Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng & nhân vật Trần Quốc Toản
Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng với những bài văn mẫu hay, đa dạng dạng đề để bạn tham khảo. Đây là những bài được tổng hợp từ nhiều nguồn văn mẫu lớp 8 Kết nối tri thức, bạn có thể xem để có ý tưởng cho bài làm của mình.
Dàn ý phân tích tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Mở bài: Giới thiệu tác giả và tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Thân bài:
Bối cảnh diễn ra cuộc yết kiến:
- Thời gian: tháng 11/1282
- Hoàn cảnh đất nước: Quân Nguyên định mượn đường nước ta để đánh Chiêm Thành, Vua mời các vương hầu tìm kế sách ứng phó.
- Tâm trạng Trần Quốc Toản: Nôn nóng, bứt rứt muốn được tham gia bàn việc nước.
=> Bằng lối kể chuyện xen lẫn với ý nghĩ của nhân vật, tác giả đã thành công trong việc miêu tả quang cảnh tại bến Bình Than vào ngày diễn ra sự kiện.
Cuộc yết kiến với vua Thiệu Bảo của Trần Quốc Toản
Nhân vật Trần Quốc Toản:
Khi đứng trên bến Bình Than:
- Hành động: “đứng thẫn thờ”, “mắt giương to đến rách”, “rong ngựa tìm vua quên ăn uống”, “muốn xô mấy người lính”, “muốn thét to”
- Suy nghĩ: “sẽ quỳ trước mặt xin quan gia cho đánh”, “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn lại”, “đến quan gia còn hỏi kế, sao ta là người gần gũi quan gia chẳng hỏi một lời”
=> Không phục, bất lực, sốt ruột, lo lắng => xô ngã lính để xuống bến
Khi bị quân Thánh Dực ngăn xuống bến:
- Lời nói: đe dọa, cương quyết “không buông ra, ta chém”.
- Hành động: “tuốt gươm”, “trừng mắt”, “mặt đỏ bừng”, “vung gươm múa tít”, “giằng co với đám quân lính”
=> dũng cảm, cương quyết, kiên định, một mực muốn yết kiến vua.
Khi nói chuyện với Chiêu Thành Vương:
- Hành động: “cúi đầu thưa”, “đứng phắt dậy”, “mắt long lên”
- Lời nói: gấp gáp, cương quyết, thể hiện rõ lập trường.
- Sự tức giận của Hoài Văn trước ý kiến chủ hòa.
Khi nói chuyện với vua Thiệu Bảo:
- Hành động: chạy xồng xộc, quỳ xuống tâu vua, tiếng nói như thét, đỡ lấy quả cam, tạ ơn vua,…
- Lời nói: kiên quyết, dũng cảm “Xin quan gia cho đánh, cho giặc mượn đường là mất nước.
=> Tuy tức giận nhưng vẫn giữ được khuôn phép khi yết kiến vua
=> Yêu nước, căm thù giặc sâu sắc
Nhân vật vua Thiệu Bảo
Tình huống lúc đó:
- Về lý: Trần Quốc Toản làm trái lệnh vua -> phải chịu tội
- Về tình: Trần Quốc Toản lo việc nước việc dân -> đáng khen ngợi
Cách vua giải quyết:
- Nói rõ lí do trước mặt quan lại:
- Vẫn không cho phép Trần Quốc Toản tham dự hội nghị
- Bù lại cho chàng cam quý và khích lệ tinh thần vì nước vì dân
=> Vua Thiệu Bảo là một vị vua anh minh, đức độ, trọng người tài
Trần Quốc Toản sau khi yết kiến vua
- Hành động: “lủi thủi bước lên bờ”, “quắc mắt”, nắm chặt bàn tay lại”, “tay rung lên vì giận dữ”, “hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt”, “hầm hầm trở ra”
- Suy nghĩ: “chỉ có việc đánh việc gì phải bàn đi bàn lại”, “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua,…”
=> Tâm trạng của Hoài Văn: tức, không cam lòng, vừa hờn vừa tủi
Hành động bóp nát quả cam:
- Thể hiện tinh thần yêu nước cháy bỏng của Trần Quốc Toản
- Tính cách quyết liệt, kiên định, mạnh mẽ của Trần Quốc Toản.
- Khát vọng bảo vệ đất nước của quân và dân ta
Nghệ thuật:
- Đan xen ý nghĩ của nhân vật với lời kể, khắc họa rõ nét tính cách nhân vật
- Ngôn ngữ mang màu sắc lịch sử
Kết bài: Cảm nhận, đúc kết lại về giá trị nội dung, thông điệp tác giả muốn gửi gắm
Bài mẫu phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Các mẫu bài phân tích được sưu tầm giúp bạn tham khảo cho bài viết của mình. Cụ thể:
Lá cờ thê sáu chữ vàng – một tác phẩm văn học xuất sắc, một bức tranh hào hùng của lịch sử dân tộc
Câu chuyện lấy bối cảnh nhà Trần trong cuộc chiến với quân Nguyên lần thứ hai đã nêu cao ý chí anh dũng của chàng tướng trẻ, một lòng trung quân ái quốc, căm thù quân xâm lược. Vì còn là một thiếu niên, tính còn bồng bột, đôi lần Hoài Văn không thể giữ được bình tĩnh, nhưng đáng quý hơn là ngọn lửa căm thù trong lòng chàng cũng vì thế mà lúc nào cũng ngùn ngụt cháy.
Cả hai lần tham chiến trên núi và trên sông nước, Hoài Văn đều vô cùng bình tĩnh đối mặt với quân địch, chưa một lần chùn bước. Trước thế địch rất mạnh, chàng không hề lo sợ mà xông vào quân địch như xông vào chốn không người. Đối mặt với Toa Đô – viên tướng giỏi nhất của nhà Nguyên, chàng không vì thế mà nao núng, mặc kệ hắn là ai, với Hoài Văn chàng chỉ coi đó là giặc và nhiệm vụ của chàng là phải giết hắn. Hào khí Đông A từ lâu đã không phải là điều gì xa lạ, khí thế ngút trời của quân đội nhà Trần mãi mãi là một tiếng vang lớn truyền mãi đến muôn đời, những chiến tích lừng lẫy ngày ấy vẫn còn ghi dấu ấn trên chính non sông đất nước Việt Nam.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản một lần nữa sống dậy cùng hào khí ấy như chính hai câu thơ trong Đại Nam quốc sử diễn ca:
Hoài Văn tuổi trẻ chí cao
Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công
Bằng sức tưởng tượng và sáng tạo trong một cốt truyện phong phú giàu các chi tiết đặc sắc, Nguyễn Huy Tưởng đã làm sống dậy cuộc chiến hào hùng đẫm máu và nước mắt để đổi về nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Khắc họa một cách chân thực các sự kiện lịch sử, con người, dân tộc. Đặc biệt hình ảnh một Hoài Văn hầu vốn có rất ít tư liệu lịch sử nói đến lại chợt hiện lên một cách chân thực rõ ràng đến khó tin.
Bên cạnh đó, tác phẩm hướng về độc giả thiếu nhi nên có tinh thần giáo dục vô cùng sâu sắc về lòng yêu nước, căm thù giặc đặc biệt biết rất nhiều về giai đoạn lịch sử có thể nói là đáng tự hào nhất của dân tộc.
Đọc lại phần soạn văn 8 Lá cờ thêu sáu chữ vàng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng cho bài viết. Nội dung của bài được hướng dẫn chi tiết cùng thông điệp, ý nghĩa để bạn đọc hiểu rõ thông điệp tác giả muốn truyền đạt.
Phân tích nhân vật Trần Quốc Toản trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Khi đã có đội quân của riêng mình, Quốc Toản không tìm đến triều đình mà thẳng tiến truy tìm quân giặc, bởi chàng biết đến với triều đình rồi cũng bị đuổi trở về, chi bằng chính minh cho mọi người thấy khả năng của mình. Hoài Văn cùng sáu trăm chiến sĩ dương cao lá cờ thắm thêu sáu chữ vàng do chính tay mẹ chàng thêu, lá cờ với dòng chữ đề mà theo Hoài Văn nghĩ: “Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt. Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn khởi, cho kẻ địch kinh hồn”. Đó chính là “Phá cường địch báo hoàng ân.”
Sáu chữ ấy không chỉ là một lời thề sắt son với tổ quốc mà còn là lòng quyết tâm của chàng, vừa khẳng định chính mình, vừa noi theo gương cha, không thể ngồi yên khi nước sắp rơi vào tay giặc.
Trải qua một đoạn đường dài, Hoài Văn cùng các tướng sĩ của mình cũng đến được một vùng đồi núi. Tại dây, sau những hiểu lầm chàng kết nghĩa anh em với Nguyễn Lộc ở trại Ma Lục. Cũng chính ở nơi này, chàng có trận chiến đầu tiên với quân Nguyên, lần đầu tiên, ngọn lửa của hào khí Đông An trong Hoài Văn bùng cháy một cách mãnh liệt nhất, quét sạch bọn giặc ngoại xâm. Tiếng tăm về chàng tướng trẻ tài giỏi với lá cờ thêu sáu chữ vàng ngày càng vang xa. Khi Chiêu Thành Vương đuổi theo tên phản quốc Trần Ích Tắc vô tình rơi vào vòng vây của địch, trong giờ phút ông sắp không chống cự được nữa, Trần Quốc Toản xuất hiện. Chiêu Thành Vương không thể ngờ đến chàng tướng trẻ vang danh kia chính là cháu ruột của mình, trong sự bất ngờ ấy còn xen lẫn cả sự tự hào, chính trong trận chiến giải vây cho chú, Hoài Văn đã bước đầu cho mọi người thất rõ bản lĩnh của mình.
Được triều đình công nhận, Quốc Toản về dưới trướng của Hưng Đạo Vương, chờ thời cơ phản công quân địch. Tuổi trẻ nóng nảy, chàng nhiều lần vì không thể nhẫn nại muốn bỏ đi lên Ma Lực hợp quân cùng Nguyễn Lộc, đánh một trận kinh hoàng. May mắn là bên Trần Quốc Toản luôn có vị tướng già trung thành khuyên ngăn cùng với lời dạy dỗ của Chiêu Văn Vương, Quốc Toản tiếp tục nghiên cứu binh pháp, rèn luyện võ thuật. Cũng trong thời gian này, hai chữ “Sát thát” được chàng khắc trên cánh tay, xé da thịt mà in sâu vào tận xương cốt, nung nấu chí căm hờn từng ngày.
Cuối cùng thời cơ cũng đến, Hưng Đạo Vương quyết định cử Chiêu Văn Vương lãnh binh xuất quân, Hoài Văn cũng xin theo và sau khi thử lòng chàng, Hưng Đạo Vương đồng ý. Đây là trận đánh lớn đầu tiên trong cuộc đời Hoài Văn, không giống trận chiến trước đó, lần này tên giặc mà chàng phải đối đầu là Toa Đô – tên tướng giỏi nhất của quân Nguyên. Điều ấy cũng không khiến Hoài Văn lo lắng, ngược lại làm chàng mong chờ không thế nào yên, chỉ muốn mau được giáp mặt giặc mà đánh cho chúng tơi tả, đánh cho chúng không còn manh giáp.
Quốc Toản được Chiêu Văn Vương cử làm tướng tiên phong, dụ quân địch vào bẫy, khi quân giặc mất cảnh giác xuôi thuyền trên con sông không một bóng người thì quân Hoài Văn tiến lên, cả đoàn thuyền chỉ chừng bốn năm chục chiếc giăng hàng ngang, dũng mãnh xông thẳng về phía đoàn thuyền chiến của quân địch. Trước một Toa Đô cao lớn, mặt mày hung hãn, Hoài Văn không hề nao núng. Chàng trước tiên giết trước tiên phong của quân giặc để hạ nhuệ khí của chúng. Khi Toa Đô dùng chùy sắt giáng xuống đầu chàng, “Hoài Văn choáng váng, hai chân loạng choạng và cả cái thuyến suýt nữa lật nhào” nhưng chàng quyết không lùi bước, một lần nữa lại tiến lên, lần thứ hai chạm trán với Toa Đô, chàng đã dùng hết sức nhưng vẫn không giết được hắn. Hai lần thất bại, Hoài Văn không nhụt chí mà cẩn thận xem lại tình hình quân địch. Lần thứ ba, chàng nhảy lên thuyền giặc, khi Toa Đô vẫn mãi đánh đằng mũi, Hoài Văn xông đến, đá phốc vào cánh tay cầm thùy của hắn làm vũ khí lợi hại nhất của tên tướng giặc rơi xuống sông…
Tinh thần anh dũng chiến đấu của Trần Quốc Toản được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng miêu tả trong tiểu thuyết Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tấm gương ngời sáng về lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi khi đất nước có giặc.
Đọc thêm các bài phân tích Quang Trung đại phá quân Thanh để hiểu tinh thần yêu nước của ông cha ta. Tất cả đều nỗ lực không ngừng để giữ vững chủ quyền, bảo vệ độc lập dân tộc.
Vẻ đẹp của Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Hoài Văn mang trong mình một tình yêu nước to lớn qua tác phẩm, ta có thể thấy rõ tinh thần yêu nước đã được nuôi dưỡng trong tâm hồn của Hoài Văn từ rất nhỏ. Ngay đầu đoạn trích ta thấy Hoài Văn đã cố gắng xin xuống thuyền rồng để gặp nhà vua bày tỏ lòng mình. Khi mọi người đều được lên thuyền, Hoài Văn đã rất tủi thân, tác giả đã xen lẫn ý nghĩ của Hoài Văn: “Cha mất sớm, nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này”. Khi thấy các vương hầu họp bàn việc nước, Hoài Văn dám chắc các vị có ý cho quân Nguyên Mượn đường vào đánh Chiêm Thành hoặc chống cự. Trong ý nghĩa, chàng muốn được xuống thuyền rồng bàn việc nước, quỳ trước mặt và xin quan gia cho đánh.
Lời nói “Cháu còn ít tuổi thật. Nhưng ví bằng quân Nguyên sang cướp nước ta, thì cháu cũng xin theo các chú, các bác đi đánh giặc”. Chính vì lòng yêu nước nồng nàn đó chàng đã không màng tất cả, ngay cả mạng sống của mình, kiên quyết xông vào để gặp vua “Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước”. Tuy còn nhỏ nhưng Hoài Văn đã biết suy nghĩ cho nước nhà, mong muốn được góp sức bảo vệ đất nước: “Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi quốc biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn. Cháu chưa đến tuổi dự bàn việc nước, nhưng cháu có phải là giống cỏ cây đâu mà ngồi yên được” nhưng mong muốn đó không được chấp nhận. Chỉ vì nhỏ tuổi hơn các anh trai “dăm sáu tuổi” mà không được tham gia bàn việc nước nên khiến tâm can Trần Quốc Toàn nóng như lửa đốt. Thậm chí chàng còn có suy nghĩ xô ngã lính để chạy xuống nơi quan quân bàn bạc thế sự, chi tiết đó đủ để ta hiểu được tấm lòng yêu nước, lo cho dân của chàng. Đường đường là một bậc nam nhi khí phách oai hùng sao có thể dửng dưng trước cảnh nước nhà đang khốn khó. Càng nghĩ chàng càng thêm nôn nóng, chàng quyết định xô ngã lính để tâu với nhà vua. Thế nhưng tài của chàng khó mà được nhà vua công nhận bởi trong mắt vua “chàng như một đứa trẻ”. Không được vua trọng dụng nhưng sao mà trái được lệnh vua chàng chỉ biết “bóp nát quả cam trong tay từ lúc nào”. Phải chăng chàng bóp nát quả cam không phải vì giận hờn vua mà vì căm hờn giặc ngoại xâm đến nối muốn nghiền chúng thành trăm mảnh? Đó quả thực là lòng yêu nước thương dân. Ngày ngày, chàng chăm chỉ luyện tập, chàng quyết tâm trên bến Bình Thanh rằng: “Rồi xem ai giết được giặc, ai báo được ơn vua xem ai hơn, ai kém. Rồi triều đình sẽ biết tay ta”.
Tình yêu nước mãnh liệt đó đã gợi trong Hoài Văn sức mạnh và ý chí đánh giặc. Ý nghĩa quyết tâm đạt đến đỉnh điểm được thể hiện qua chi tiết Hoài Văn bóp nát quả cam vua ban. Qua đó ta thấy được một tấm lòng yêu nước lớn lao. ý chí kiên cường, không ngại thử thách để bảo vệ nơi mình sinh ra và lớn lên của Trần Quốc Toản.
Trần Quốc Toản là một tôn thất nhà Trần với công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai. Ông đã sống và cống hiến hết mình vì sứ mệnh của dân tộc.
Kết luận
Phân tích Lá cờ thêu sáu chữ vàng với bài mẫu đã được chia sẻ với đa dạng dạng đề. Bạn có thể xem gợi ý từ The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/) để có ý tưởng cho bài viết hoặc hiểu hơn về ý nghĩa bài học.