7+ Mẫu phân tích Nổi buồn chiến tranh và các nhân vật

Phân tích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh để hiểu thêm giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc. Với đề tài chiến tranh quen thuộc, tiểu thuyết tiếp cận dưới góc độ mới mẻ hơn, miêu tả chân thực những mất mát về cả thể xác và tâm hồn mà những người lính đã phải gánh chịu.

Dàn ý phân tích tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là một tiểu thuyết tiêu biểu của nền văn học đổi mới. Để phân tích tác phẩm một cách hiệu quả, bạn có thể dựa trên dàn ý do The POET gợi ý như sau:

1/ Mở bài

Giới thiệu sơ lược về tác giả và tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Nếu một số điểm nổi bật về nội dung hoặc thông điệp chính mà tác phẩm hướng tới để người đọc có cái nhìn tổng quan nhất.

2/ Thân bài

Câu chuyện xoay quanh Kiên – một người lính với những mảnh ký ức rời rạc, không có bối cảnh cụ thể. Mỗi sự kiện được tái hiện là một phần đau thương, bộc bạch rõ hơn về con người sâu thẳm bên trong nhân vật.

  • Ký ức về chiến tranh tàn khốc với sự ra đi của đồng đội, nạn đào ngữ và những câu chuyện tâm linh trong rừng già sâu thẳm,…
  • Ký ức về câu chuyện tình yêu nồng nàn giữa chàng trai Kiên và Phương nhưng bị chiến tranh và thực tại tàn phá một cách tàn nhẫn.

=> Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật và nghệ thuật tu từ được tác giả sử dụng để khắc họa những tổn thương sâu sắc về cả thể xác và tâm hồn.

Trở về với hiện thực, trong mắt người khác, Kiên chỉ là một nhà văn cấp phường kỳ quặc. Tình yêu với Phương đã chết, cuộc sống của cô chỉ là sự thờ ơ và khinh nhờn.

=> Phân tích cụ thể để hiểu thêm về những mất mát lớn lao của những người ở lại sau cuộc chiến tranh tàn khốc. Từ đó, giúp bạn đọc thêm đồng cảm và thấu hiểu hơn với những trái tim cô độc, nát vụn.

3/ Kết bài

Tóm lược lại thông điệp mà và giá trị nhân văn mà tác phẩm gửi gắm đến người đọc sau khi phân tích văn 12 Nỗi buồn chiến tranh. Đưa ra cảm nhận riêng của bản thân về lòng biết ơn và trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời bình.

phân tích nỗi buồn chiến tranh
Nỗi buồn của chiến tranh là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học đổi mới

Mẫu phân tích tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh

Tham khảo các bài mẫu phân tích hay về nhân vật Kiên, nhân vật phương trong Nỗi buồn chiến tranh dưới đây:

Mẫu 1 – Hình tượng nhân vật Phương trong Nỗi buồn chiến tranh

Trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh, không chỉ có nhân vật Kiên, tính cách nhân vật Phương cũng nổi bật và đáng chú ý. Trong từng câu, từng chữ của truyện với nỗi buồn phảng phất đến xé lòng của Kiên còn có cả nỗi cay đắng dai dẳng của Phương được miêu tả cụ thể.

Nhìn lại các tác phẩm văn học đương đại trong cả truyện ngắn, tiểu thuyết lẫn thơ ca, hình ảnh phụ nữ trong chiến tranh được hiện ra với cảm giác nhanh nhẹn, tháo vác, đóng các vai trò như thanh niên xung phong hoặc giao liên cho bộ đội ở chiến trường. Cạnh đó, cũng có những cô gái giữ vững hậu phương, chung thủy đảm đang, thay thế chồng, con ra trận, sẵn sàng làm mọi việc của cánh đàn ông. Họ năng động trong phạm vi của mình nhưng lại thường được đơn giản, sơ lược đời sống tinh thần của những con người ấy. Nếu có, các tác giả cũng chỉ mô tả qua những giọt nước mắt sụt sùi rồi người phụ nữ lại phải cứng cỏi, mạnh mẽ một cách khó hiểu.Có người cho rằng, đó chính là tính cách đặc trưng của người Việt Nam, là hình ảnh lý tưởng thường được nhắc đến trong văn học.

Ở Phương, chúng ta không thấy được cách mô tả ấy. Trong Nỗi buồn chiến tranh, hình mẫu của cô khác hẳn và có thể nói là ngoại lệ. Nếu bắt đầu từ trước ngày súng nổ, cô gái đã có nhận thức mới, khác hẳn với góc nhìn của phụ nữ cùng thời trong bộ truyện hoặc thơ khác. Cô không giống Kiên lao vào hành động, mà cô có cái nôn nao khó tả, đó là dự cảm, là giác quan thứ sáu rằng sắp tới có thể xảy ra một điều lớn lao. Sự nhạy cảm của cô gái khiến người đọc cảm nhận được cô tinh tế hơn hẳn so với người bạn trai cùng tuổi. Chính Phương đã nói ra những điều lớn lao ấy, một cách trực tiếp, dường như lịch sử đã ứng vào miệng cô.

Khi Phương và Kiên đi nghỉ, buổi tối bên bờ biển, nơi đó có sự huyền bí của thời điểm mặc khải, cũng là lúc mở ra những điều bí mật. Từ lúc chưa ai nhận ra, chính cô gái lại cảm nhận được chiến tranh đang đến gần. Những gì Phương phản ứng trước thực tại cũng rất bất ngờ nhưng cũng thật hợp lý. Một lần nữa, người đọc lại cảm nhận được sự sâu sắc của cô gái so với người bạn trai của mình. Cô không sống với cuộc đời trước mắt, cô còn sống vì ký ức từ thưở xưa, thưở cha ông hào hùng với những tác phẩm Chinh phụ ngâm hay lời ru qua câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông – Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.

Ở Phương đang dần tiếp nhận chiến tranh sắp đến dù súng chưa nổ. Chính cô cảm nhận và rơi vào trạng thái lạc lõng so với những người cùng thời (trong đó có Kiên) điều đó cũng chứng tỏ cô gái nhạy cảm này có sự thấu hiểu sâu sắc về thời đại mình đang sống, một cách nghĩ khiến người nghe phải nghi ngờ.

Nói chung, nếu đối chiếu với thông lệ hay với quá khứ, Phương đã vượt qua mọi thang bậc chung để đánh giá về phụ nữ. Chính tác giả cũng để cô thể hiện sự lạ đời của mình qua hình ảnh Phương đứng gần với cha Kiên hơn khi ông họa sĩ đốt tranh và bị một số người cho là giả tạo. Nhưng với logic nhân vật, cách sắp xếp này lại hợp lý bởi cả hai thường nhận họ là những kẻ lạc loài và sự thật họ đúng là con người của nhân đạo, của sự vĩnh cửu.lạ thường, một cách hiểu mới mẻ đến mức người ta phải nghi ngờ.

Với sự đánh giá dựa trên hiểu biết và trình độ của mình, Phương đã đoán đúng thời cuộc sẽ diễn ra. Từ đó, cô gái phải tự mình tìm sức mạnh nội tại, sức mạnh tinh thần để hòa với xã hội cùng thời điểm. Bản thân cô thuộc mẫu trí tuệ bản năng, điểm này đã giúp Phương không cứng nhắc mà có thể linh hoạt, sắp xếp cảm xúc cho phù hợp với từng thời điểm. Chính sự điều chỉnh này khiến cô như khác người nhưng lại trở thành một điểm hợp lý bình thường, bởi trong cô có cái nhạy cảm mà người khác không có, nhưng chính cô lại lảng tránh với sự thật mà mình đã phán đoán ra.

Trước đây, không ít lần có những bài đánh giá về sách của Bảo Ninh, kèm theo đó là gợi nhớ đến phim hay truyện được làm về chiến tranh như Khi đàn sếu bay qua hoặc Bài ca người lính. Trong những câu chuyện ấy, người phụ nữ được vẽ nên rất điển hình. Họ sẵn lòng để người yêu ra đi nhưng trong lòng đau đớn xiết bao, rồi đến khi chính bản thân họ cũng không thể chống trọi nổi cảm giác cô đơn, suy sụp, mòn mỏi chờ đợi

Trong những lần bàn về cuốn sách của Bảo Ninh, một số người có nhắc tới nền văn học xô – viết viết về chiến tranh, và những bộ phim làm theo nền văn học đó kiểu như Khi đàn sếu bay qua hoặc Bài ca người lính.

Trong những tác phẩm ấy, các nhân vật nữ hiện lên như những con người sẵn lòng để người yêu ra đi, nhưng trong lòng xiết bao đau đớn. Rồi ngay trong lòng hậu phương bản thân họ cũng bị vùi dập vì nỗi đau tinh thần và quay ra rượu chè chơi bời Suy cho cùng, đó cũng là yếu đuối tầm thường tồn tại trong con người chúng ta, không vì thế mà những con người ấy trở nên đáng trách, bởi họ cũng chỉ là nạn nhân của cuộc chiến.

Phương trong truyện Nỗi buồn chiến tranh dường như có nhiều nét giống với những nhân vật chính trong văn học hoặc phim ảnh Nga nói trên. Cô gái không kiêu ngạo “ví đay đổi phận làm trai được – thì sự anh hùng há bao nhiêu” (thơ Hồ Xuân Hương). Cô cũng hông cam chịu, gồng mình hi sinh, lấy đau khổ làm số phận cho cuộc đời mình. Nhưng nếu vậy, hình ảnh “con người Việt Nam” lý tưởng của người con gái ấy trong bộ truyện của Bảo Ninh?

Trước đó, hình ảnh của Phương đã được dẫn dắt thông qua lời nói của mẹ cô, rằng, cô có xu thế hoàn hảo và ước mơ nhập thân vào cuộc sống. Nhưng làm sao để hai phẩm chất trái ngược đó có thể dung hòa trong tính cách của một người? Bởi sự sống luôn vô thường, dang dở, khó có thể hoàn hảo. Muốn hoàn thiện, người ta trước sau phải đối diện với nhiều lần gãy nát, đổ vỡ. Cũng may ở cô gái ấy, sự nhạy cảm vẫn thuộc phần nhiều. Cô từ bỏ ao ước ban đầu để giữ lại cho mình phẩm chất thứ hai và dần thích ứng một cách tự nhiên. Cô chấp nhận phá bỏ nguyên tắc dù điều iện ra sao, cô có thể đầu hàng cũng có thể giả tạo, từ bỏ chính mình, miễn sao được sống.

Dù có đời sống tinh thần phong phú nhưng cô cũng nhận ra có một thứ còn quan trọng hơn tất cả chính là sự tồn tại. Cô đã sớm nhận thức và hiểu ra điều đó. Trước nhất, cô thích ứng dần trước sự thay đổi không thể kiểm soát dưới tác động của chiến tranh. Bước ngoặc này đến ở nhà ga Thanh Hóa ngay khi có Kiên bên cạnh. Lúc ấy, cả hai từ Hà Nội vào và vừa phải trải qua một cuộc hành trình kinh hủng. Tiếp đến, họ lại rơi vào một cái ga bị ném bom, cô lạc Kiên và rơi vào tay một gã khốn nạn.

Khó có thể so sánh về sự đau đớn của Kiên và Phương ai lớn hơn ai, nhưng ở đây ta cảm nhận được sự mất mát của Phương là quá lớn. Nhưng cách phản ứng của cả hai khiến người đọc phải bất ngờ. Sau cơn lê lết đau đớn ê chề, Phương hồi phục nhanh chóng, nhưng trong biểu hiện của người bạn trai, cô vẫn lộng lẫy, “mềm mại”, “mịn màng” “tuyệt mỹ”:

Nhưng dù sao đi nữa, với Kiên, sự thích ứng của Phương chính là tội lỗi. Anh cảm nhận rằng cô đã phản bội, đã đầu hàng, đã “quỳ gỗ trước cái số phận mới mẻ”, chàng thanh niên không tha lỗi cho cô gái vì để cho kẻ khác xúc phạm mà lại quên ngay được và trở về sống bình thường dễ dàng. Cái anh mong muốn là bạn gái phải tự xỉ vả bản thân, phải xấu hổ muốn chết đi. Nhưng Phương lại ngược lại, cô coi tai họa như cái gì đến tất đến, không có mặc cảm phạm tội, không bị ràng buộc bởi quan điểm của người cùng thời mà có phần cổ lỗ. Với cô, lúc này chung thủy hay phản bội không có ý nghĩa gì cả.

Ít người hiểu tại sao tác giả đưa tình tiết này làm cao trào và là phần kết của câu chuyện, xem như chìa khóa để mở ra tâm lý nhân việt. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự sâu sắc của Phương vượt xa so với Kiên, cô đã trở thành con người khác, cô thấu hiểu bản thân mình dù trước đây không cảm nhận được,  không hiểu hết được và tất nhiên, Kiên cũng chưa bao giờ nhìn thấy hết được con người của cô gái.

Ban đầu Phương đã thích ứng với chiến tranh, đến khi giai đoạn này kết thúc, cô lại dần thích ứng với hậu chiến, một cách tự nhiên, nhưng thực thế, đây là giai đoạn dài với nhiều cung bậc. Nhiều người cũng bắt đầu so sánh về Phương và Kiên khi chiến tranh đã đến hồi kết: Trong khi Kiên vẫn đang tìm kiếm ở quá khứ sứ mệnh của mình, Phương hoàn toàn ngược lại.

Cô không chìm đắm trong quá khứ, trở thành một kẻ khát rượu, và chỉ nghĩ về những chuyện đã qua. Cô thẳng thắn, lúc lại quanh co nhưng luôn kiên trì: chuyện hôm qua không thể giải thích, cách sống của hiện tại là quên hết chuyện đã qua. Và như kết cục tất yếu, cả hai không thể bên nhau khi khác biệt quá nhiều, Phương bỏ đi trong sự tiếc nuối, thương nhớ khôn nguôi của Kiên. Cô đi như lãng quên tuyệt đối. Với Phương, quyết định này là hợp với logic và tính cách của cô. Nếu Kiên chỉ theo đuổi những chuyện đã qua, Phương có con đường dài hơn và rộng hơn. Kiên hào hứng và miên man trong những ký ức cũ vì anh vẫn là mình, vẫn giữ bản thân trong chiến tranh. Còn với Phương, bề ngoài có vẻ nhởn nhơ với vẻ đẹp nguyên vẹn nhưng chính cô đang dần thích ứng với thời đại. Nhờ vậy, cô vẫn tồn tại cho đến ngày nay, chỉ là không còn bóng dáng của cô gái hôm qua.

Nhìn có vẻ như Phương đang lạc lõng, nhưng có lẽ chính cô lại là tổ hợp của tính cố hữu mà người Việt nào cũng có trong máu. Nếu tách ra nhìn lại đời sống tinh thần của xã hội thời chiến, chính tính cách của Phương đã khiến Nỗi buồn chiến tranh có thêm một tầng ý nghĩa.

Phương với Bảo Ninh không phải cách để ca ngợi vẻ đẹp phái nữ như nhiều nhà văn, nhà thơ khác vẫn thực hiện. Trong cả tiểu thuyết, người ta cảm nhận được cô là hậu phương, là nền tảng vững chắc để Kiên dựa vào, là yếu tố làm nên tư tưởng chủ đạo của tiểu thuyết.

Có Phương, người ta có thể so sánh với tính cách của Kiên, so về cách nhìn đời, cách đối diện và cách phản ứng của mỗi người. Có đôi khi cả 2 đồng hành và thông cảm cho nhau. Phương là vẻ đẹp mà Kiên khó vươn tới. Nhưng đến khi đối diện với mặt tối của chiến tranh, Phương chấp nhận để tồn tại, cô trở nên thực tế hơn hẳn nếu so với nỗi đau của Kiên. Cô ra đi để lại cho Kiên nuối tiếc, hình ảnh của Phương là đại diện tiêu biểu cho một cuộc đời vừa gần gũi nhưng cũng có nhiều điểm bí ẩn. Nhân vật của cô tồn tại để biểu hiện cho sự mệt mỏi sau thời chiến, sau những năm tháng méo mó, người ta muốn nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường, muốn tìm lại sự bình yên bất chấp hiểu rõ mọi sự cũng chỉ là giả tạo.

Việc miêu tả hai nhân vật Phương và Kiên song song với nhau khiến cho hình ảnh con người trong chiến tranh được mở rộng theo  nhiều hướng. Ở đó, người ta cảm nhận được có nhiều dạng phản ứng dưới sự tác động của thời đại. Những người như Kiên và Phương vẫn tồn tại ở thời kỳ hậu chiến, dù không được hưởng ứng nhưng cách tác giả Bảo Ninh xây dựng đã khiến cho nhân vật trở nên logic và gần gũi hơn rất nhiều.

Mẫu 2 – Nhân vật Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh

Tác giả Bảo Ninh đã viết nên tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, đại diện cho lối tả thực, thẳng thắng mô tả về mặt trái của vinh quang sau cuộc chiến kết thúc. Cách hành văn lôi cuốn, xây dựng nhân vật với tính cách logic, nhất quán dưới sự ảnh hưởng của thời chiến từ trước khi chiến tranh nổ ra, trong cuộc chiến đến thời bình khiến tác phẩm trở nên đắt giá. Trong từng câu, từng chữ, Bảo Ninh đưa ta đến những cung bậc cảm xúc của nhân vật Kiên, một người lính may mắn sống sót sau cuộc chiến.

Bảo Ninh viết về nhân vật Kiên in đậm mùi chiến tranh từ trong xương tủy đến cơ thể và cả nội tâm. Dù may mắn sau bom rơi, lửa đạn, anh về với cuộc sống bình thường nhưng với anh lại lạ lẫm, không còn quen thuộc. Kiên lạ lẫm với cuộc sống hiện tại, cảm thấy xa lạ vì những gì đang trải qua. Anh phải chọn rượu, thuốc và cả viết lách để anh nhớ về những giây phút bình yên trong tâm hồn, để anh có thể tránh khỏi giấc ngủ nơi mà cơn mơ về các cuộc chiến lại trỗi dậy, nơi mà ở đó lại có chết chóc, đẫm máu, đồng đội hy sinh.

Tác giả Bảo Ninh sử dụng câu từ một cách trực diện, không hề viết bóng gió, ẩn dụ mà trực tiếp vẽ nên bức tranh đau thương mà Kiên đã trải qua. Ở đó bao trùm là nỗi buồn là sự đau khổ ngập trùng trải rộng từ đầu đến cuối. Những gì chúng ta nghe thấy qua phim, qua truyện chỉ là một phần rất nhỏ so với những thứ mà một người lính thực thụ phải trải qua. Khiến cho họ nay không thể sống như người bình thường, chính anh cũng thỉnh thoảng nhắc lại trong đời mình câu nói của thời chiến: “Có người nằm xuống thì có người mới được sống”. Quan điểm này chưa bao giờ đúng trong thời bình nhưng anh đã bị ám ảnh, ghi sâu trong tiềm thức. Bởi khi còn trong quân ngũ, đồng đội của anh thường xuyên phải đánh đổi cả tính mạng của mình, từng cái chết của thành viên trong đội trinh sát là sự hy sinh để Kiên được sống. Họ đã để lại phần đời còn lại cho Kiên, cũng chính nó khiến anh giằng xé nội tâm, khiến anh bị giày vò trong nỗi cô đơn mà chỉ anh có thể hiểu được.

Đọc từng câu, từng chữ, ta thấy được nội tâm đáng thương của người lính về với thời bình. Cái bóng của quá khứ quá lớn và chiếm lấy tâm trí của Kiên. Nhưng anh vẫn phải tồn tại, anh vẫn phải sống và phải tìm được hy vọng để trở về với cuộc đời bình thường dù hành trình đó chứa đựng nhiều đau khổ. Giấc ngủ với anh như một cuốn phim khi hết ký ức này đến hình ảnh khác ùa về, bản thân anh như chiếc rạp chiếu cứ đêm và là phim được phát sóng dù anh không muốn điều đó xảy ra, tất cả đã ám vào cuộc sống của Kiên hằng ngày, khiến anh phải mượn rượu để tỉnh táo, để quên đi tất cả. Và đó cũng là lý do anh phải thức thâu đêm để viết về quá khứ cuộc đời mình, chỉ như vậy, Kiên mới thoát khỏi xiềng xích đau thương, của một thời đã sống và chiến đấu, ghi lại cho những người đã nằm xuống.

Toàn bộ truyện có mạch không liên tục, có những lúc tưởng chừng tác giả Bảo Ninh sẽ phát triển thêm nhưng ông lại dừng tại đó. Cũng có những cái chết được tôn vinh, được nhắc đến như hiển nhiên. Tất cả đã ám ảnh cuộc đời của Kiên, ám ảnh vì quá khứ và dường như nhân cách của anh cũng bị hủy hoại. Nhớ lại lúc trước, anh vẫn còn là một cậu học sinh Chu Văn An 17 tuổi chính trực, cậu yêu Phương say đắm. Nhưng thời cuộc đổi thay khiến chuyện tình ấy chẳng kéo dài được bao lâu, quá trình cũng chẳng giống bất kỳ mối tình nào ở thời đó. Cái kết như đã đợi sẵn họ từ lâu, khi hai người yêu nhau nhưng tâm hồn không đồng điệu, sự rời xa như hiển nhiên và tất yếu. Trong tiểu thuyết, 2 nhân vật có 2 lần xa nhau. Ở lần đầu tiên, Kiên chủ động rời xa Phương khi nhận thấy cô quá dễ dàng chấp nhận hiện tại và đã đánh mất đi chính cô ở quá khứ. Lần 2 hai, Phương là người quyết định rời xa nhưng tác giả vẫn bỏ ngỏ về lý do của lần ra đi này. Rằng cô cho mình không xứng đáng với Phương nên ra đi hay vì cô bị thú vui hoan lạc ấy nhấn chìm từ lâu, hay bởi Phương nghĩ rằng Kiên sống vùi trong quá khứ, cuộc đời cô là hiện tại là tương lai nên cô phải ra đi tìm con đường khác.

Bởi, trong tiểu thuyết Kiên không thoát được cái bóng của quá khứ, chúng theo anh và ám ảnh anh cả trong mơ lẫn hiện thực. Có thể như người ta nói, tâm hồn Kiên quá nhạy cảm, chỉ một cơn gió cũng đủ kéo anh từ căn phòng nơi mình đang sống về với căn cứ chiến đấu ngay xưa, nơi đó có sự hy sinh của những người đồng đội. Chính những điều ấy đã ám ảnh Kiên từng ngày, anh chỉ sống trong những ngày xưa cũ, những ngày phải lao đi trong đêm để hy vọng ngày tươi đẹp sẽ đến, để rồi khi ngày ấy đã tới thật, anh lại chìm vào quá khứ, mộng tưởng về những chuyện đã qua. Kiên chọn viết lách để sống, để liên kết giữa hiện tại và quá khứ. Bóng đèn phòng anh được người dân ví von như ngọn hải đăng vì soi sáng khu phố nơi anh sống. Anh cũng được người khu này gọi là “nhà văn của phường tôi”. Chất liệu văn của anh dường như giống với Bảo Ninh, khi mỗi trang sách đều là tang thương, đau đớn tột cùng, những ám ảnh trong từng dấu chấm, dấu phẩy. Chẳng tự nhiên mà Kiên có chất văn như vậy, bởi anh đã trải qua những ngày tháng ấy, chính anh đi qua bom rơi, lửa đạn, chính anh phải trải qua nhiều đau thương.

Từ năm 17 tuổi, Kiên mất cả cha và mẹ, rồi sau đó, anh mất đi bóng hình người con gái mình yêu. Anh lao vào chiến đấu với vai trò của một trinh sát nhưng cuộc đời không cho Kiên được hạnh phúc. Anh không chết nhưng phải chứng kiến biết bao đồng đội phải hy sinh ngay trước mắt. Tất cả đã trở thành vết thương găm sâu vào tim, phổi dù vô hình như đau đớn dày xéo đến tận sau này khi đã trở lại với cuộc sống hằng ngày.

Gặp lại Phương rồi cô cũng bỏ anh đi, sau đó Kiên cũng có vài mối tình, người đáng thương nhất phải nói đến người đàn bà câm sống ở nơi từng là xưởng vẽ của bố Kiên. Kiên tìm tới người ấy để tâm sự, để kể hết về những tác phẩm anh đang thực hiện. Rồi đến khi người đàn bà câm ấy có tình cảm với mình, Kiên lại rời đi, chỉ để lại trang bản thảo mà không nói một lời. Dụng ý của tác giả khi nói về tất cả những gì còn lại của Kiên đều để lại cho người đàn bà câm có lẽ ám chỉ cuộc đời Kiên giờ không còn ai biết ngoài những người đã cầm trang bản thao. Chúng cũng chấm dứt như cách anh chọn rời đi, rời phố xá quen thuộc không hẹn ngày về. Nhưng, tác giả cũng mô tả người đàn bà câm rất nâng niu đống giấy chất đống ấy dù không trình tự và không theo quy chuẩn. Như một sự kỳ vọng, ngày nào đó Kiên sẽ trở về, để tiếp tục viết nên những trang sách mới, kể lại những hồi ức của ngày xưa.

Lúc này, ngôi kể của tiểu thuyết thay đổi, từ ngôi thứ ba chuyển đổi sang ngôi thứ nhất. Nhân vật tôi tìm đọc bản thảo của Kiên và bắt đầu cảm nhận, thương cảm cho những gì anh đã trải qua. Dần dần nhân vật tôi hiểu được Nỗi buồn chiến tranh mà chính nhân vật này cũng có, cũng đồng cảm và thấu hiểu cho những vấn đề Kiên đang gặp phải.

Nỗi buồn chiến tranh là quyển sách chứa đựng nỗi buồn sâu thẳm, những ký ức dằn xé và trong hơn 200 trang sách về nhân vật Kiên, về cuộc đời mà anh phải đối diện dưới sự tác động của chiến tranh, của thời cuộc. Đâu đó ở thực tại vẫn còn rất nhiều như anh, khi chiến tranh đã kết thúc, họ không thể sống một cuộc đời bình thường như những người khác, họ phải nỗ lực để vượt qua hoặc tìm con đường giải thoát cho tâm hồn của mình.

Mẫu 3 – Đánh giá về Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh được xuất bản lần đầu năm 1990, tiêu đề lúc đó do các biên tập viên của nhà xuất bản Hội nhà văn chọn là “Thân phận của tình yêu”. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 năm sau đó, quyển sách được tái bản với tiêu đề do chính tác giả lựa chọn “Nỗi buồn chiến tranh”. Cũng trong năm đó, quyển sách đã nhận được giải thưởng danh giá từ Hội nhà văn, nhưng chính vì lẽ đó đã dấy lên một hồi tranh cãi không ngừng trong số các tác phẩm nhận giải (tính đến ngày nay). Sau màn tranh cãi ấy, quyển sách gần như không còn xuất hiện trong các tác phẩm phê bình hay thảo luận về văn học Việt Nam thời kỳ ĐỔi mới.

Dù vậy, khi được giải, Nỗi buồn chiến tranh được dịch và giới thiệu tại nhiều quốc gia, nhận những phản ứng tích cực. Theo Independent (Nhật báo tại Anh): “Vượt ra ngoài sức tuởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyết chiến tranh vĩ đại của thế kỷ, Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Remarque (…) Một cuốn sách viết về sự mất mát của tuổi trẻ, cái đẹp, một câu chuyện tình đau đớn… một thành quả lao động tuyệt đẹp.

Sau khi tác phẩm ra đời 15 năm, những câu hỏi được đặt ra từ chính nó vẫn chưa có lời giải đáp. Rằng đây là quyển tiểu thuyết về tình yêu bi thảm trong chiến tranh (như cái tên được ban biên tập chọn “Thân phận của tình yêu) hay về “Nỗi buồn của chiến tranh”, những suy nghiệm của cá nhân về thực tại lịch sử?

Dù đáp án ra sao nhưng có thể khẳng định khi Nỗi buồn chiến tranh ra đời, Bảo Ninh đã thổi một làn gió mới trong giới nghệ thuật tiểu thuyết ở Việt Nam. Bởi các nhân vật của anh không mang tính ước lệ, không phải con người hành động, không kể tả hay tái hiện đời sống quanh nhân vật. Ngược lại, Bảo Ninh khắc họa thế giới nội tâm phong phú, đầy sự dằn vặt, những hồi ức đau thương và ám ảnh trong đó.

Toàn bộ truyện được giả định từ tình huống hư cấu, rằng đó là quyển tiểu thuyết của nhà văn, cựu chiến binh Kiên kể về tuổi thơ, tuổi trẻ và những tháng năm trên chiến trường và cuộc đời hậu chiến. Trong tiểu thuyết chính là hành trình viết tiểu thuyết của Kiên, được sáng tạo dựa trên sự xung đột, dằn vặt về tình thần của nhân vật này khi viết nên một bộ sách mãi không hoàn thành. Đến lượt mình, Nỗi buồn chiến tranh lại trần thuật (tôi), lộ diện ở phần cuối để hé lộ cho người đọc biết nhân vật này cũng là cựu chiến binh, sắp xếp và định dạng lại tác phẩm của Kiên.

Kết cấu nói trên chính là thách thức với người đọc ở Việt Nam (ít nhất là thời điểm tác phẩm ra đời). Nó không có cốt truyện mạch lạc, không có phân chia tuyến nhân vật vì tương hợp với đời sống tinh thần của Kiên, một thế giới đầy những ám ảnh. “Một sáng tác dựa trên cảm hứng chủ đạo của sự rối bời” bởi bản thảo cũng không được sắp xếp theo trình tự nào mà chỉ xếp chồng như tòa núi non.

Ngoài ra, trong tiểu thuyết của Bảo Ninh còn chứa đựng tính chất gây sốc cho người đọc bởi sự bạo hành và cái chết tràn ngập trong tác phẩm. Nếu cái chết của cha, dượng Kiên, của Can – lính đào ngũ là cái chết buồn thảm thì cái chết của những người đồng đội của Kiên là cái chết bi thảm, Cũng có những chất liệu hình ảnh được sử dụng trong tác phẩm mang tính chất sử thi chiến tranh với “mưa”, “cánh rừng đại ngàn”, “thời kỳ bài bạc”, “ma túy hồng ma”, mối quan hệ dị thường giữa những người lính trinh sát trong đơn vị của Kiên và những cô gái thủ kho trong rừng già. Cũng có hình ảnh về ngày chiến thắng nhưng nặng trĩu dự cảm kinh hoàng.

Có quan điểm cho rằng Nỗi buồn chiến tranh là “tiểu thuyết đen” về chiến tranh, chứa đầy rẫy hình ảnh kinh hoàng về giải phóng và những mảnh đời của cựu chiến binh trong giai đoạn hậu chiến.

Nhưng tôi cho rằng Nỗi buồn chiến tranh là tiểu thuyết chủ quan hóa triệt để. Những xung đột cơ bản trong truyện đều diễn ra trong chính nội tâm nhân vật. Mở đầu bằng cảnh mưa đầu tiên sau chiến tranh và cuộc hành trình đi tìm hài cốt đồng đội, cùng đó là dự cảm về những xung đột cơ bản Kiên sẽ gặp trong cuộc đời mình.  Những kỷ niệm mà “tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi”.

Và chính Kiên tự cho rằng mình đang nắm giữ thiên mệnh trong giai đoạn hậu chiến, để anh có thể sinh tồn và vượt qua khoảng thời gian này: Một là tìm lại và phục sinh quá khứ, hai là sáng tạo văn chương. Hai thiên mệnh ấy phải song song với nhau, cũng giúp bạn đọc hiểu về chân lý trong chiến tranh, trách nhiệm của người còn sống sau chiến đấu và ý nghĩa thực sự của việt viết lách.

Với Kiên, một người sống sót qua cuộc chiến nghĩa là mang món nợ với người đã khuất, bởi họ chết nên anh mới được sống, họ đã hy sinh vì cứu anh, cho thời bình của đất nước, anh cũng thú nhận:

“Thực ra thì trong chiến tranh Kiên được hưởng nhiều may mắn hơn thời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đã được sống, chiến đấu, trưởng thành lên bên những người đồng chí thật tốt. Tuy nhiên, giá của sự may mắn ấy là anh đã lần lượt mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội chí thiết nhất. Họ bị giết ngay trước mắt Kiên hoặc là đã chết trong vòng tay anh. Nhiều người đã chết để gỡ cho tính mạng Kiên. Nhiều người hy sinh bởi lỗi lầm của anh”.

Vì lẽ đó, Kiên đang sống và gánh vác trách nhiệm nói thay cho người đã mất, cho “đồng  đội thân yêu và ruột thịt, vô số và vô danh, những liệt sĩ của lòng nhân, đã làm sáng danh đất nước này và đã làm nên vẻ đẹp tinh thần cho cuộc kháng chiến, để làm cho tiếng nói chung của một thời đại đau thương nhưng huy hoàng, những ngày bất hạnh những chan chứa tình người” để bản thân anh không quên lãng họ, không bị sự vô tình của hòa bình thản nhiên nuốt chửng. Đó cũng là lẽ sống để anh tồn tại, níu kéo anh ở lại cho đến giờ phút này khi tinh thần đã sụp đổ và cái chết có thể ập đến bất kỳ lúc nào. Vì vậy, với anh “thiên chức văn chương cũng chính là thiên chức cuộc đời”.

Ba tuyến nhân vật được gắn liền với cuộc đời của Kiên gồm: người thân (cha mẹ, dượng), những người phụ nữ và những người đồng đội. Phần lớn đều hiển hiện trong bóng hình của quá khứ của hoài niệm, dù không có miêu tả, không có tiểu sử, một số nhân vật thậm chí chỉ có lời nói vang vọng trong suy nghĩ của Kiên.  Trong các tuyến hồi tưởng ấy, hình ảnh về đồng đội của anh luôn gắn liền với cái chết để phản ánh tính chất hai mặt của chiến tranh. Bởi chúng gắn liền với bạo lực tăm tối, hủy diệt và trà đạp con người, khơi dậy  sự tàn bạo trong con người, sự dửng dưng với cái ác. Vì vậy, vết thương lớn nhất mà chiến tranh để lại chính là sự chà đẹp lên nhân tính.  Về phía khác, chính cái chết lại phản ánh được vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của sự hi sinh. Điều đó được đúc kết trong một chân lý thật đơn giản:

“Những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh: mình chết thì bạn mình sống!”

Hình ảnh người phụ nữ trong hồi tưởng của Kiên là ánh sáng cứu rỗi nhưng cũng là nạn nhân của chiến tranh. Tất cả đã tập trung trong nhân vật Phượng, người phụ nữ xuyên suốt quyển tiểu thuyết. Phượng là tình yêu tuổi trẻ, là sức mạnh của Kiên khi chiến đấu nhưng Phượng cũng là nạn nhân khi cô bị làm nhục ngay trong giờ khắc khởi đầu cuộc chiến. Mối tính của họ mãi mãi là mối tình dang dở với những vết thương chắp vá không bao giờ lành lại.

Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện phảng phất nỗi buồn, suy tư, đau đớn của các nhân vật và sự tàn phá kinh khủng của chiến tranh. Sự hi sinh của người lính, tình yêu tan vỡ, nhân phẩm của phụ nữ bị chà đạp đã được gợi tả rõ nét trong từng trang, từng câu, từng chữ của bộ truyện.

Mẫu 4 – Phân tích những chi tiết ám ảnh trong Nỗi buồn chiến tranh

Kể từ năm 196 khi các tác phẩm văn học dần được đổi mới, hình tượng chiến tranh và con người cũng được nhìn nhận dưới góc nhìn khác. Chiến tranh được soi chiếu đa chiều, đặc biệt là khai thác sâu vào mặt trái, mặt tối bị vùi lấp. Nỗi buồn chiến tranh của Bao Ninh ra đời cho ta cảm nhận cách nhìn mới lạ về đề tài này.

Nhân vật trong tiểu thuyết là một trong những người trong cuộc đang nói về thời cuộc, nói về chiến tranh, trải nghiệm, cảm xúc của họ một cách sinh động. Có thể nói bộ tiểu thuyết này đã tạo nên cú hích dữ dội vào những năm 90 của thế kỷ XX khi được trao giải của Hội nhà văn và nhận được tranh cãi cũng như phản ứng trái chiều. Dù vậy, công nhận giải thưởng hay không, ai cũng ngầm thừa nhận Nỗi buồn chiến tranh đã bàn luận một cách sâu sắc về nỗi đau và thân phận con người.

Ngay từ nhan đề tác phẩm đã là một tín hiệu, là nỗi đau là những ám ảnh kinh hoàng trong toàn bộ truyện. Lớn hơn cả nỗi đau thể xác, các nhân vật trong truyện phải hứng chịu nỗi đau về tinh thần quá lớn, là bi kịch của hậu chiến.

Chiến tranh hiện lên với tất cả sự tàn khốc, bi thảm và ghê rợn. Ở đó có cảnh đói rét: “… Mùa thu não nề, lê thê, ê ẩm… khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết máu, vì quần áo bục nát tả tơi và những lở loét khắp người như phong hủi, cả trung đoàn chẳng còn ai ra hồn. Mặt mày ai nấy như lên rêu, ủ dột, yếm thế, đời sống mục ra”… Rồi “bệnh đào ngũ tràn lan khắp trung đội, chẳng khác nào những cơn ói mửa, không thể chắn giữ, ngăn bắt nổi…”.

Mặt tối của chiến tranh được tô điểm kết hợp với man rợ của cảnh rừng núi đại ngàng. Núi rừng như đồng lõa với chiến tranh tàn khốc khiến chúng có tác động kép, ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của người lính chiến đấu. Có 3 chi tiết khiến người ta phải ám ảnh ghi xem đến bộ truyện này:

Đầu tiên, hình ảnh người – vượn mà người lính đã bắn nhầm: “khi ngã ra, cạo sạch bộ lông thì hóa ra: con vật hiện nguyên hình là một mụ đàn bà béo xệ, da sần lở, nửa xám, nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược… Cả trung đội thất kinh, rú lên, ù té, quẳng tiệt nồi niêu, dao kéo…”. Đọc đến đây có lẽ ai cũng phải ám ảnh khi nghĩ về hình ảnh ấy, khi chiến tranh tàn khốc, người ta không còn phân biệt được người và con vật, để rồi khi đã giết một con “vượn” và định làm thịt, họ nhận ra đó là con người bằng xương bằng thịt thì là ai cũng phải thất kinh.

Hình ảnh thứ hai khiến người ta ghê sợ là chi tiết về loài hoa ưa hút máu người tử trận. Và đến lượt các đồng đội của những người tử trận còn sống sót, lại thích ngửi, say hút hoa hồng ma: “chỉ sau vài hơi rất mạnh là đã lặng lẽ xiêu lịm đi như tà khói mong mênh. Có thể nhờ khói hoa hồng ma mà quên mọi nông nổi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai… Đồng đội của Kiên mỗi người mỗi kiểu say sưa, mơ màng, trong khói hồng ma”.

Chi tiết thứ ba là tiếng hú ghê rợn của rừng núi hoang vắng. Có tiếng kê gọi bạn tình của muông thú, cũng có tiếng hú dài của những bóng ma hay tiếng cười điên dại.

Tất cả được tác giả Bảo Ninh sử dụng để truyền đạt và vẽ nên bức tranh kinh hoàng về chiến tranh. Nhà văn đã thể hiện xuất sắc đề tài hậu chiến, khiến người đời ấn tượng sâu sắc với mặt trái của chiến trận và những gì người lính đối diện ở thời bình.

Những câu nói hay trong nỗi buồn chiến tranh

Nỗi buồn của chiến tranh mang nhiều giá trị nhân văn với những câu văn ý nghĩa khiến người đọc phải suy ngẫm:

  • “Nỗi buồn chiến tranh trong lòng người lính có cái gì tựa như nỗi buồn của tình yêu, như nỗi nhớ nhung quê nhà, như biển sầu lúc chiều buông trên bến sông bát ngát. Nghĩa là buồn, là nhớ, là niềm đau êm dịu, có thể làm cho người ta bay bổng lên trong thời gian quá khứ, tuy nhiên với điều kiện không được dừng nỗi buồn chiến trận lại ở cụ thể một điểm nào, một sự việc nào, một con người nào, bởi vì khi dừng phắt lại thì không còn là nỗi buồn nữa mà là sự xé đau trong lòng, và nhất là đừng có nhớ chạm tới những cái chết.”
  • “Thực ra thì trong chiến tranh Kiên được hưởng nhiều may mắn hơn là trong thời bình, bởi vì trong chiến tranh anh đã được sống, chiến đấu, trưởng thành lên bên những người đồng chí thật tốt. Tuy nhiên, giá của sự may mắn ấy là anh đã lần lượt mất hết những người bạn, người anh em, người đồng đội chí thiết nhất.”
  • “Nghĩa vụ của một con người trước Trời Đất là sống chứ không phải là hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ”
  • “Dưới âm ty người ta chẳng nhớ chiến tranh là cái trò gì nữa đâu. Chém giết là sự nghiệp của những thằng đang sống.”
  • “Buồn lắm. Thương lắm. Ai oán. Dưới mồ sâu người đâu còn là người. Nhìn nhau. Hiểu nhau mà không làm gì được cho nhau.”
đánh giá về nỗi buồn chiến tranh
Tác phẩm Nỗi buồn của chiến tranh được chuyển thể sang nhiều thứ tiếng

Xem thêm:

Kết luận

Phân tích Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh giúp bạn đọc thêm trân trọng cuộc sống hòa bình đang có. Với ngòi bút miêu tả chân thực, chiến tranh được khắc họa khốc liệt dưới góc nhìn của những người lính may mắn còn sống sót nhưng chứa đựng một tâm hồn vụn vỡ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet