Phân tích bài thơ Quê Hương và tình yêu quê hương trong bài thơ
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh sẽ giúp bạn hiểu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đồng thời, The POET magazine cũng giải thích chi tiết thông điệp, lời nhắn gửi mà tác giả Tế Hanh muốn truyền tải thông qua từng câu chữ trong bài thơ.
Dàn ý phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh
Dàn ý bài Quê hương Tế Hanh như sau:
Nội dung | |
Mở bài |
|
Thân bài | Phân tích 2 câu thơ đầu:
|
Phân tích 6 câu thơ tiếp:
|
|
Phân tích 4 câu thơ tiếp:
|
|
Phân tích 4 câu thơ cuối:
|
|
Kết bài |
|
Để hiểu thêm và có cách phân tích chính xác nhất, bạn có thể theo dõi thêm soạn bài Quê hương văn 9 Chân trời sáng tạo, văn 7 Kết nối tri thức. Tất cả các câu hỏi liên quan đến bài sẽ được giải đáp chi tiết.
Phân tích bài thơ Quê hương
Dưới đây là một số bài phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh được điểm cao giúp bạn có thêm ý tưởng làm bài:
Phân tích Quê hương Tế Hanh mẫu 1
Bài thơ Quê hương được Tế Hanh viết năm 1939, khi nhà thơ vừa tròn mười tám tuổi, đang học trung học tại Huế. Nỗi nhớ làng chài, quê hương thân yêu ở Quảng Ngãi đã tỏa rộng và thấm sâu vào bài thơ.
Hai câu thơ đầu nói về “làng tôi”. Thân mật, tự hào, yêu thương… được thể hiện qua hai tiếng “làng tôi” ấy:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Quê hương là một làng chài, bốn bề sông nước “bao vây”, một làng nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung “cách biển nửa ngày sông”. Giọng điệu tâm tình, một cách nói chân quê dân dã vừa cụ thể vừa trừu tượng.
Những câu thơ tiếp theo là hồi tưởng lại một nét đẹp của quê hương: Cảnh làng chài ra khơi đánh cá. Kỉ niệm về quê hương như được lọc qua ánh sáng tâm hồn. Một bình minh đẹp ra khơi có “gió nhẹ”, có “ánh mai hồng”. Có những chàng trai cường tráng, khỏe mạnh “bơi thuyền đánh cá. Cánh đẹp, sáng trong, giọng thơ nhẹ nhàng thể hiện khung cảnh niềm vui của làng chài trong buổi xa khơi.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Một loạt ẩn dụ, so sánh nói về con thuyền, mái chèo và cánh buồm. Tác giá ví chiếc thuyền “nhẹ băng như con tuấn mã” tạo nên một hình ảnh khỏe, trẻ trung, diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường. Chữ “băng” dùng rất hay, rất đích đáng. Nó liên kết với các từ ngữ “dân trai tráng” và “tuấn mã’ hợp thành tính hệ thống, tạo nên một vẻ đẹp của văn chương. Mái chèo như những lưỡi kiếm khổng lồ chém xuống nước, “phăng” xuống nước một cách mạnh mẽ, đưa con thuyền “vượt trường giang”. Sau hình ảnh chiếc thuyền, mái chèo là hình ảnh “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”. “Giương” nghĩa là căng lên để đón gió ra khơi. So sánh “cánh buồm” to như “mảnh hồn làng” là hay, đặc sắc. Cánh buồm to biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no, hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển khơi của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Câu thơ: “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” là một câu thơ đậm đà ý vị mang cảm hứng lao động và cảm hứng vũ trụ. Cánh buồm được nhân hóa. Ba chữ “rướn thân trắng” gợi tả một cuộc đời trải qua nhiều mưa nắng, gắng sức quyết tâm lên đường.
Phân tích bài Quê hương ngắn nhất mẫu 2
Bài thơ mở đầu như là lời tự xưng danh, tự thuật rất đỗi tự nhiên và mộc mạc.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới.
Trong tâm tưởng của nhà thơ, sau lời giới thiệu ấy, hình ảnh làng chài như đang hiện ra trước mắt. Và nhà thơ đã miêu tả cụ thể một ngày ra khơi đẹp trời, dân làng “bơi thuyền đi đánh cá”. Trong khung cảnh “trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”. Phải nói đó là một buổi sáng đẹp trời lí tưởng – Vẻ đẹp tinh khôi, mát mẻ, dễ chịu, thoáng đãng, bao la sắc hồn của bình minh. Và chỉ những người làm nghề chài lưới mới thấy hết được tầm quan trọng thiết yếu của những buổi đẹp trời – Không chỉ báo hiệu một buổi ra khơi yên lành, mà còn hứa hẹn những mẻ lưới bội thu. Trong cái quang cảnh dễ làm lòng người phấn khích ấy, đoàn “trai tráng” bơi thuyền ra khơi, bắt đầu một ngày lao động của mình. Làm nghề đánh cá nặng nhọc này phải là những người khỏe mạnh, vạm vỡ mới có thể đảm đương nổi. Chỉ có những chàng trai mới có thể điều khiển được chiếc thuyền “nhẹ băng như con tuấn mã, phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”. Có thể nói đây là một chuyến ra khơi đầy hào hứng.
Những câu thơ miêu tả trực tiếp cảnh dân làng ra khơi đánh cá có ý nghĩa như những chi tiết tả thực giúp người đọc hình dung được không gian, hình ảnh đoàn thuyền khá sinh động. Trên nền kể tả ấy xuất hiện hai câu thơ mang vẻ đẹp bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
Cánh buồm là một vật cụ thể hữu hình được ví với mảnh hồn làng là cái trừu tượng, vô hình – một cách ví von nhờ sự liên tưởng khá xa và độc đáo của tác giả. Mỗi một vùng quê sinh sống lâu đời, dường như bao giờ cũng mang một nét rất riêng. Và người xa quê thường cảm nhận nó như linh hồn của làng quê. Đối với Tế Hanh thuở mười tám tuổi, hình ảnh chiếc buồm ra khơi dường như mang hơi thở, nhịp đập quê hương. Một cánh buồm “rướn thân trắng bao la thâu góp gió” thật đẹp trong dáng vẻ cường tráng, sức vóc tung tỏa của nó. Hai câu thơ diễn đạt hình ảnh giàu ý nghĩa, đưa nó lên thành biểu tượng của tâm hồn.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về lại được miêu tả trong bốn câu thơ:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Tác giả không tả một ai cụ thể, mà là tả chung không khí làng chài. Ở đây chỉ có âm thanh ồn ào; chỉ có trạng thái “tấp nập”, nhưng rõ ràng là một không khí vui vẻ, rộn ràng, thoả mãn. “Nhờ ơn trời như là tiếng reo vui, tiếng thở phào nhẹ nhõm cảm tạ thiên nhiên trời biển đã giúp đỡ. Phải con em làng chài mới thấy hết được niềm vui bình dị khi đón ghe đầy những con cá tươi ngon.
Trong khung cảnh ấy, hình ảnh những “trai tráng” sức vóc dạn dày sóng gió, có “làn da ngăm rám nắng” được hiện lên qua những câu thơ thật đẹp “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Đây là chân dung những người dân chài lưới, đó như là những sinh thể được tách ra từ biển, mang vị mặn mòi của biển, mang theo về cả những hương vị biển xa. Họ là những đứa con của biển khơi. Câu thơ thật lãng mạn, khoáng đạt, mang vẻ đẹp giản dị nhưng cũng thật khỏe khoắn, thơ mộng.
Kết thúc bài thơ, tác giả trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ về hình ảnh làng chài theo ấn tượng chung nhất: “Màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc buồm vôi”, “con thuyền rẽ sóng”, và đặc biệt “nhớ cái mùi nồng mặn quá”.
Có thể khẳng định rằng Quê hương là một bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ dung dị đằm thắm của Tế Hanh. Với nghệ thuật đặc sắc ở cách cảm nhận tinh tế, hình ảnh đặc trưng và chắt lọc, tác giả làm sống mãi một làng chài thân thương trìu mến. Thuy chung với một miền quê – một miền thơ như thế nên vần thơ quê hương của Tế Hanh vẫn giữ mãi một vẻ riêng độc đáo, hấp dẫn bao thế hệ yêu thơ.
Phân tích bài Quê hương của Tế Hanh mẫu 3
Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sâu sắc, thu hút các nhà thơ Việt Nam. Đây là nơi để họ bày tỏ tình yêu và cảm xúc về quê hương của mình. Nếu chúng ta đã quen thuộc với những vần thơ của Giang Nam trong “Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng,” thì cũng không thể quên bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Quê hương của Tế Hanh là một vùng biển, qua những miêu tả tinh tế, ông đã thể hiện tình yêu và sự trân trọng nơi chôn rau cắt rốn của mình.
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.”
Khổ thơ mở đầu đưa người đọc vào bức tranh một làng chài vào buổi sáng sớm. Chỉ với câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã giới thiệu nghề truyền thống của làng mình, thể hiện sự trân trọng khi nhắc đến làng nghề.
Ngôi làng không được bao bọc bởi những tường thành hay lũy tre làng mà là bởi nước biển trong xanh. Ngày mới bắt đầu trên quê hương, không chỉ là sự khởi đầu của sự sống mà còn là thời gian người dân chài bắt đầu một ngày lênh đênh trên biển, bắt những con cá tươi ngon để đảm bảo cuộc sống.
Không gian buổi sáng được phủ trong màu xanh của bầu trời và ánh nắng hồng nhạt, với làn gió nhẹ mang theo hơi biển. Những người lao động nơi đây bắt đầu một ngày mới đầy hứa hẹn.
Khổ thơ tiếp theo mô tả cảnh đoàn thuyền ra khơi. Phép so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã cho thấy cảnh ra khơi hùng tráng và nhanh nhẹn, thể hiện sự hăng say của người dân.
“Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Cánh buồm được ví như linh hồn của làng quê, mang theo cả niềm tin và hy vọng của người dân. Nó không chỉ đơn thuần giúp thuyền lướt trên biển mà còn chứa đựng mong ước có một mẻ cá đầy để mang lại niềm vui cho làng.
Khung cảnh làng chài sau một ngày lao động cũng được tác giả miêu tả chân thực và vui tươi:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”
Hình ảnh dân làng tấp nập, ồn ào trên bến đỗ cho thấy niềm vui và sự phấn khởi của họ sau một ngày làm việc vất vả. Những con cá tươi ngon là thành quả của nỗ lực và công sức.
Những câu thơ tiếp theo miêu tả vẻ đẹp của con người nơi làng chài. Họ không có làn da trắng thanh lịch mà là làn da rám nắng đặc trưng của người làng chài. Họ sống cùng biển, gió biển và nước mặn, thể hiện sự vất vả và đặc trưng của con người nơi đây.
Hình ảnh con thuyền cũng được nhân hóa, như một người bạn đồng hành với dân chài, mang đậm chất muối biển trong từng thớ vỏ.
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.”
Đoạn thơ cuối không miêu tả cảnh làng chài nữa mà bày tỏ nỗi nhớ quê hương của tác giả. Dù đã đi xa, lòng ông vẫn luôn tưởng nhớ về quê hương với màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi và cảnh thuyền rẽ sóng ra khơi. Mùi nồng mặn của biển quê hương trở thành một phần không thể quên trong ký ức ông.
Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là cảm xúc riêng của tác giả mà còn nói thay cho nhiều người xa quê. Chúng ta càng trân trọng mảnh đất chôn rau cắt rốn, yêu những điều bình dị nhưng thiêng liêng ấy.
Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh mẫu 4
Có lẽ nhà thơ đã viết Quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng mến yêu con người lao động tràn trề sức lực, bằng những kỉ niệm nồng nàn nhất của mình. Nếu không có tấm lòng ấy làm sao có được cảm xúc phấn chấn trong những dòng thơ này:
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió..
Cảm hứng phấn chấn của Tế Hạnh được cất lên từ cuộc sống gian lao, mạnh mẽ của cái làng vạn chài từng ôm ấp, ru vỗ tuổi thơ mình. Nó bất chấp khoảng cách thời gian, không gian. Trong xa cách, lòng tưởng nhớ quê hương mà bài thơ không hề gây cảm giác xa xôi. Như biểu hiện sinh động trước mắt ta hình ảnh: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”, hình ảnh mái chèo phẳng phẳng, cánh buồm no gió. Không là người con của vạn chài thì không thể viết được những cầu thơ như thế!
Hơn nữa, chỉ viết được những câu thơ như thế khi biết âm thầm đặt hồn mình vào đối tượng, vào cảnh vật để lắng nghe. Khi đặt hồn vào đó rồi, các khứu giác, xúc giác tinh tế của nhà thơ như phập phồng thu nhận những cảm giác. Chất muối mặn mòi thấm dần trong thớ vỏ chiếc thuyền hay đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt, vào tâm hồn Tế Hanh để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng, kì diệu? Tế Hanh thật tài tình khi sống trong lòng sự vật, có khả năng nghe thấu cảm giác, tiếng lòng của những vật vô tri. Ở Lời con đường quê, nhà thơ nhập hồn vào “con đường nhỏ chạy lang thang” để đón lấy ánh nắng ban mai, để quyện lấy những mùi hương để “chia sẻ cùng người nỗi ấm no” và ngây ngất với “những tình quê buổi hẹn hò”. Trong bài Những ngày nghỉ học, xem tiễn biệt trên ga, ông cảm thương cùng nỗi vướng víu của những toa tàu:
Tôi thấy tôi thương những chiếc tàu
Ngàn đời không đủ sức đi mau
Có chi vướng víu trong hơi máy
Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau.
Một tâm hồn như thế khi nhớ nhung tất chẳng thể nhàn nhạt, bình thường; hơn vậy, đây lại là nhớ quê hương:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Tưởng nhớ quê hương trong xa cách trở thành một dòng cảm xúc chảy dọc đời thơ Tế Hanh. Cái làng chài nghèo ở một cù lao trên sông Trà Bồng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” đã nuôi dưỡng tâm hồn thơ ông, đã trở thành một điểm hướng về để ông viết nên những vần thơ thiết tha, đau đáu. Trong dòng cảm xúc ấy, Quê hương là thành công khởi đầu rực rỡ. Bài thơ mang âm hưởng khỏe khoắn, toát lên tình cảm đậm đà, trong sáng của chàng thi sĩ Tế Hanh ở độ hoa niên giữa lúc bầu trời thơ xung quanh lắm chỗ đang ảm đạm.
Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương mẫu 5
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Đây là hai câu thơ đẹp, Tế Hanh đã viết bằng cả tấm tình mến yêu tha thiết làng quê mình. Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật so sánh, cánh buồm trên con thuyền ra khơi với “mảnh hồn làng”.
“Cánh buồm” là vật thể hữu hình, được so sánh với “hồn làng”, hồn của làng chài, cái vô hình, vô ảnh; cái cụ thể với cái trình tượng, cái vật chất với cái tinh thần, cái bình dị với cái thiêng liêng. Nhà thơ đã “linh hồn hóa” cánh buồm, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, chính xác về “hồn quê hương”, gợi rất đúng hồn quê thân thuộc.
Đến với Huế thơ, ta sẽ đến với chùa Thiên Mụ, đến với dòng sông Hương “dịu dàng pha lẫn trầm tư”, còn đến miền quê quan họ vùng đồng bằng Bắc Bộ là ta lại đến với “hương nếp thơm nồng, tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong”. Đây chính là hồn quê hương. Còn với Tế Hanh, quê hương ông là:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.
Thì điệu hồn ấy phải hoành tráng, lãng mạn giống như “cánh buồm giương”. Đó là hồn của miền quê biển, giản dị mà sức vóc tung tỏa biết bao. Phải chăng Tế Hanh đã hóa hồn mình vào cánh buồm đó để thấy “hồn làng trên một cánh buồm giương”.
Thơ Huy Cận sau Cách mạng tháng Tám đã có những hình ảnh đẹp, lãng mạn miêu tả về cánh buồm:
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng.
Ở đây Tế Hanh cũng miêu tả cánh buồm no gió, nhưng nhà thơ đã nhân hóa nó với dáng vóc của chàng trai mười tám khỏe mạnh, vạm vỡ đẹp lãng mạn đến say người.
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
Cánh buồm căng là do có gió thổi vào nhưng ở đây có sự đảo ngược. Cánhbuồm ấy mang dáng vóc của một chàng lực sĩ “rướn thân trắng”, ưỡn căng lòng ngực mênh mông, hít một hơi dài chủ động thu hết sóng gió bao la của biển khơi để bay lên, ngang tầm với không gian mênh mông của đại dương. Hình ảnh thơ thật hào hùng, kì vĩ, mơ mộng đầy chất lãng tử thi nhân. Đẹp biết bao cánh buồm ấy, như một sinh thể che chở bảo vệ con thuyền, cho làng chài bằng tất cả sức mạnh tích tụ từ biển khơi. Nó phập phồng hơi thở, sự sống, nhịp điệu của trái tim biển cả.
Biên không chỉ cho ta cá như lòng mẹ, biển quê hương còn cho ta nguồn thơ đầy sức sống. Rõ ràng đây là hai câu thơ được viết ra từ tấm lòng tha thiết gắn bó miền quê giáp sông, ven biển, mặn mòi hương vị biển.
Văn mẫu bài Quê hương Tế Hanh 6
Làng tôi làm nghề chài lưới… Quê hương tôi có con sông xanh biếc – Nước gương trong soi bóng những hàng tre…; những câu thơ tràn đầy tình yêu với đất mẹ quê cha đã trở thành nét đẹp đặc trưng trong hồn thơ Tế Hanh suốt hơn sáu thập kỷ qua.
Bài thơ “Quê hương” được Tế Hanh sáng tác vào năm 1939, khi ông mới 18 tuổi và đang theo học Trung học tại Huế. Nỗi nhớ quê hương, làng chài thân yêu ở Bình Dương, Quảng Ngãi đã thấm sâu vào từng dòng thơ. Hai câu mở đầu bài thơ thể hiện sự thân mật, tự hào và yêu thương qua cụm từ “làng tôi”:
“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”
Quê hương là một làng chài nghèo thuộc vùng duyên hải miền Trung, bốn bề sông nước bao quanh, cách biển nửa ngày sông. Giọng điệu tâm tình, chân quê và dân dã vừa cụ thể, vừa trừu tượng. Những câu thơ tiếp theo hồi tưởng lại cảnh làng chài ra khơi đánh cá, một nét đẹp của quê hương:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”
Tác giả sử dụng loạt ẩn dụ và so sánh để nói về con thuyền, mái chèo và cánh buồm. Ông ví chiếc thuyền như con tuấn mã, tạo nên hình ảnh khỏe mạnh, trẻ trung và diễn tả khí thế hăng hái, phấn khởi lên đường. Chữ “hăng” được dùng rất đích đáng, kết hợp với các từ “dân trai tráng” và “tuấn mã” tạo nên một vẻ đẹp của văn chương.
Mái chèo được ví như những lưỡi kiếm khổng lồ mạnh mẽ chém xuống nước, đưa con thuyền vượt qua dòng sông. Sau hình ảnh chiếc thuyền và mái chèo là hình ảnh cánh buồm:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Cánh buồm, biểu tượng cho sức sống và ước mơ của quê hương, được nhân hóa và so sánh một cách đặc sắc. Câu thơ “Rướn thân trắng bao la thâu góp gió” mang đậm cảm hứng lao động và vũ trụ.
Hình ảnh làng chài đón đoàn thuyền trở về với từ ngữ “ồn ào”, “tấp nập” diễn tả niềm vui mừng và không khí hội hè của dân làng:
“Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về”
Cảnh này được tác giả miêu tả với niềm vui sướng tràn ngập lòng người, là của cả dân làng. Những câu thơ:
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”
bày tỏ sự biết ơn thiên nhiên, thể hiện tấm lòng mộc mạc, hồn hậu của những người dân chài.
Đoạn bốn của bài thơ miêu tả bến quê với những chàng trai làng chài có làn da rám nắng khỏe mạnh và con thuyền mỏi mệt sau chuyến ra khơi:
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Những hình ảnh này mang vẻ đẹp lãng mạn, khỏe khoắn và bình yên.
Đoạn cuối bài thơ thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”
Bài thơ “Quê hương” đã đi suốt hơn 60 năm, gắn liền với tâm hồn trong sáng và tuổi hoa niên của Tế Hanh. Thể thơ tám tiếng, giọng thơ đằm thắm, dạt dào, gợi cảm, thể hiện nỗi nhớ về quê hương qua những hình ảnh dòng sông, con thuyền, cánh buồm, và những chàng trai đánh cá. Nghệ thuật phối sắc, sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa và chuyển đổi cảm giác đã tạo nên những vần thơ trữ tình đậm đà thi vị.
Lời kết
Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh khá phổ biển trong các bài kiểm tra văn lớp 9 và văn lớp 7. Để có thêm ý tưởng làm bài, đảm bảo kết quả kiểm tra tốt nhất, bạn đừng quên tham khảo những bài văn mẫu được Thepoetmagazine gợi ý trong bài viết trên.
Xem thêm:
- Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, phân tích theo từng khổ.