Phân tích bài thơ Ta đi tới: Dàn ý và cảm nhận

Phân tích bài thơ Ta đi tới từ giá trị nội dung, nghệ thuật đến thông điệp tác giả gửi gắm. Tổng hợp các dạng đề phân tích văn học lớp 8 Kết nối tri thức được thực hiện bởi học sinh giỏi hoặc các thầy cô giúp bạn có thêm ý tưởng khi làm bài.

Dàn ý phân tích bài thơ Ta đi tới

Mở bài: Giới thiệu tác giả và bài thơ Ta đi tới.

Thân bài:

Luận điểm 1: Bối cảnh lịch sử và nguồn cảm hứng được gợi lên trong bài thơ.

  • Không gian
  • Thời gian

=> Bài thơ Ta đi tới ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại, và có tính biểu tượng cao.

Luận điểm 2: Chặng đường kháng chiến

Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.

=> Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.

Nghệ thuật:

  • Thể thơ tự do, phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
  • Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như hoán dụ, nhân hóa “những bàn chân” nhằm nhấn mạnh sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
  •  So sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, cao như núi, dài như sông)
  • Biện pháp nghệ thuật điệp cấu trúc “Ai…”, “Đường…”

Kết bài: Đúc kết lại giá trị nội dung, nghệ thuật và thông điệp của toàn bài.

dàn ý phân tích bài thơ ta đi tới
Những ý chính trong bài thơ ta đi tới

Phân tích Ta đi tới bài mẫu

Tổng hợp các bài mẫu liên quan đến dạng đề này để bạn tham khảo:

Phân tích bài thơ Ta đi tới

Tố Hữu (1920 – 2002) là nhà thơ cách mạng. Thơ ông luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước qua từng giai đoạn lịch sử. Các tập thơ tiêu biểu của ông có Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa,…. Ta đi tới nằm trong tập thơ Việt Bắc của ông. Bài thơ được sáng tác vào tháng 8 năm 1944. Ta đi tới ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp thực lợi, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường aswps tới. Bài thơ chứa đựng những cảm xúc thời đại và có tính biểu tượng cao. Đọc thơ Tố Hữu, ta hiểu thêm hơn về phong cách cũng như con người của ông.

phân tích bài thơ ta đi tới
Ta đi tới từng được ông nhắc đến trong hồi kí của mình

Trong hồi kí Nhớ lại một thời của Tố Hữu, có đoạn về bài thơ Ta đi tới:

“Sau khi được gặp Bác (ngày 8-5-1954), tôi ra về, vừa phấn khởi vừa lo lắng về công việc của mình. Bác nói “… kẻ thù mới sẽ hùng mạnh và hung ác hơn nhiều”, bởi vậy công tác tư tưởng sắp tới phải chú ý khắc phục tính chủ quan và nhất là tâm lí “xả hơi” ngay trong Đảng ta. Khi tôi viết câu thơ: “Đây mới là bài học đầu tiên” (trong Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) là ngầm nói tới những chiến công khác trong tương lai. Thực tế đã diễn ra đúng như tiên đoán của Bác. Cùng chính nhận định quan trọng này của Bác đã thúc giục tôi viết tiếp bài Ta đi tới ngay trong tháng 8 – 1954, vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới. (…) Đây có lẽ là bài được truyền bà rộng nhất cùng với bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên. Bài thơ cũng được truyền rất nhanh và Nam nên khi các đoàn tập kết ra Bắc đều đã có trong tay. (…) Nếu không có chiến công “lừng lẫy địa cầu” ấy và quyết tâm đi tới giải phòng hoàn toàn đất nước thì làm sao ra thơ được?”

Bài thơ Ta đi tới là tổng kết chặng đường lịch sử của dân tộc với chín năm trường kháng chiến chống Pháp đầy hi sinh anh dũng của “ba ngàn ngày không nghỉ”. Với những địa danh như Bắc Sơn, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Phan Rang, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Hậu Giang, Đắk Lắk,… là lời ngợi ca và niềm tự hào về một dân tộc anh hùng đã giành thắng lợi vẻ vang.

Ta đi tới còn thể hiện những suy nghĩ sâu sắc về chặng đường sắp tới của dân tộc, đất nước chia cắt hai miền, với nhiều khó khăn gian khổ, nhưng nhất định chúng ta sẽ thắng lợi, Nam – Bắc sẽ sum họp một nhà.

Ta đi tới, không thể nào chia cắt:

Từ Mục Nam quan đến mũi Cà Mau

Trời ta chỉ một trên đầu

Bắc Nam liền một dải

Lòng ta không giới tuyến

Lòng ta chung một Cụ Hồ

Lòng ta chung một Thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

Ta đi tới với nhịp điệu dồn dập, giọng thơ tha thiết trìu mến, hình ảnh thơ tươi sáng kết hợp với việc sử dụng tài tình các địa danh,… tác giả đã giúp người đọc hình dung được con đường cách mạng Việt Nam đã đi, đang đi và sẽ đến trong niềm tin tưởng trong trẻo, mãnh liệt.

Qua bài thơ Ta đi tới đầy ấn tượng của nhà thơ Tố Hữu, chúng ta cảm nhận được những cảm xúc cùng tình yêu lớn của ông đối với cách mạng.

cảm nhận bài thơ ta đi tới
Bài thơ mang nhiều ý nghĩa và thông điệp sâu sắc

Viết đoạn văn phân tích bài thơ Ta đi tới

Bài thơ “Ta đi tới” của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc, mang đậm tinh thần lịch sử và chiến đấu của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sáng tác vào thời điểm cuộc kháng chiến kết thúc, bài thơ là bức tranh hùng vĩ về chiến công và niềm vui chiến thắng. Tác giả, thông qua bài thơ, chia sẻ niềm vui, tự hào với chiến thắng lịch sử mà dân tộc đã giành được. Hình ảnh trung tâm của bài thơ là hành trình đi tới, biểu tượng cho sự tiến bộ, đoàn kết của dân tộc Việt Nam trên con đường độc lập. Việc sử dụng các địa danh, những ngôi làng, con đường quen thuộc trong bài thơ không chỉ là một cách miêu tả sinh động mà còn là cách tác giả kể chuyện lịch sử, tạo nên một bức tranh rực rỡ về lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Bài thơ không chỉ là câu chuyện về quá khứ mà còn là lời nhắc nhở cho hôm nay và mai sau. Tác giả gửi gắm thông điệp về sự đoàn kết, tự hào về lịch sử và trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam. Điều này thể hiện qua việc nhấn mạnh về sự hiểu biết về quê hương, sự gắn bó của mỗi người với đất nước. Tác phẩm không chỉ là tưởng nhớ về quá khứ mà còn là động viên, hỗ trợ tinh thần để mỗi người tiếp tục đi tới, xây dựng và phát triển đất nước. Qua từng cung bậc cảm xúc, tác giả đã chuyển đổi những khía cạnh lịch sử quan trọng thành những hình ảnh sâu sắc, khiến người đọc không chỉ ngắm nhìn mà còn cảm nhận và nhìn thấy chính mình trong bức tranh hùng vĩ của quê hương. Bài thơ không chỉ giữ lại những ký ức về cuộc kháng chiến, mà còn kêu gọi sự đoàn kết và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Qua những dòng thơ, Tố Hữu đã chạm vào tâm hồn mỗi người, để lại dấu ấn sâu sắc về lòng yêu nước, lòng tự hào về lịch sử dân tộc.

Để có thêm ý tưởng viết bài, bạn nên tham khảo phần soạn văn 8 Ta đi tới. Những câu hỏi liên quan đến nội dung, nghệ thuật tác phẩm được hướng dẫn trả lời cụ thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về dụng ý của tác giả.

Cảm nhận bài thơ Ta đi tới

Tình cảm yêu nước thiết tha, sâu nặng và khát vọng về một đất nước vững mạnh, ấm no luôn là đề tài nóng hỏi của rất nhiều nhà văn yêu nước. Trong đó không thể không nhắc đến nhà thơ Tố Hữu – một nhà thơ tiêu biểu của thơ cách mạng Việt Nam. Nổi bật là bài thơ “Ta đi tới” được nhà thơ viết vào tháng 8 năm 1954 nhằm ca ngợi chiến thắng lừng lẫy của dân tộc và suy nghĩ, trăn trở về tương lai đất nước trong trang sử mới.

Đất nước trong con mắt của mỗi người được cảm nhận bởi nhiều mạch cảm xúc khác nhau. Đối với Tổ Hữu cũng vậy, bằng con mắt biết cảm của mình, ông lật qua hàng ngàn trang lịch sử của đất nước để ta thấy được đất nước ngày này đẹp đẽ thế nào:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

Đến hôm nay đường xuôi về biển

Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt

Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát

Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca…

Đất nước hiện lên trong mắt Tố Hữu với những con đường rộng mở “ung dung ta bước”. Hàng loạt những con đường cách mạng được gọi tên từ phía bắc nơi đường Bắc Sơn, Đình Cà, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên nay đã được yên bình, xuôi theo về biển. Những con đường từng in hằn dấu chân của những người chiến sĩ nay đã “mới tinh khôi màu đất đỏ tươi”. Đất nước yên bình quả thật làm cho trái tim ta rạo rực, làm cho nhà thơ phải thốt lên rằng: “Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!”. Đất nước thời bom rơi đạn nổ cháy cả đồi cây nay đã thành rừng cọ, đồi chè xanh tươi bát ngát. Dòng sông Lô từng đẫm máu quân thù nay đã yên bình đón nắng mới, hò vang tiếng hát, phải chăng đó chính là tiếng hát trong lòng nhà thơ, tiếng hát tự hào, tôn vinh về những anh hùng dân tộc đã gây dựng nên đất nước hòa bình. Bến Bình Ca một thời máy bay địch oanh tạc nay trở nên hiền hòa, dào dạt.

Trước niềm vui sướng về cảnh đất nước yên bình, Tố Hữu ngược dòng cảm xúc bồi hồi nhớ lại kỷ niệm về những ngày tháng chiến đấu quả cảm, oai hùng:

Ai qua Phú Thọ

Ai xuôi Trung Hà

Ai về Hưng Hóa

Ai xuống khu Ba

Ai vào khu Bốn

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ

Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân.

Ngẩng đầu lên: trong sáng tuyệt trần

Tháng Tám mùa thu xanh thẳm

Mây nhởn nhơ bay

Hôm nay ngày đẹp lắm!

Mây của ta, trời thẳm của ta

Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!

Tố Hữu tình nguyện trở thành người hướng dẫn viên du lịch để đưa ta trở về với hồi ức xưa. Những con đường Phú Thọ, Trung Hà, Hưng Hóa, khu Ba, khu Bốn có Bốt Tây mà hễ nhắc đến ai cũng phải bàng hoàng khiếp sợ bởi những đòn tra tấn, đày đọa không nhân tính của kẻ thù nay đã “cuốn sạch rồi”. Rồi xuôi thuyền theo sông Thao về thủ đô kháng chiến Hà Nội với mấy ngàn năm chiến đấu không nghỉ, “bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” nay ngẩng đầu lên chỉ còn vẻ đẹp của đám mây nhởn nhơ bay, của màu xanh hòa bình. Dân tộc ta với lòng khiên trung, bất khuất đã làm tan tác những bóng thù hắc ám, đổ bao nhiêu giọt mồ hôi nước mắt để đổi lại “Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa!”, để cờ đỏ sao vàng bay phấp phới trên nóc dinh độc lập.

Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!

Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

Dù ai rào giậu ngăn sân

Lòng ta vẫn giữ là dân Cụ Hồ!

Tỗ Hữu tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của không gian địa lý đất nước gắn với chiều dài của lịch sử. Từ miền Bắc xuôi về đến Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp,…rồi đến cả những con sông từng nhuốm máu đỏ quân thù như Sông hương, Bến Hải, Cửa Tùng đều được vang danh tưởng nhớ. Tác giả còn gửi gắm tình yêu, tình đoàn kết giữa hai miền Nam Bắc rằng “Nước ta là của chúng ta/ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa!”. Tố Hữu nhắc nhở mỗi con người chúng ta dù có đi đâu thì chúng ta vẫn là “con một cha, nhà một nóc”. Dù có như thế nào thì dòng máu con người Việt Nam vẫn chảy trong tim, ta vẫn luôn là “dân Cụ Hồ”. Nhà thơ tiếp tục đưa dòng cảm xúc về với những ngày tháng hình thành của đất nước, đất nước là một phần máu thịt trong mỗi con người:

Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa

Chúng nó chẳng còn mong được nữa

Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng

Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn

Đã bước dưới mặt trời cách mạng.

Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng

Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu

Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu

Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!

Đất nước được hình thành từ khói lửa, đạn pháo, từ cái thời mà lớp trẻ bây giờ có mong cũng chẳng quay lại được. Đất nước ta hình thành từ những dấu chân của người chiến sĩ anh hùng, mà người chiến sĩ đó chẳng phải là những chiến binh mạnh mẽ, họ điều xuất phát từ “than bụi, lầy bùn”, từ những người dân nhỏ bé nhưng có sức mạnh đoàn kết to lớn của tình yêu đất nước. Họ xông pha chiến đấu, không sợ hiểm huy, cứ thế bước đi dưới ánh “mặt trời cách mạng”. Những bàn chân “Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng” vang danh lừng lẫy trên chiến trường Điện Biên, nổi tiếng khắp cả địa cầu. Những bàn chân đó đã được Tố Hữu nhấn mạnh, lý tưởng hóa như những bàn chân khổng lồ sẵn sàng dẫm đạp đầu “Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp”.

Nếu như những câu thơ trên tưng bừng với những hình tượng hào hùng thì những câu thơ còn lại là những cảm xúc chứa đựng đầy suy tư của nhà thơ khẳng định lại tinh thần khiên trung, bất diệt của dân tộc ta khi đối mặt với kẻ thù hùng bạo và tấm lòng thủy chung của con em dân tộc Việt Nam chung một mái nhà:

Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,

Rắn như thép, vững như đồng.

Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp

Cao như núi, dài như sông

Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!

Lòng ta không giới tuyến

Lòng ta chung một cụ Hồ

Lòng ta chung một Thủ đô

Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

Bằng bút pháp nghệ thuật so sánh, Tố Hữu miêu tả chặng đường giành lại gian sơn bờ cõi của dân tộc ta không một giây nào chùn bước. Ý chí của dân ta “rắn như thép, vững như đồng”, “cao như núi, dài như sông”, “Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”. Dân tộc ta “đi tới” với khí thế ngút trời, hùng hậu, đoàn kết “Bắc Nam liền một biển” khiến kẻ địch dù có mạnh đến đâu cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Cuối cùng, bằng điệp từ “Lòng ta”, nhà thơ nhất mực thể hiện tấm lòng trung với nước, hiếu với dân hòa cùng tấm lòng của dân tộc. Dân ta đều chung một nước, quyết không cùng giới tuyến với kẻ thù nào, trong lòng cùng chung một người cha già vĩ đại, cùng chung một Thủ đô kháng chiến, cùng chung một “cơ đồ Việt Nam”.

Thơ Tố Hữu thanh đạm, dịu ngọt với sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời của nhà thơ. Bài thơ “Ta đi tới” ca ngợi những chiến tích oai hùng của ông cha, qua đó gợi suy nghĩ, cảm xúc của thời đại về một đất nước được xây dựng từ những trái tim nồng ấm tình người nhưng cũng không hề mềm yếu, nhẫn nhìn trước bất kì kẻ thù nào xâm hại đất nước của Cụ Hồ, của dân tộc.

Kết luận

Phân tích bài thơ Ta đi tới được tổng hợp để bạn tham khảo cách viết, diễn đạt và từ đó áp dụng cho bài của mình. Tuy nhiên, để văn trơn tru, bên cạnh đọc nhiều, bạn cũng phải tự nắm những ý tứ chính của tác phẩm dựa trên hướng dẫn tại The POET Magazine (https://www.thepoetmagazine.org/), khi viết có sự liên kết với những văn bản khác để đạt điểm cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *