Phân tích bài thơ Nhớ đồng Tố Hữu (cấu tứ và hình ảnh)

Phân tích bài thơ Nhớ đồng là đề thi thường gặp khi kiểm tra Ngữ văn lớp 8 kì I. The POET tổng hợp một số bài điểm cao của học sinh gợi ý đáp án để bạn tham khảo.

Dàn ý phân tích Nhớ đồng

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.

Thân bài:

1/ Nỗi nhớ quê hương:

  • Âm hưởng tiếng hò gợi nhớ về quá khứ.
  • Những hình ảnh bình dị lần lượt hiện lên.
  • Sử dụng điệp cấu trúc câu và điệp từ để diễn tả nỗi nhớ khắc khoải, da diết.

2/ Nhớ về bản thân ở những ngày tháng chưa bị giam cầm:

  • Khoảnh khắc tự do theo đuổi lý tưởng sống.
  • Mạch cảm xúc tự nhiên.
  • Niềm vui sướng tự hào.

3/ Trở về thực tại trong nhà giam:

  • Nỗi buồn sâu lắng.
  • Tiếp tục là câu thơ gợi nhớ quê hương.

Phân tích nghệ thuật bài thơ Nhớ Đồng:

  • Thể thơ bảy chữ
  • Ngắt nhịp linh hoạt 4/3 và 3/4
  • Điệp từ, điệp cấu trúc câu.
  • Giọng thơ da diết, trữ tình.
  • Hình ảnh chọn lọc, gần gũi, bình dị.

Kết luận:

Đúc kết về giá trị tác giả muốn gửi gắm.

Bạn có thể đọc lại bài thơ Nhớ đồng để hiểu tại sao dàn ý được xây dựng như trên.

Bài mẫu phân tích bài thơ Nhớ đồng

Tổng hợp những bài văn tham khảo, phân tích cấu tứ bài thơ Nhớ đồng mới nhất. Đây là bài được chọn lọc từ bài thi học sinh giỏi hoặc do các thầy cô gợi ý đáp án.

Các dạng phân tích văn học lớp 8 Chân trời sáng tạovăn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức có định hướng đề khác nhau nhưng nhìn chung sẽ đi theo dàn ý kể trên. Bạn có thể tham khảo để có ý tưởng khi viết bài:

Phân tích tác phẩm Nhớ đồng bài 1

Bài thơ Nhớ đồng được Tố Hữu viết vào tháng 6 năm 1939, bốn tháng sau khi nhà thơ bị mật thám bắt về cầm tù. Toàn bài thơ là nỗi nhớ tha thiết quê hương và những khoảnh khắc trong quá khứ.

Mở đầu bài thơ là lối nói so sánh được nhà thơ nêu ra như để xác định tâm thế cô đơn của chính mình:

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!”

Nhà thơ như tự hỏi chính lòng mình để rồi tự khẳng định tâm trạng của chính mình. Đây chính là tâm trạng cô đơn, quạnh vắng và cồn cào nhớ thương. Câu thơ như một tiếng thở dài, buồn đến da diết.

Sau hai câu thơ mở ra như lời bộc bạch tâm sự, nhà thơ lần lượt cho ta thấy rõ nỗi nhớ nhung trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng:

“Đau gió cồn thơm đất nhả mùi

… Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi …

Từ “đâu” được Tố hữu lặp lại năm lần liên tiếp làm cho nỗi nhớ như càng được nhân lên dồn dập, làm cho sự trống vắng mất mát hụt hẫng trong lòng nhà thơ nhân lên đến xót xa. Vì vậy, có thể nói “đâu” đã trở thành tiếng gợi nhớ thương đến cồn cào, da diết. Và nỗi thương nhớ hiu quạnh ấy được trải dài ra bởi:

“Giữa dòng ngày tháng âm u đó

Không đổi nhưng mà trôi cứ trôi”

nhớ đồng kết nối tri thức
Phân tích bài Nhớ Đồng của Tố Hữu

Đây không phải là hai câu thơ chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong bài thơ. Nó còn trở đi trở lại liên tục tới ba lần nữa, như một ám ảnh, với sự thay đổi chút ít về mặt hình thức.

“Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!”

Điều được nhấn mạnh ở đây chính là một thời gian đầy vắng lặng: buổi trưa trong một không gian có lẽ cũng chẳng lấy gì làm rộng rãi. Bởi thế nên nỗi nhớ về ruộng đồng quê mới xuất hiện, tha thiết khôn nguôi. Đó là một nỗi nhớ có chiều sâu, nghĩa là nó trở đi trở lại không phải chỉ có một, hai lần. Người ta chỉ nhớ về ruộng đồng quê hương – một không gian quen thuộc, khoáng đãng, khi rơi vào một trong hai trường hợp: Một là đã xa quê lâu ngày, mà nỗi nhớ quê trở thành một nỗi day dứt; Hai là từ một không gian giam hãm chật hẹp, hướng về một không gian khoáng đạt, tự do. Tố Hữu rơi vào cả hai trường hợp này. Chính vì vậy, nỗi nhớ đồng càng trở nên tha thiết:

“Ôi ruộng đồng quê hương nhớ ơi!”

Nhớ về đồng quê là nhớ quê hương, là nhớ đến những cảnh sắc êm đềm, gần gũi, tựa như tĩnh lặng:

“Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi…”

“Đâu những đường cong bước vạn đời …”

“Đâu những chiều sương phủ bãi đồng …”

Thân thuộc quá! Dường như đâu đây có cả mùi nồng của đất, mùi thơm của hoa, mùi mát mẻ dịu nhẹ của sương chiều chậm xuống trên từng ô ruộng nhỏ. Đấy là mùi của quê hương! Là mùi mang đến sự bình lặng cho tâm hồn con người. Làng quê ấy là cội rễ sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Trở về làng quê là trở về cái gì yên ả, gần gũi, là tìm về với những cảm giác mà chẳng nơi nào có được.

Sau nỗi nhớ trở về cảnh quê là nỗi nhớ về những con người nơi thôn dã:

“Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hi vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai”

Hình ảnh con người trong bài thơ là hình ảnh những người lao động lam lũ, gắn bó với đồng ruộng, quê hương. Họ là linh hồn của đất quê, đồng quê mộc mạc. Chính những con người cần cù lam lũ đã làm nên một hồn quê hiền lành, chất phác, khoai sắn tình quê rất thật thà.

Nỗi nhớ đồng quê dào dạt trở về trong tâm trí chàng thanh niên trẻ. Nhưng tất cả chỉ là quá vãng, tất cả không còn hiện diện ở hiện tại. Liên tục suốt hơn nửa bài thơ, Tố Hữu lặp đi lặp lại câu hỏi: “đâu”. Tất cả là gần gũi, tất cả là thân thương, nhưng tất cả đã cách biệt, quá xa xôi. Vậy nên gợi lên một nỗi nhớ thương không chỉ thiết tha mà còn hết sức chua xót trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi rơi vào trong im lặng, không thể có câu trả lời.

Tố Hữu không chỉ đơn thuần giãi bày và bộc lộ cái tôi giàu cảm xúc. Ông đã xem con đường thể hiện cảm xúc trữ tình của cái tôi cá nhân là dòng suối nhỏ đổ về đại dương, là con đường để hòa nhập với nhân dân, với con người. Thơ Tố Hữu không dừng ở lời nói,. Thơ của ông còn là hành động, là ý chí sắt đá, là quyết tâm cao độ cho mục đích cao cả của đời mình. Thơ ông đã là tiếng nói thôi thúc biết bao thế hệ trên con đường đấu tranh cách mạng.

Nếu chưa tự tin khi viết bài, hãy xem lại đọc hiểu, soạn bài Nhớ đồng để có những lý thuyết chung nhất về tác phẩm. Từ đó, việc phân tích của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Phân tích bài Nhớ đồng của Tố Hữu bài 2

Nhắc đến Tố Hữu, các nhà phê bình và nghiên cứu văn học thường gọi ông là lá cờ đầu, hay cánh chim đầu đàn của nền thơ ca Cách mạng Việt Nam. Quả thật chặng đường thơ của Tố Hữu gần như đi sát với chặng đường đấu tranh cách mạng gian khổ của toàn dân tộc. Trên chặng đường gian lao ấy, bó hoa đầu tiên mà Tố Hữu dâng tặng cho đời là tập thơ Từ ấy (xuất bản năm 1946).

Từ ấy là tiếng hát hân hoan nồng nhiệt của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống, say mê lí tưởng hăng hái đấu tranh cách mạng. Từ ấy tập hợp những sáng tác của Tố hữu trong mười năm (1937 – 1946). Nội dung tập thơ được chia làm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Trong đó, phần Xiềng xích vẫn được xem là hay hơn cả. Bài thơ Nhớ đồng được viết vào tháng 7 năm 1939, trong nhà tù ở Huế được xem là một trong những bài thơ tiêu biểu trong phần này.

Ngay từ nhan đề bài thơ đã toát lên một vẻ rất chân thực và gần gũi: Nhớ đồng. Như vậy, chủ đề của bài đã hiện lên khá rõ nét: Nỗi nhớ thương đồng ruộng và quê hương.

Mở đầu bài thơ là hai câu chất chứa bao tình cảm chân thành:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Đây không phải là hai câu thơ chỉ xuất hiện duy nhất một lần trong toàn bài thơ. Nó còn trở đi trở lại liên tục tới ba lần nữa như một nỗi ám ảnh với sự thay đổi chút ít về mặt hình thức.

Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!

Điều được nhấn đi nhất lại ở đây chính là một thời gian đầy vắng lặng: buổi trưa trong một không gian có lẽ cũng chẳng lấy gì làm rộng rãi. Bởi thế nên nỗi nhớ về ruộng đồng quê hương mới xuất hiện, tha thiết khôn nguôi. Đó là một nỗi nhớ có chiều sâu, nghĩa là nó trở đi trở lại không phải chỉ có một hai lần.

Người ta chỉ nhớ về ruộng đồng quê – một không gian quen thuộc, khoáng đãng, day dứt. Hai từ một không giam giam hãm chật hẹp, hướng về một không gian khoáng đạt, tự do. Tố Hữu rơi vào cả hai trường hợp này. Chính vì vậy, nỗi nhớ đồng càng trở nên tha thiết: Ôi ruộng đồng quê hương thương nhớ ơi!.

Nhớ về đồng quê là nhớ về quê hương, là nhớ đến những cảnh sắc êm đềm, gần gũi tựa như tĩnh lặng:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi …

Đâu những đường cong bước vạn đời …

Đâu những chiều sương phủ bãi đồng …

phân tích nhớ đồng
Phân tích bài thơ mới nhất

Thân thuộc quá! Dường như đâu đây có cả mùi nồng của đất, mùi thơm hương hoa, mùi má mẻ dịu nhẹ của sương chiều chậm xuống trên từng ô ruộng nhỏ. Đấy là mùi của quê hương! Là mùi mang đến sự bifh lặng cho tâm hồn con người. Làng quê, ấy là cội rễ sâu thẳm tâm hồn mỗi người. Trở về làng quê là trở về cái gì yên ả, gần gũi, là tìm về với những cảm giác mà chẳng nơi nào có thể mang về được.

Sau nỗi nhớ về cảnh quê là nỗi nhớ về những con người nơi thôn dã:

Đâu những lưng con xuống luống cày

… Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trời những sớm mai.

Hình ảnh con người trong bài thơ là hình ảnh những người lao động lam lũ, gắn bó với đồng ruộng,quê hương. Họ không phải là linh hồn của đất quê, đồng quê mộc mạc. Chính những con người cần cù lam lũ đã làm nên một hồn quê hiền lành, chất phác, khoai sắn tình quê rất thật thà.

Nỗi nhớ đồng quê dào dạt trở về trong tâm trí chàng thanh niên trẻ. Nhưng tất cả chỉ là quá vãng, tất cả không còn hiện diện ở hiện tại. Liên tục suốt hơn nửa bài thơ, Tố Hữu lặp đi lặp lại câu hỏi: đâu … Tất cả đều gần gũi, tất cả đều thân thương. Nhưng tất cả đã cách biệt, quá xa xôi. Vậy nên gợi lên một nỗi thương nhớ không chỉ thiết tha mà còn hết sức chua xót trong tâm hồn tác giả. Câu hỏi rơi vào trong im lặng, không thể có câu trả lời.

Tố Hữu không chỉ đơn thuần giãi bày và bộc lộ cái tôi giàu cảm xúc. Ông đã xem con đường thể hiện cảm xúc trữ tình và cái tôi cá nhân là dòng suối nhỏ đổ về đại dương nhân dân, là con đường để hòa nhập với nhân dân, với con người. Thơ Tố Hữu không dừng ở lời nói. Thơ ông còn là hành động, là ý chí sắt đá, là quyết tâm cao độ cho mục đích cao cả của đời mình. Thơ ông đã là tiếng nói thôi thúc biết bao thế hệ trên con đường đấu tranh cách mạng.

Bên cạnh Nhớ đồng, phân tích tác phẩm Những chiếc lá thơm tho cũng là đề thi thường gặp. Nếu bạn muốn tìm thêm văn mẫu cho chủ đề này, hãy xem để có ý tưởng cho bài viết.

Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu – mẫu 3

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật, con người, đồng bào, đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế.

Tháng 7 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ Từ ấy phần Xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập Từ ấy.

Cô đơn thay ta là cảnh thân tù

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Đó là cảm giác rõ nhất khi Tố Hữu bị bắt, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Vì vậy một âm thanh, một tiếng động nào bên ngoài dội vào cũng gợi lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ da diết khôn nguôi. Không phải là tiếng chim tu hú khắc khoải gọi hè như trong bài thơ Khi con tu hú, mà là một tiếng hò quen thuộc của đồng quê:

Gì sâu bằng những trưa thương nhớ

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

Bài thơ gợi từ tiếng hò thân thuộc trở thành điệp khúc trở đi trở lại: Nỗi thương nhớ, nỗi hiu quạnh. Bằng cách lặp đi lặp lại 4 lần hình ảnh một tiếng hò, nhà thơ đã nói lên sự đồng cảm với tâm trạng cô đơn, cảm giác lạnh lẽo của người tù.

Tiếng hò như một điểm nhấn gợi nhớ, khiến cho bao nhiêu hình ảnh quen thuộc của đồng quê hiện về:

Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi

Đâu ruồng tre mắt thuở yên vui

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?

Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê hương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con người, mùi hương, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen dãi gió dầm mưa, hiền như đất, rất thật thà:

Đâu những lưng cong xuống luống cày

Mà bùn hy vọng nức hương ngây

Và đâu hết những bàn tay ấy

Vãi giống tung trờ những sớm mai?

Đó là những người dân cày quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Đó là người nông dân với luống cày vất vả, gian nan, lưng còng theo năm tháng. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn “nức hương”, Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Nhà thơ tiếp tục nỗi nhớ của mình với các hình ảnh: sương, lúa, tiếng xe lùa nước, giọng hò. Tất cả đều là hình ảnh, âm thanh thân thuộc của đồng quê. Và nhà thơ nhớ da diết những hình ảnh ấy. Từ nỗi nhớ ấy, nghĩ về cảnh tù đày của bản thân, một chút chạnh lòng chợt len lỏi trong tâm khảm của nhà thơ cách mạng:

Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, ôi thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!

Tất cả những gì quen thuộc nhất, thân thương nhất, nhưng giờ đây đâu cả rồi. Một câu hỏi lớn vang lên không lời đáp như là một nhát dao đâm vào lòng người tù, trở nên đau đớn, xót xa. Giờ đây, khi ở trong lao, mọi thứ đã cách biệt và trở nên xa xôi hơn bao giờ hết. “Chao ôi thương nhớ” điệp húc được lặp lại hai lần trong câu thơ đã thể hiện nỗi nhớ da diết khôn nguôi của nhà thơ. Và trong nỗi nhớ thương ấy, hiện lên hình ảnh người mẹ già –  người mà tác giả nhớ nhất trong nỗi nhớ của mình.

Mạch thơ tiếp diễn với nỗi nhớ thương da diết, dâng trào. Khi người ta nhớ, ngườ ta thương mà không được nhìn, không được ngắm, không được trở về để yêu thương thì càng khiến con người day dứt, thêm cồn cào ruột gan. Và sau những thoáng buồn thương cho cảnh ngộ của mình trong tù, người chiến sĩ thết tha yêu cuộc sống lại kiên trì – đấu tranh với những giây phút yếu mềm để vượt lên. Anh nhớ lại hình ảnh của chính mình của những ngày xưa, từ cái thời “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, theo mãi vòng quanh quẩn” để có ngày đến với cách mạng, gặp gỡ lí tưởng cộng sản. Và thế là người tù lại khát khao tự do, thèm muốn được thoát khỏi lao tù để được sống, chiến đấu và cống hiến vì sự nghiệp cách mạng.

Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

Say hương đồng vui cao hát

Trên chín tầng cao bát ngát trời

Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trờ tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù.

Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một tiếng hò đưa hố não nùng. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi, khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh ngườ chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu.

Xem thêm:

Kết luận

Phân tích Nhớ Đồng Tố Hữu giúp bạn gợi nhớ quê hương, cánh đồng lúa, cánh cò bay. Đồng thời, bạn có thể hiểu thêm thông điệp được tác giả gửi gắm về việc yêu thương và trân trọng hiện tại.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet