn Ca trong tuyển tập phân tích văn học lớp 8 Chân trời sáng tạo. Qua đó, bạn sẽ hiểu cách viết để áp dụng vào bài văn của mình.

Đảo Sơn Ca ngữ văn 8
Tổng hợp mẫu văn phân tích Đảo Sơn Ca

Bài phân tích Đảo Sơn Ca – Lê Cảnh Nhạc mẫu 1

Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ chuyên sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ của ông luôn thể hiện tình yêu quê hương đất nước to lớn. Cũng chính nhờ cảm xúc dâng trào dành cho Tổ quốc ấy, ông đã sáng tác được rất bài thơ hay day dứt trong lòng người đọc. Nổi bật trong những tác phẩm ấy phải kể đến bài thơ Đảo Sơn Ca. Bài thơ không chỉ khắc họa chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, mà còn cho ta thấy vẻ đẹp oai hùng của người lính trẻ canh gác hải đảo.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp với màu xanh non của cây bàng hòa cùng mùi nắng tươi mới nơi hải đảo.

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

Thiên nhiên Sơn Ca được bao trùm bởi những hàng cây bàng xanh tươi. Bên cạnh đó, cảnh vật nơi đây còn được tô điểm thêm màu sắc đỏ tươi của những bông hoa giấy dưới trời nắng vàng rực rỡ. Nhờ những bông hoa điểm xuyết mà cảnh quan đảo Sơn Ca trở nên sống động và rực rỡ hơn cả. Không chỉ thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác mà tác giả còn cho ta thấy vẻ đẹp hải đảo bằng cả khứu giác và thính giác. Ta có thể cảm nhận được mùi nắng nơi đây ấm áp biết nhường nào nhờ khứu giác. Có thể nói rằng, mùi nắng nơi đây vô cùng đặc biệt bởi nó chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển cả. Mùi hương ấy hòa quyện, khiến ta lưu luyến và không thể nào quên được. Tiếp đến, nhà thơ cho ta thấy vẻ đẹp hải đảo qua thính giác. Tiếng chim hót líu lo bên hiên nghe như rót mật vào tai tạo nên khung cảnh bình yên nhưng không nhàm chán.

Tiếp theo, nhà thơ cho ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của đảo Sơn Ca qua khổ thơ thứ hai.

Mái chùa cong veo chiều cổ tích

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời

Hình ảnh mái chùa cong veo gợi ta liên tưởng đến một khung cảnh cổ kính. Đó là nơi ta thường được nghe người lớn kể khi còn bé. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa ấy bịn rịn và bình yên hơn cả. Thêm vào đó, tác giả cho ta biết được rằng mùa khô trên đảo thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy vậy, cây cối nơi đây vẫn luôn xanh mướt như muốn vẫy gọi những chú chim trời bay đến làm tổ. Khung cảnh nơi đây mang một vẻ đẹp tươi mát và hùng vĩ. Vẻ đẹp ấy không thể nào chỉ diễn tả bằng lời, mà ta cần cảm nhận bằng mọi giác quan.

Kết thúc bài thơ, Lê Cảnh Nhạc lại cho ta thấy hình ảnh của người lính và những cánh chim. Hình ảnh này như một lời tuyên bố rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau. Từ đó, tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ

Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ khiến người đọc không khỏi liên tưởng đến hình ảnh người lính đứng canh giữ hải đảo. Ngoài ra, tiếng chim vẫn kêu vang lảnh lót suốt bốn mùa đã khiến không khí nơi đây luôn rộn ràng và sôi động. Tác giả đã liên tưởng tiếng chim rơi trước nòng súng tựa như tiếng sáo diều. Âm thanh ấy gợi cho ta cảm giác yên bình đến lạ. Tác giả đã miêu tả hình ảnh chim và người có sự liên kết với nhau. Bởi cả chim và người đều đang xây dựng cột mốc tiền tiêu. Chim và người trở nên hòa hợp đã tạo nên một bức tranh đẹp đến rung động lòng người.

Bài thơ được tác giả sử dụng từ ngữ mộc mạc và giản dị, kết hợp với đó là hình ảnh mang tính gợi tả. Tất cả những nét nghệ thuật ấy đã vẽ ra một khung cảnh tuyệt đẹp và hùng vĩ của đảo Sơn Ca.

Qua bài thơ, Lê Cảnh Nhạc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo bình yên. Qua những câu thơ, ta như được dạo quanh hải đảo Sơn Ca và chiêm ngưỡng tận mắt vẻ đẹp ngút ngàn ấy. Và qua đó, ta được chiêm ngưỡng hình ảnh của người lính ngày ngày canh giữ hải đảo, bảo vệ Tổ quốc.

Bài phân tích Đảo Sơn Ca ngữ văn 8 hay mẫu 2

Đảo Sơn Ca của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một tác phẩm đầy sức sống và chất chứa tình cảm. Bài thơ đã mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về cảnh đẹp trên đảo Sơn Ca. Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc đã sử dụng những từ ngữ miêu tả kết hợp với hình ảnh đậm chất thơ ta để vẽ ra khung cảnh thiên nhiên sống động và tươi đẹp nơi hải đảo. Qua đó, nhà thơ đã gửi gắm thông điệp về tình yêu quê hương đất nước và sự đoàn kết của con người Việt Nam ta.

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

Mái chùa cong veo chiều cổ tích

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ

Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã cho ta thấy một không gian tươi xanh với hình ảnh quả bàng vuông xanh nón. Hình ảnh quả bàng gợi ta liên tưởng đến biểu tượng của sự phát triển. Từ hình ảnh đó cho ta thấy một đảo Sơn Ca tươi trẻ và tràn đầy sức sống. Ngoài ra, hình ảnh ấy còn là đánh dấu cho sự đổi mới của đảo Sơn Ca theo thời gian. Quả bàng vuông xanh non màu lá gợi lên trong tâm trí người đọc một cảm giác tươi mát, tựa như lời mời gọi đến với thiên nhiên hoang sơ và sống động nơi biển đảo.

Đặc biệt, tác giả đã sử dụng mùi của nắng thơm để vẽ ra một không gian ấm áp. Thật vậy, ta có thể cảm nhận vẻ đẹp Sơn Ca bằng cả thị giác và khứu giác, mùi thơm ấy tạo cảm giác bình yêu và gợi ta liên tưởng đến buổi sáng tươi mới trên đảo. Nắng Sơn Ca không chỉ đơn giản là nguồn sáng mà đó còn là nguồn năng lượng và sức sống dồi dào của hòn đảo. Mỗi tia nắng như một lời chào đón và mời gọi ta đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây.

Tác giả tiếp tục cho ta thấy hình ảnh của hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy. Hình ảnh hoa giấy là tượng trưng cho sự rực rỡ và sức sống mãnh liệt trên đảo. Hoa giấy đỏ như những điểm chấm phá trong cảnh sắc tươi xanh tự nhiên của đảo, tạo nên một sự kết hợp hài hòa và vô cùng quyến rũ. Màu đỏ của hoa giấy cũng là điểm đặc biệt cho bức tranh thiên nhiên bởi hoa giấy mang ý nghĩa của sự đam mê và nhiệt huyết.

Chim hót líu lo như rót mật trước hiên nhà được tác giả miêu tả rất sinh động. Qua âm thanh tiếng chim hót, ta cảm nhận sâu sắc về cuộc bình yên hàng ngày trên đảo. Tiếng chim hót vang tạo nên âm thanh tươi mới, tựa như một bản giao hưởng của thiên nhiên bao la. Hình ảnh chim hót không chỉ đơn thuần miêu tả một cảnh quan thiên nhiên, mà đó còn là một phần của cuộc sống của người dân trên đảo. Hình ảnh ấy cho ta thấy sự chăm sóc và  tình yêu thương của người dân đối với cảnh vật thiên nhiên.

Tiếp theo đó, tác giả cho ta thấy hình ảnh độc đáo của mái chùa cong veo. Mái chùa là hình ảnh mang vẻ đẹp giá trị tinh thần truyền thống và linh thiêng. Hình ảnh ấy tạo nên một không gian bí ẩn tựa như trong truyện cổ tích. Không chỉ vậy, hình ảnh mái chùa đã trở thành biểu tượng của sự bảo vệ và gắn kết của người dân trên đảo. Nơi đây là chốn giúp họ cảm thấy bình yên hơn cả.

Âm thanh của tiếng cầu kinh là một yếu tố đặc trưng của bài thơ. Tiếng cầu kinh không chỉ đơn giản là âm thanh của những lời cầu nguyện, mà còn thể hiện đời sống tâm linh và truyền thống văn hóa của người dân trên đảo. Âm thanh ấy đã tạo nên một cảm giác yên bình và thanh tịnh. Tác giả miêu tả tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm thanh và tâm trạng. Qua đó, giúp người đọc cảm thấy yên bình và tĩnh lặng.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ được tác giả nhắc đến để thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ của con người đối với thiên nhiên. Không chỉ có vậy, hình ảnh anh lính trẻ đứng canh bảo vệ tổ chim như biểu tượng của sự quan tâm và tình yêu thương. Qua đó giúp ta liên tưởng đến những người lính đang ngày đêm bảo vệ hải đảo và Tổ quốc Việt Nam ta. Âm thanh tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều đã tạo nên sự chuyển động và sự đối lập trong bức tranh thiên nhiên của nhà thơ. Điều này dường như để ẩn dụ cho sự đấu tranh để bảo vệ và giữ gìn của con người đối với sự sống tự nhiên. Hình ảnh này gợi cho ta một cảm giác hồi hộp, mạnh mẽ. Đồng thời cho ta thấy sự nhìn nhận sâu sắc hơn về tình hình môi trường đang ngày càng thay đổi tiêu cực như hiện tại. Cuối cùng, tác giả nhắc đến đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót. Mỗi mùa đều mang đến những trạng thái khác nhau đã tạo nên một sự đa dạng và phong phú về cảm xúc và trải nghiệm trong lòng người đọc. Hình ảnh chim và người xây cột mốc tiền tiêu tượng trưng cho sự gắn kết và cống hiến của con người nơi đảo Sơn Ca. Hình ảnh này gợi nên một cảm giác yêu thương và sự quý trọng của con người đối với quê hương.

Bài thơ Đảo Sơn Ca mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc và tình cảm về đảo Sơn Ca. Với nghệ thuật miêu tả được sử dụng qua từng câu thơ, tác giả đã cho ta thấy được tình yêu và sự kỳ diệu của thiên nhiên. Qua đó, Lê Cảnh Nhạc muốn truyền tải thông điệp về bảo vệ môi trường và ý nghĩa của việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống.

Đảo Sơn Ca được vẽ ra với một bức tranh thiên nhiên hoang sơ và kỳ diệu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những người yêu thơ ca. Từ đó, ta có thể thấy rằng bài thơ là một tác phẩm tuyệt vời và đáng trân trọng.

Phân tích bài thơ Đảo Sơn Ca
Phân tích Đảo Sơn Ca ngữ văn 8 hay và có chọn lọc

Bài phân tích thơ Đảo Sơn Ca ngữ văn 8 ngắn gọn mẫu 3

Bài thơ Đảo Sơn Ca của nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một sáng tác đầy sức sống và tình cảm. Bài thơ mang đến cho người đọc những trải nghiệm tuyệt vời về khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp trên đảo Sơn Ca.

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

Mở đầu bài thơ là không gian xanh tươi của quả bàng vuông xanh non màu lá. Quả bàng hiện ra như một biểu tượng của sự tươi mới và phát triển. Hình ảnh này mang đến cho đảo Sơn Ca vẻ đẹp của sự tươi trẻ và sức sống mãnh liệt. Tiếp theo đó, tác giả sử dụng khứu giả để miêu tả mùi thơm của nắng Sơn Ca. Qua đó, tác giả đã để tạo nên không gian ấm áp và thơm mát. Mùi hương của nắng khiến người đọc liên tưởng đến vẻ đẹp dịu dàng và bình yên mỗi sớm mai trên đảo. Hình ảnh cây hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy hiện ra tượng trưng cho sức sống và sự rực rỡ trên đảo. Màu đỏ hiện ra như một nét điểm xuyết trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của đảo Sơn Ca. Hoa giấy đỏ tạo nên cảm giác huyền bí nhưng đầy quyến rũ. Bức tranh thiên nhiên tiếp tục được tác giả miêu tả qua âm thanh của tiếng chim líu lo. Âm thanh này tựa như một hình ảnh sống động về cuộc sống con người trên đảo. Từ đó, tạo nên không gian tươi vui và rộn ràng hơn bao giờ hết.

Mái chùa cong veo chiều cổ tích

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời

Ở khổ thơ thứ hai, Lê Cảnh Nhạc mở ra một không gian thiêng liêng, nơi có những mái chùa cong veo và tiếng cầu kinh. Hình ảnh của mái chùa cong veo đã tạo nên một không gian bí ẩn, khiến người đọc như đang lạc vào một thế giới cổ tích. Ngoài ra, tiếng cầu kinh lại gợi cho ta cảm giác thanh bình. Tiếp theo đó, tác giả cũng nhắc đến mùa khô trên đảo, mùa khô ấy hiện ra “khát từng giọt mưa” tượng trưng cho sự mong chờ và hy vọng của người dân trên đảo. Dù mùa khô không có mưa nhưng bức tranh thiên nhiên tươi xanh vẫn như đang gọi mời đàn chim tới làm tổ và trú ngụ. Sự hòa hợp của thiên nhiên đã tạo nên một khung cảnh đảo Sơn Ca bình yên và đẹp đẽ.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ

Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

Hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ là biểu tượng của sự quan tâm và yêu thương. Qua đó, tác giả cho ta thấy sự chăm sóc và bảo vệ của con người đối với thiên nhiên. Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều tạo nên một sự chuyển động và nét đối lập trong bức tranh yên bình. Cuối cùng, tác giả đã nhắc đến hình ảnh đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót. ĐIều này tượng trưng cho sự thay đổi và thử thách trong cuộc sống. Bởi mỗi mùa trong năm thay đổi đều mang đến những trạng thái khác nhau bao gồm từ mùa xuân tươi mới cho đến mùa đông lạnh giá. Hình ảnh chim và người xây cột mốc tiền tiêu ở cuối bài thơ được tác giả nhắc đến như nét tượng trưng cho sự gắn kết con người đối với đảo Sơn Ca. Hình ảnh này không chỉ đẹp mà còn mang đến một cảm giác yêu thương và gắn bó mãnh liệt giữa con người và thiên nhiên.

Thông qua bài thơ Đảo Sơn Ca, Lê Cảnh Nhạc đã cho ta thấy một bức tranh thiên nhiên phong cảnh tuyệt đẹp. Với nghệ thuật miêu tả tài tình của tác giả, ta có thể cảm nhận cảnh sắc tươi đẹp ấy qua âm thanh và màu sắc. Từ đó, mang đến cho người đọc những trải nghiệm thú vị về cuộc sống con người trên đảo.

Xem thêm:

  • Chuẩn bị soạn bài Đảo Sơn Ca lớp 8 Chân trời sáng tạo, trả lời câu hỏi SGK
  • Tuyển tập phân tích Cây sồi mùa đông nhiều dạng đề

Kết luận

Phân tích Đảo Sơn Ca với dàn ý chi tiết sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về bài thơ. Qua đó, học sinh biết cách áp dụng vào bài văn phân tích của riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *