Phân tích 10 Tản Viên từ phán sự lục Kết nối tri thức

Hướng dẫn phân tích Tản Viên từ Phán sự lục đầy đủ cho các bạn học sinh dễ dàng nắm nội dung. Tham khảo ngay các bài phân tích chi tiết nhất được cập nhật tại trang web The POET Magazine.

Lập dàn ý bài Tản Viên từ phán sự lục

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý phân tích Tản VIên từ phán sự lục chuẩn các bài phân tích văn 10.

Mở bài

Giới thiệu về Nguyễn Dữ cùng tác phẩm Truyền kì mạn lục:

  • Nguyễn Dữ sống vào những năm khoảng thế kỉ XVI
  • Truyền kì mạn lục là một trong những tác phẩm xuất sắc của ông ghi chép các chuyện li kì trong nhân gian.
  • Tản Viên từ phá sự lục là một trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục. Câu chuyện kể về chức quan coi việc xử án ở đền Tản Viên.
phân tích bài Tản Viên từ phán sự lục
Lập dàn ý cho bài văn

Thân bài

1/ Giới thiệu về nhân vật Ngô Tử Văn

  • Tên
  • Quê quán
  • Tính tình
    => Giới thiệu trực tiếp, ngắn gọn, mang tính khẳng định để gây chú ý đến người đọc.
    => Giọng văn ca ngợi và định hướng cho người đọc về những hành động sắp tới của nhân vật.

2/ Cuộc đấu tranh ở trên trần gian của nhân vật Ngô Tử Văn

Hành động đốt đền:

  • Nguyên nhân: Tức giận trước thái độ hống hách và sự lộng hành, làm hại dân chúng của hồn ma tên tướng giặc
  • Hành động: Tắm gội chay sạch, khấn trời
    => Đốt đền là hành động có chủ đích, cẩn trọng, không phải là hành động bộc phát.
    Châm lửa đốt đền, vung tay không sợ điều gì, mặc cho mọi người lắc đầu, lè lưỡi
    -> Hành động công khai đầy sự quyết liệt và dũng cảm
    => Thể hiện sự khẳng khái, kiên cường, chính trực, dũng cảm của trí thức Việt và ý thức dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn ma tên tướng giặc.

Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn và bách hộ họ Thôi:

Sau khi đốt đền, Tử Văn trở về bị “sốt nóng sốt rét”.

Hình ảnh hồn ma tướng giặc:

  • Diện mạo khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ
  • Lời nói: Mắng mỏ đe dọa, bắt Ngô Tử Văn lập lại đền -> Đây là một kẻ xảo trá, tham lam, hung ác

Thái độ của Ngô Tử Văn: Ung dung, mặc kệ vẫn ngồi ngất ngưởng, tự nhiên -> Thái độ của một người tự tin vào việc làm chính nghĩa.

Cuộc gặp gỡ của Ngô Tử Văn với Thổ công:

Thổ công: Kể lại toàn bộ sự việc mình bị hại để Tử Văn thấy được sự xảo trá, tác oai, tác quái của tên tướng giặc, lo lắng cho Tử Văn. -> Thổ công biết đến sự tồn tại của cái xấu, cái ác nhưng chỉ cam chịu chấp nhận, không dám đấu tranh để đòi lại công lí.

Thổ công bày cách để Ngô Tử Văn đối phó với tên hung thần và đối chất với Diêm Vương. -> Tạo ra sự phát triển lôgic cho câu chuyện. -> Tử Văn không còn phải chiến đấu đơn độc mà đã có sự hỗ trợ của Thổ công

3/ Cuộc đấu tranh giành lại công lí ở Minh Ti

Chặng 1: Tử Văn đối đầu với những thử thách

Tên bách hộ họ Thôi: Tỏ vẻ khép nép, đáng thương để kêu oan

Diêm Vương: Nghe theo lời tố cáo của tên tưởng giặc và trách mắng, phán Tử Văn ngoan cố, bướng bỉnh.

Thái độ của Tử Văn:

  • Điềm nhiên, không kinh hãi trước cảnh Mi Ti rùng rợn.
  • Một mực kêu oan, điềm tĩnh, cứng cỏi trước uy quyền của Diêm Vương và sự xảo trá giả tạo của tên tướng giặc.

Chặng 2: Tử Văn vạch trần tội ác của tên tướng giặc

Khi tranh cãi, biết mình yếu thế, tên bách hộ Thôi sợ hãi, tỏ vẻ giả nhân giả nghĩa xin giảm án cho Tử Văn.

Tử Văn không chịu bỏ cuộc, xin Diêm Vương cho người xuống Tản Viên chứng thực.

Diêm Vương: Chứng thực và tin lời Ngô Tử Văn, xử cho Tử Văn thắng kiện -> Cuộc đấu tranh đã bộc lộ khí phách, sự thông minh, can đảm, quyết liệt của Ngô Tử Văn trên hành trình đòi lại công lí. -> Làm rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa, xảo trá, giả tạo của hồn ma tên tướng giặc.

=> Kết quả của cuộc chiến cho thấy ước mơ về sự công bằng của nhân dân.

4/ Ngô Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

Là phần thưởng cho sự khẳng khái, cương trực và dũng cảm của Ngô Tử Văn.

Diệt trừ tận gốc cái ác, lấy lại danh dự cho Thổ công, làm sáng tỏ nỗi oan khuất cho Ngô Tử Văn.

Gửi gắm khát vọng của nhân dân về một vị quan chính trực, thanh liêm.

Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự và người quen cũ: Thể hiện niềm tin về một vị quan tót, giúp nước, giúp dân.

5/ Ý nghĩa bài học

  • Ý nghĩa của truyện:
    Thể hiện niềm tin vào công lí, ước mơ về một xã hội công bằng ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
    Phản ánh hiện tượng oan trái, bất công của xã hội đương thời.
    Phê phán thói tham nhũng, lộng quyền của quan lại đương thời.
    Phê phán sự hèn nhát không dám đứng lên đấu tranh, bảo vệ lẽ phải của một bộ phận quan lại và nhân dân.
  • Bài học:
    Cần dũng cảm đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí và lẽ phải.
    Có niềm tin vào lẽ phải: Thiện thắng ác.

6/ Đặc sắc nghệ thuật

  • Sự kết hợp giữa bút pháp thực và ảo, mượn truyện kì ảo để nói truyện thực ở đời vì thế nó mang giá trị thời đại.
  • Cốt truyện kịch tích, hấp dẫn với kết cấu lôgic có mở đầu, thắt nút, cao trào, mở nút.
  • Lựa chọn tình tiết li kì, lôi cuốn.
  • Xây dựng tính cách nhân vật qua lời nói và hành động.

Kết bài

  • Khái quát lại nội dung và nghệ thuật của truyện Tản Viên từ phán sự lục
  • Trình bày suy nghĩ của bản thân về tác phẩm: Đem lại sự thích thú cho người đọc vì người tốt đã được đền đáp xứng đáng, kẻ ác bị trừng trị thích đáng.

Tổng hợp bài phân tích Tản Viên từ phán sự lục

Tham khảo ngay các bài văn phân tích văn học lớp 10 Kết nối tri thức cho văn bản Tản Viên từ phán sự lục.

Phân tích bài Tản Viên từ phán sự lục – Trích Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ

Đây là một trong số 20 truyện trong tác phẩm Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ (nhà văn Việt Nam thế kỉ XVI).

Truyện rất giàu tính kịch qua việc các nhân vật xung đột với nhau gay gắt. Tình thế lúc này đạt đến cao trào. Việc Thổ công đến có tác dụng như mở nút một lớp kịch. Tử Văn hiểu thêm về sự việc, được cổ vũ tinh thần để đấu tranh cho lẽ phải. Câu chuyện được bổ sung bằng chi tiết thấm đậm ý vị triết lý: Khi người còn sống vị tha thì nhất định họ không đơn độc! Giờ đây đối với chàng ngoài tình cảm và ý chí đấu tranh cho lẽ phải còn có thêm nghĩa khí và tình cảm của dân tộc. Vốn là người cương trực, yêu lẽ phải, khi tường tận mọi điều, chàng ngạc nhiên pha chút bất bình vì Thổ công cam tâm “làm một người áo vải nhà quê”.

phân tích Tản Viên từ phán sự lục
Các đoạn văn phân tích Tản Viên từ phán sự lục

Lời Thổ công như những khái quát đầy cay đắng về nhân tình thế thái đương thời, ẩn sau đó có cả nỗi ngao ngán của Nguyễn Dữ về thời cuộc, điều khiến ông phải từ quan. Câu nói của Tử Văn cho thấy chàng thoáng chút hoang mang:

“Hắn có thực là tay hung hãn, có thể gieo vạ cho tôi không?”

Lời nhân vật tuy ngắn nhưng cho thấy nhà văn am tường tâm lí con người. Khi Tử Văn đơn độc đối diện với cái ác, chàng không sợ. Nhưng khi biết của đút lót có thể làm tha hóa cả cõi âm, số đông đã đứng về kẻ phi nghĩa, nếu chàng không chút lưỡng lự thì quá phi thường, thật khó tin.

Nguyễn Dữ đã hình dung về thế giới quỷ thần từ những kinh nghiệm của cõi người. Ở đó kẻ gian xảo cũng đánh lộn sòng phải trái, tìm sự che chở của toàn án. Uy lực của hắn khiến Thổ công khiếp sợ đến mức phải “nhân lúc hắn đi vắng, lén đến”. Đối phó với một đối tượng như vậy Tử Văn phải dựa vào Thổ công và cả hai chủ động dùng mưu mẹo. Xưa nay văn chương viết về thần linh ma quỷ chỉ hấp dẫn khi làm cho người ta qua đó mà hiểu thêm con người bằng một cách nhìn khác, thật sinh động. Đây là điều khiến cho dù con người “khôn” đến mức nào đi nữa thì tác phẩm viết về thế giới siêu thực với trình độ nghệ thuật cao vẫn tồn tại và thực sự có ích. Nó không hề là “mê tín dị đoan” đơn giản như ai đó đánh giá.

Tử Văn được xuống âm phủ đối diện với người có quyền lực cao nhất ở đó. Để nhập được vào cõi ấy, chàng phải tạm chết. Đây là một điểm đặc biệt trong quan niệm về sự sinh tử của con người ở trong truyện truyền kì. Nếu người đọc không chấp nhận theo ước lệ đó, cứ tư duy theo lẽ phải thông thường thì không thấy được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Điều đó khiến cho thể loại văn học viết này với một số thể loại của văn học dân gian, nhất là truyện cổ tích thần kì có sự gần gũi.

Kẻ gian xảo đã đến trước chàng và đang kêu oan. Hắn đóng kịch giỏi đến mức Diêm Vương – vốn có khả năng thấu hiểu mọi sự, không ai che giấu được điều gì – cũng bị lừa. Những lời quát mắng (cũng có ý nghĩa như những lời tuyên án) của kẻ có quyền lực cao nhất ở âm phủ khiến cho bất cứ ai không trung thực và không cứng cỏi phải run sợ. Mâu thuẫn giữa Tử Văn và hồn ma viên tướng được đẩy lên độ cao. Người đọc hồi hộp vì đối thủ của chàng đã tranh thủ được thế lực có quyền vô biên vô lượng. Tuy nhiên, chàng không đơn phương độc mã vì đã, đang và sẽ được Thổ Công hỗ trợ. Cảnh xử kiện này thật sinh động và người đọc thấy không khác mấy cảnh nơi công đường xưa, khác chăng chỉ là một số hình dạng, tên gọi của những đối tượng tham gia vào cuộc tranh tụng.

Trước nguy cơ bị lật tẩy và bị Diêm Vương trừng trị, đối thủ của Tử Văn khôn khéo tìm đường lui:

“Gã kia là một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin Đại Vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”.

Giọng lưỡi này nghe thật quen, gợi ta nhớ đến những kẻ phi nghĩa có học đến từ phương Bắc, cướp nước ta, giết hại dân ta như Nguyễn Trãi khái quát, mà cứ leo lẻo chiêu bài nhân nghĩa “hưng diệt kế tuyệt” (phục hưng nước bị mất, nối lại dòng vua đã bị liệt). Truyện này nói riêng và Truyền kì mạn lục nói chung cho thấy tinh thần dân tộc của tác giả rất cao, biểu hiện qua việc gắn chuyện ma quỷ với các sự kiện lịch sử, có ý thức nuôi dưỡng những tình cảm dân tộc tốt đẹp. Điều này nhiều học giả Pháp, Nga, Đài Loan đều ghi nhận và cho rằng nó là một giá trị để phân biệt tác phẩm của Nguyễn Dữ với các tác phẩm truyền kì Triều Tiên, Nhật Bản cùng tiếp thụ Tiễn đăng tân thoại.

Những sự thực rõ ràng đã làm Diêm Vương tỉnh ngộ, trở lại công minh, có lời lẽ và hành động như người ta ao ước. Lời Diêm Vương chỉnh đốn những kẻ thuộc hạ chẳng khác gì lời đáng minh quân đàn hặc. Đúng là hình tượng Diêm Vương do một nhà nho dù ở ẩn vẫn nặng lòng với chính sự sáng tạo, nên dù có thật xa cách với thời gian và không gian vì thuộc hai cõi, mà vẫn tường tận những tệ lậu của chính sự đời Hán, đời Đường! Nguyễn Dữ không có khi nào mê say với cõi siêu thực mà quên đi cõi thực, điều này thấy cả ở sự xử lí những việc lớn liên quan đến chính sự hay chỉ việc nhỏ liên quan đến đời thường. Nhà văn thật hóm khi để Diêm Vương cho Tử Văn hưởng một phần xôi lợn của dân cúng tế. Ta như hình dung thấy cảnh viết đến đây nhà văn mỉm cười hạ bút, vuốt râu, chiêu một ngụm trà thanh khiết tự thưởng cho mình.

Tử Văn thuộc nhân vật hiệp sĩ trong truyện truyền kì. Hình tượng này thật đẹp đẽ. Từ chỗ chống cái xấu cái ác như xuất phát từ bản năng, Tử Văn hành xử ngày càng lí trí hơn, ý nghĩa của các hành động của chàng cũng ngày càng được nâng cao. Ca ngợi Tử Văn cũng chính là chúng ta đang ca ngợi Nguyễn Dữ. Nhà văn đã xây dựng thành công một hình tượng con người yêu lẽ phải, cương trực dám xả thân cho niềm tin của mình. Nhà Việt Nam học xuất sắc người Nga N.I. Niculin coi truyện này là “hồi âm của cuộc đấu tranh giải phóng” thật xác đáng. Chính nhân vật Tử Văn đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo nên ý niệm đó.

Phân tích truyện Tản Viên từ phán sự lục

Tản Viên từ phán sự lục là một trong những truyện tiêu biểu trong tập Truyền kì mạn lục nhằm khẳng định tính dân tộc, tinh thần yêu nước và ý chí chống nô dịch, bất công, kiên quyết đấu tranh cho chính nghĩa, lẽ phải.

Diễn biến các sự kiện trong Tản Viên từ phán sự lục cơ bản tuân theo trật tự thười gian có khởi đầu, có cao trào và đi đến kết thúc có hậu. Ngô Tử Văn sau khi biết được sự việc gian tà, ý thức được lẽ đúng sai đã phơi bày chân tương họ thôi, rút cuộc được Thổ công báo ơn, tiến cử giữ chức phán sự ở đền Tảrn Viên. Trên cơ sở một khung cốt truyện ấy lại có thể phân chia thành nhiều tuyến sự kiện và mối quan hệ giữ các tuyến nhân vật. Đó là cuộc đấu lí quyết liệt giữa Ngô Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc họ Thôi: một bên có phẩm chất khẳng khái, cương trực, tự tin mình “là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”, “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào” với một bên đang tạm thời có uy quyền “làm yêu làm quái trong dân gian”, “quen dùng chước lối lừa, thích làm trò thảm ngược, Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dân bị nó quấy rầy, phàm những  việc hưng yêu tác quái đều trị nó cả”, “những đền miếu gần quanh vì tham đút mà đều bênh vực cho nó cả”,… Đã vậy, sự giả dối và nghệ thuật đổi trắng thay đen của viên tướng bại trận họ Thôi còn thuần thục, khéo léo khiến cho Diêm Vương cũng lầm lẫn kẻ trung người xảo; thậm chí đến mức bao che, bênh vực đồng lõa với thói xảo trá, vô tình thảm hại người ngay: “kẻ kia là một người cư sí, trung thần để đền công khó nhọc. Mày là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình làm ra, còn trốn đi đằng nào?”,… Thế rồi, “hai bên cãi nhau mãi vẫn không phân phải trái”, khiến cho Diêm Vương phải sinh nghi. Sự kiện cãi nhau này được tăng cường thêm tính hấp dẫn bởi Nguyễn Dữ biết khai thác sâu sắc nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật. Đến lúc bắt đầu đuối lí và sợ lộ chân tướng, bấy giờ họ Thôi mới “có vẻ sợ, quỳ xuống tâu” và bày tỏ lời cảm thương vờ vịt đóng kịch trong vai một người tử tế khi nhũn nhặn xin với Diêm Vương: “Gã kia một kẻ học trò, thật là ngu bướng, quả đáng tội lắm. Nhưng đã trách mắng như vậy, cũng đủ răn đe rồi. Xin đại vương khoan dung tha cho hắn để tỏ cái đức rộng rãi. Chẳng cần đòi hỏi dây dưa. Nếu thẳng tay trị tội nó, sợ hại đến cái đức hiếu sinh”. Câu chuyện nơi cõi âm của những nhân vật oan hồn, tà ma nhưng lại phản ánh được cuộc sống dương thế cả ở những khía cạnh tâm lí tinh vi, phức tạp nên càng có sức khơi gợi, hấp dẫn bạn đọc. Thế rồi trước sự thật rõ ràng, lẽ phải được xác lập, họ Thôi bị trừng trị đích đáng: “Diêm Vương liền sai lấy lòng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ người ấy vào ngục Cửu U”,… Đó cũng là tinh thần nhân văn, ý nguyện khẳng định lẽ phải “Thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà” vốn phổ biến trong lối kết thúc có hậu truyện cổ tích và cũng phù hợp với tâm thế tiếp nhận của người đọc nói chung.

Là một trong những truyện truyền kỳ tiêu biểu, các yếu tố kì lạ, kì ảo cũng đã được khai thác đến tối đa và kết hợp nhuần nhuyễn với các chi tiết hiện thực, phù hợp với cách quan niệm và cách hình dung về cuộc sống. Mối quan hệ đời sống hiện thực và cõi âm, hư ảo cũng được đan kết, chuyển hóa rất tinh tế, liền mạch, con người đi từ cõi thực vào cõi ảo đều có lý do, có bước chuyển giai đoạn khiến cho mạch truyện diễn biến tự nhiên, tạo nên màn sương khói hư ảo đăc trưng cho loại truyện truyền kỳ. Nhân vật Ngô Tử Văn từ một con người trần tục đã nhập cuộc thế giới được dắt bởi trí tưởng tượng phong phú: “đốt đền xong, chàng về nhà thấy trong mình khó chịu, đầu lảo đảo và bụng run run, rồi nổi lên một cơn sốt nóng, sốt rét. Trong khi sốt, chàng thấy một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ, đến đòi làm trả lại ngôi đền như cũ…”. Tiếp đó là cuộc đối thoại giữa Ngô Tử Văn với viên tướng họ Thôi và ông già chính chủ ngôi đền thực chất lại gần như lời thăm bệnh giữa những con người trong cuộc sống thường ngày, nói khác đi là sự mô phỏng, sao chép đời sống hiện thực vào thế giới hồn ma. Sau khi Ngô Tử Văn vâng lời ông già, sự thật đời thường lại được tái lập và chuẩn bị cho một sự chuyển đoạn khác, gặp gỡ những nhân vật khác, ở một không gian khác: “đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía Đông. Đi bộ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng. Hai con quỷ đến nói với người canh cổng, người canh cổng đi vào một lúc rồi ra truyền chỉ…”. Tiếp đó lại là những tranh luận giữa Ngô Tử Văn với Diêm Vương, với hồn ma họ Thôi để cuối cùng sự thật được sáng tỏ, Tử Văn được bọn lính đưa từ cõi âm về: “Chàng về tới nhà té ra mình đã chết được hai ngày rồi. Nhân đem những việc đã qua kể lại cho mọi người nghe, ai cũng kinh hãi và không tin là sự thực. Sau đó họ đón một bà đồng về phụ đồng, đồng lên cũng nói đúng như lời Tử Văn. Người làng bèn mua gỗ, dựng một tòa đền mới. Còn ngôi mộ của tên tướng giặjc kia tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám vậy…”. Cách miêu tả này giúp cho các yếu tố kì lạ luôn được đảm bảo bằng sự thật, khiến cho cái kì lạ không bị trí tưởng tượng đẩy đi quá xa. Kế tiếp lại là một câu chuyển đoạn nói về cái chết của Ngô Tử Văn sau khi được Thổ công đếns báo tin về việc tiến cử một chân phán sự ở đền Tản Viên: “Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất”,… Để tạo niềm tin và sức thuyết phục cho câu chuyện, đoạn kết kể lại sự việc hệt như sự thật, đúng như điều tai nghe mắt thấy, có thời gian địa điểm, nhân chứng, vật chứng rõ ràng:

“Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan, vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa Tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi dến ầm ầm, lại nghe tiếng quát:

“Người đi dường tránh ra, xe quán phán sự!”

Người ấy ngẩng dầu trông thì thấy người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ chắp tay thi lễ chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con  cháu hãy còn, người ta  truyền rằng đó là nhà quan phán sự!”…

Tác phẩm có ý nghĩa khuyến thiện trừng ác nhưng không hề khô khan, đơn điệu chính nhờ trí tưởng tượng vô cùng phong phú của Nguyễn Dữ và những thủ pháp kì ảo luôn bám chặt vào đời sống heiejn thức, tạo nên trường lực hấp dẫn to lớn với người đọc.

Phân tích tác phẩm Tản Viên từ phán sự lục

Đoạn trích từ “Đốt đền xong…” đến” ngục Cửu U”: nêu những sự việc chính và tính cách của nhân vật Tử Văn.

Đoạn trích có bốn sự việc chính:

  • Đốt đèn xong, Tử Văn về nhà bị ốm sốt. Trong cơn ốm sốt, chàng gặp tên cư sĩ Bách hộ họ Thôi. Tên này dọa nhạt mắng nhiế đòi chàng làm lại đền, đòi kiện chàng trước Diêm Vương để trừng phạt. Tiếp đó là chuyện Thổ công hiện gặp trình bày sự gian ác của tên Bách hộ họ Thôi.
  • Tên cư sĩ và Tử Văn cãi nhau quyết liệt trước mặt Diêm Vương, không bên nào ép được bên nào, khiến vua cõi Minh ti phân vân khó xử, phải sai người đến đền Tản Viên để lấy bằng chứng do Tử Văn nêu,
  • Có được bằng chứng, vua Diêm Vương xử Tử Văn thắng kiện, Bách hộ họ Thôi hết đường chối cãi tội ác, bị giam ngục Cửu U.

Ngô Tử Văn giải quyết từng sự việc theo một trình tự hợp lí:

  • Khi gặp tên Bách hộ họ Thôi thì điềm tĩnh, cứng cỏi không hề tỏ ra sợ hãi trước lời dọa nạt của hắn.
  • Khi gặp Thổ công thì tìm hiểu cặn kẽ câu chuyện trước sau để có kế hoạch ứng đối với kẻ yêu quỷ.
  • Khi bị áp tải qua cầu đầy quỷ Dạ Xoa thì kêu oan uổng để chúng không thể tùy tiện hạ sát.
  • Khi đối chất trước tòa thì viện đầy đủ lí lẽ, không chịu lùi một phân.

Vì vậy mà Tử Văn đã thắng một cách đoàn hoàng, chính đáng trước phiên xử án của vua Diêm Vương, làm cho chính ông vua ở cõi Minh ti này cũng phải khâm phục và ban thưởng.

Các sự việc xảy ra với Ngô Tử Vân trong một thời gian không lâu: hai ngày. Ngô Tử Vân đã gặp hồn ma Bách hộ họ Thôi, Thổ công, các quỷ sứ cõi Minh ti và vua Diêm Vương. Đó toàn là cách nhân vật ở thế giới cõi âm mang tính chất tưởng tượng, hoang đường kì ảo. Mặc dù vậy, câu chuyện đối chất sinh động như có thực trên cuộc đời và dieên rxa trong phạm vi Đại Việt ( Lạng Giang, Yên Dũng, Đông Quan, Tản Viên). Điều đó làm tăng giá trị bản địa của truyện.

Sự việc Tử Văn tắm gội sạch sẽ, khấn trời rồi mới đốt đền thể hiện tính cách của một kẻ sĩ chính trực. Kẻ sĩ kính trời, giữ trong sạch lòng mình, song không chịu được sự tác oai, tác quái của bọn yêu quỷ. Vì vậy mà trước khi đốt đến, Ngô Tử Văn đã tắm rửa sạch sẽ và khấn trời chứng giám cho hành động chính trực của mình.

Nhân vật Bách hộ họ Thôi từ một kẻ hung hăng hiếu thắng trở thành một kẻ thất bại thảm hại. Khi thấy Tử Văn trả lời cứng cỏi, hắn đã cố xúc xiểm Diêm Vương để mong vua cõi Minh ti tin lời hắn, trị tội Tử Văn. Đến khi hắn thấy Diêm Vương sai người đến núi Tản Viên để lấy chứng thực, hắn bắt đầu run và xin nhẹ tội cho Tử Văn. Nào ngờ Diêm Vương là một quan tòa hết sức nghiêm minh, giữ vững cán cân công lí, đã xử hắn tội vu cáo và tội hại dân, đày hắn xuống ngục Cửu U, tỏ lời khâm phục và ban thưởng cho Tử Văn.

Qua lời giới thiệu về Tử Văn và nguyên nhân đốt đền, ta hiểu rõ Ngô Tử Văn là một kẻ sĩ chính trực đúng như lời bình của tác giả ở cuối truyện: “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi”. Không có lời bình nào cho Ngô Tử Văn xác đáng hơn lời bình này.

Truyện kể về cuộc đấu tranh giữa người và tà thần. Đây là cuộc đấu tranh không khoan nhượng, một mất, một còn vì sự chính trực, vì hạnh phúc của nhân dân. Thế lực ma quỷ tà thần chính là những thế lực hắc ám, trong đó có cả thế lực ngoại xâm, thế lực của những kẻ cậy quyền, cậy thế, chà đạp lên công lí và nhân phẩm con người trong thời đại Nguyễn Dữ.

Truyện đầy rẫy những yếu tố kì ảo, hoang đường của truyền kì. Ngay cả nhân vật Ngô Tử Văn cũng là một nhân vật truyền kì khi tiếp xúc với thế giới Minh ti, khi làm chức Phán sự cõi Minh ti và khi xuất hiện trong sương mù lần cuối ở phía Tây thành Đông Quan tức Hà Nội ngày nay.

Phân tích đánh giá tác phẩm Tản Viên từ phán sự lục

1/ Hệ thống nhân vật

Trong Tản Viên từ phán sự lục có các nhân vật: Ngô Tử Văn, Thổ công, hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi và Diêm Vương; trong đó, nhân vật chính là Ngô Tử Văn.

2/ Các sự kiện xảy ra đối với Tử Văn

  • Tử văn đốt đền.
  • Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và dọa sẽ kiện đến Diêm Vương.
  • Tử Văn đấu tranh giành sự công bằng.
  • Tử Văn được làm Phán sự đền Tản Viên.

Các sự việc xảy ra đều chủ yếu nhằm thể hiện tính cách nhân vật Ngô Tử Văn, đối lập với tính cách viên Bách hộ họ Thôi.

3/ Yếu tố kì ảo và nội dung hiện thực

Truyện dày đặc yếu tố kì ảo: từ chuyện thần linh (Thổ công, đức Thánh Tản Viên) đến chuyện ma quỷ (hồn ma tướng giặc…); chuyện Tử Văn phát bệnh; quỷ sứ đến bắt Tử Văn đi; viên Bách hộ họ Thôi bị đày xuống ngục Cửu U; chuyện Tử Văn chết đi sống lại, rồi không bệnh mà mất, thành phán sự đền Tản Viên; Tử Văn cưỡi gió biến mất,

Truyện vẫn mang nội dung hiện thực:

  • Lai lịch nhân vật: Tử Văn (tên Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang), viên Bách hộ họ Thôi (bộ tướng của Mộc Thạnh).
  • Câu chuyện xảy ra trong không gian, thời gian cụ thể: cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang xâm chiếm, vùng Yên Dũng, Lạng Giang thành chiến trường (thời gian giặc Minh sang xâm chiếm nước ta: 1407 – 1427).
  • Tử Văn đi nhậm chức Phán sự đền Tản Viên vào một buổi sáng năm Giáp Ngọ (1414).

Tác giả sống và viết truyện này vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI. Cho nên, câu chuyện được kể dù có ở thời trước đó cũng không có nghĩa là không liên hệ với bối cảnh xã hội đương thời: nhà Lê suy thoái, chính quyền chuyển sang tay nhà Mạc. Mặt khác, bản thân các nội dung khẳng định tính chính nghĩa, cái thiện, ca ngợi người cương trực, ngay thẳng, lên án gian tà… cũng là những nội dung giàu ý nghĩa hiện thực.

Tóm lại, tác giả đã xây dựng được một cốt truyện với những xung đột giàu kịch tính, tính cách nhân vật được chú ý khắc họa nhờ nghệ thuật tương phản (giữa Tử Văn và hồn ma viên Bách hộ), yếu tố kì ảo kết hợp tự nhiên với yếu tố hiện thực trong diễn biến linh hoạt của câu chuyện. Những đặc điểm ấy tạo cho truyện sức hấp dẫn.

4/ Tính cách nhân vật Ngô Tử Văn

Tử Văn là người cương trực, mạnh mẽ, không khoan nhượng với gian tà. Trước hết, tính cách ấy được thể hiện qua hành động đốt đền. Tuy nhiên, ở hành động này, cảm thấy rằng Tử Văn là kẻ sĩ, không thể không biết đến quan niệm của người xưa là tôn trọng thánh thần, xem việc đốt phá đền chùa, miếu mạo là động chạm đến thánh thần. Tử Văn đôt đền xuất phát từ sự bất bình trước việc đền thờ tiếng là liêng thiêng mà không giúp dân diệt được gian tà. Hơn nữa, trước khi đốt đền, Tử Văn tắm gội sạch sẽ và khấn trời. Điều đó cho thấy Tử Văn ý thức rất rõ về hành động của mình và mong muốn lòng thành của mình được trời chứng giám.

Tính cương trực, can đảm của Tử Văn được thể hiện nổi bật ở những sự việc đối với viên Bách hộ họ Thôi, với Diêm Vương… Trước “một người khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ… tự xưng là cư sĩ” đền đòi dựng trả ngôi đền, Tử Văn “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Đến âm phủ, trong không khí rùng rợn, hãi hùng, Tử Văn vẫn một mực muốn chứng tỏ sự thật, đòi công bằng, công lí.

Tử Văn còn là người lễ độ: khi đã trở thành phán sự đền Tản Viên,  gặp người quen vẫn “chắp tay thi lễ.”.

5/ Tính cách nhân vật Bách hộ họ Thôi

TÍnh cách xảo trá, gian ác của nhân vật này thể hiện rõ ở nhữxng diễn biến tâm lí và hành động của y. Thoạt đầu, trước Tử Văn, hắn tự xưng là cư sĩ, dùng nguyên lí của đạo Nho để buộc tội Tử Văn, lấy oai linh của quỷ thần để hăm dọa. Hắn lừa gạt cả thánh thần, ngoan cố vu tội cho Tử Văn; khi thấy tình thế bất lợi, hắn lập lời cho qua… Trước sau, nhân vật này nhất quán: khi sống laf̀ kẻ giặc đi cướp nước, khi chết là kẻ cướp đền.

6/ Ý nghĩa giáo dục của truyện

Lời bình cuối truyện đã nói lên lời răn về nhân cách của kẻ sĩ, con người chân chính không nên uống mình, phải sống cương trực, ngay thẳng. Sự cứng cỏi, lòng can đảm trước những cái xấu,  cái ác là thái độ ứng xử tích cực cần được coi trọng.

Ý nghĩa về sự ca ngợi, tôn vinh người cương trực, quyết đoán, dám đương đầu với cái ác, cái xấu cũng đã được thể hiện ở phần kết câu chuyện: Tử Văn chết đi sống lại, rồi sau đó hóa thành quan phán sự ở đền Tản Viên.

7/ Chủ đề

Bằng một nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, với những yếu tố kì ảo mang nội dung hiện thực sâu sắc, Tản Viên từ phán sự lục thể hiện nổi bật gương người cương trực, can đảm, mạnh mẽ đấu tranh chống lại gian tà, loại trừ cái ác, đòi công lí, công bằng.

Tản Viên đền phán sự lục của Nguyễn Dữ là khát vọng về chiến thắng của công lí và chính nghĩa. Bạn hãy phân tích để làm sáng tỏ nhận định trên

Tản Viên từ phán sự lục là câu chuyện ngợi ca khí phách, tài năng của chàng nho sinh Ngô Tử Văn trong việc trừ diệt vong hồn tên tướng giặc Minh.

Ngay từ đầu truyện, Ngô Tử Văn được giới thiệu là một người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, ghét gian tà. Đây là lời giới thiệu mang tính chât ngợi khen, có tác dụng định hướng người đọc về hành động kiên quyết của nhân vật này. Minh chứng rõ ràng cho tính cách cứng cỏi của Ngô Tử Văn là hành động đốt đền tà của chàng. Trong khi hồn ma của tướng giặc bại trận họ Thôi đánh bại Thổ công của ngôi đền, đút lót các thần miếu bên cạnh, tác oai, tác quái cả một vùng thì ở làng của Tử Văn, mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi không dám động chạm đến quỷ thần ở ngôi đền đó. Tử Văn đã cương quyết đốt đền, công khai, ung dung và đường hoàng làm công việc diệt trừ yêu ma quấy nhiễu dân lành. Chàng đốt đền là đốt nhà của tên yêu quái nhằm xua đuổi, không cho hắn tiếp tục trú ngụ ở đó để nhũng nhiễu, gây cảnh khốn đốn cho dân. Trước khi hành động, chàng tắm rửa sạch sẽ, làm nghi thức khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, đứng về phía chính nghĩa. Điều đó chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ trong con người Ngô Tử Văn. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma quấy nhiễu dân lành. Chàng đốt đền là đốt nhà của tên yêu quái nhằm xua đuổi, không cho hắn tiếp tục trú ngụ ở đó để nhũng nhiễu, gây cảnh khốn đốn cho dân. Trước khi hành động, chàng tắm rửa sạch sẽ, làm nghi thức khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Hành động đó xuất phát từ mong muốn diệt trừ yêu ma, trừ hại cho dân, đứng về phía chính nghĩa, Điều đó chứng tỏ cốt cách khảng khái của kẻ sĩ trong con người Ngô Tử Văn. Hành động đốt đền của Ngô Tử Văn không phải là sự báng bổ thần thánh mà thể hiện sự bất bình, tuyên chiến với các thế lực hắc ám trong xã hội. Hành động đốt đền đã thể hiện tính cách cương trực, can đảm, mạnh mẽ, quyết liệt “thấy sự gian tà không chịu được” của Tử Văn. Chàng tin hành động chính nghĩa, sự trong sạch và chân thành của mình sẽ được trời ủng hộ. Hành động này là điểm thắt nút của câu chuyện , tạo nên sự xung đột giữa các nhân vật và sức hấp dẫn cho tác phẩm. Sau khi đốt đền, Tử Văn thấy trong người khó chịu, lên cơn sốt nóng rồi sốt rét. Chàng thấy một người “khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ đi đến, nói năng và quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là cư sĩ”, trách mắng Tử Văn. Hắn dùng những nguyên lí của đạo Nho để buộc tội Tử Văn là kẻ sĩ mà lại “không biết cái đức của quỷ thần”, đã không kính trọng quỷ thần lại còn “dám khinh nhờn hủy tượng, đốt đền”, bắt Tử Văn “dựng trả đền như cũ”, rồi đe dọa nếu không dựng trả ngôi đền thì “sẽ khó lòng tránh khỏi tai vạ”. Trước thái độ hung hăng của tên tướng giặc, “Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên”. Thái độ ấy cho thấy Tử Văn là con người cứng rắn, mạnh mẽ, uy vũ không dễ gì khuất phục. Bất chấp những lời đe dọa của tên tướng giặc, Tử Văn tỏ ra rất bình thản, cái bình thản của con người sẵn sàng đương đầu với những thế lực hắc ám, cho dù mình có phải chết. Tử Văn bị bọn quỷ sứ đến bắt và giải đi qua những cảnh rùng rợn, qua con sông lớn “gió tanh sông xám”, thấy bọn quỷ Dạ Xoa mắt xanh tóc đỏ nanh ác nhưng Tử Văn không hề nao núng. Chàng đã khẳng định với bọn quỷ “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”. Chàng tin vào sự ngay thẳng và chính nghĩa của mình. Trước Diêm Vương, trong không khí rùng rợn nơi âm phủ, bị tên Bách hộ họ Thôi vu cáo, sỉ nhục, bị Diêm Vương mắng và áp đảo tinh thần, Tử Văn không hề nao núng. Chàng tâu trình với Diêm Vương đầu đuôi mọi chuyện bằng những “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Tử Văn cương quyết nói với Diêm Vương: “Nếu nhà vua không tin lời tôi, xin tư giấy đến đền  Tản Viên để hỏi; không đúng như thế, tôi xin chịu thêm cái tội nói càn”. Trước những chứng cớ mà Tử Văn đưa ra, Diêm Vương đã nhận ra sự thật. Tên Bách họ Thôi đã bị trừng trị đích đáng: bị tống giam vào ngục Cửu U. Sự cương trực, thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh cho chính nghĩa của Tử Văn đã chiến thắng. Chàng đã giải trừ được tai họa, đem lại sự an lành cho người dân, diệt trừ tận gốc thể lực xâm lược tàn ác, làm sáng tỏ nỗi oan khuất và khôi phục danh vị cho Thổ thần nước Việt.

Hồn ma chiếm giữ đền là của tên Bách hộ họ Thôi, vốn là viên tướng bại trận của giặc Minh, lúc sống đi xâm lược nước ta, lúc chết hắn vẫn giữ nguyên bản chất của kẻ xâm lăng, xảo quyệt. Hắn đã mạo danh là Thổ thần, tự xưng với Tử Văn là cư sĩ. Khi bị Tử Văn đốt đền, hắn tức giận, đến gặp Tử Văn, trách mắng và đòi chàng phải dựng trả ngôi đền như cũ. Thấy Tử Văn điềm nhiên không đếm xỉa gì đến những lời trách mắng của mình, hắn đã buông lời đe dọa. Những lười đe dọa cũng không làm cho Tử Văn nao núng, hắn tức giận phất áo đi.

Khi Tử Văn bị bắt xuống âm phủ, vào đến cửa điện của Diêm Vương, chàng đã “thấy người đội mũ trụ đương kêu cầu ở trước sân”. Thấy Tử Văn cứng cỏi, tên Bách hộ họ Thôi đã ngoan cố vu vạ cho Tử Văn: “Ấy là ở trước vương phủ mà hắn còn ghê gớm như thế, mồm năm miệng mười, đơm đặt bịa tạc. Huống hồ là ở một nơi đền miếu quạnh hiu hắn sợ gì mà không dám cho một mồi lửa”. Vụ vạ không được thì hắn lập lờ nhận tội. Song lời nhận tội của hắn cũng thể hiện bản chất gian ngoan. Hắn tâu với Diêm Vương: trách mắng Tử Văn như vậy cũng “đủ răn đe rồi”, Diêm Vương nên khoan dung cho Tử Văn bởi nếu Diêm Vương thẳng tay trị tội chàng sẽ “hại đến cái đức hiếu sinh”. Sự thay đổi thái độ đột ngột của hắn đã khiến Diêm Vương nghi ngờ và nhận ra sự thật. Rõ ràng tên Bách hộ họ Thôi khôn ngoan, xảo quyệt nhưng cũng không thể thoát được lưới trời lồng lộng. Sự lừa đảo, càn bậy của y cuối cùng bị Diêm Vương trị tội thích đáng.

Cuộc đấu tranh giữa Tử Văn với hồn ma tên tướng giặc là cuộc đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai thế lực: một bên là con người, đại diện là Tử Văn; một bên là thần linh ma quỷ, đại diện là hồn ma tên tướng giặc Bắc triều bại trận. Thế lực thần linh, ma quỷ trong truyện phần nào đã phản ánh các thế lực cường quyền phong kiến thời Nguyễn Dữ. Chúng đã kết bè với nhau để hãm hại dân lành. Diêm Vương và các phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt. Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là bóng dáng của những bất công trong xã hội đương thời. Các đền miếu lân cận vì tham của đút đều làm ngơ cho hồn ma tên tướng giặc cũng giống như bọn quan tham đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khốn khổ cho người dân. Với bản lĩnh cứng cỏi, kiên quyết chống gian tà, phi nghĩa; lại được giúp sức của Thổ thần, Tử Văn đã chiến thắng. Sự chiến thắng của Tử Văn thể hiện niềm tin của nhân dân lao động: chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác.

Những yếu tố kì ảo khiến cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, sinh động, lôi cuốn và hấp dẫn người đọc. Truyện có kết cấu chặt chẽ, tác giả xây dựng tình huống hấp dẫn, tạo xung đột ngày càng gay gắt, các tình tiết lôi cuốn. Nhà văn đã dẫn dắt truyện một cách khéo léo, kể và tả sinh động, hấp dẫn. Câu chuyện được mở nút, kết thúc khi sự thật được phơi bày, công lí được thực thi, kẻ ác bị trừng trị, người lương thiện được đền đáp. Truyện được xây dựng đầy kịch tích, kết cấu chặt chẽ, hấp dẫn và lôi cuốn. Người đọc bị cuốn hút theo diễn biến của câu chuyện và số phận nhân vật. Tác phẩm có lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn, chỉ qua ngôn ngữ và hành động mà tính cách nhân vật hiện lên rõ nét, diễn biến truyện giàu kịch tính, để lại ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc trong lòng người đọc.

Phân tích Tản Viên từ phán sự lục – Nội dung và nghệ thuật tác phẩm

1/ Nội dung

Truyện kể về nhân vật Ngô Tử Văn, đó là một con người khảng khái, cương trực, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Ông đã tức giận trước sự “hung yêu tác quái” của tên hung thần và cuối cùng ông đã ra tay đốt đền – một việc làm mà trong nhân gian không ai dám làm, thậm chí còn khiếp sợ trước sự tàn bạo của tên hung thần quái ác. Nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại, ông không hề khiếp sợ trước những lời đe dọa của tên hung thần cũng như trước khung cảnh ghê rợn nơi cõi âm. Ông còn tỏ ra cứng cỏi, bất khuất trước Diêm Vương đầy uy lực. Bằng chính nghĩa và sự dũng cảm, cương trực đấu tranh cho chính nghĩa, cuối cùng, Ngô Tử Văn đã chiến thắng, giải trừ được tai họa đem lại an lành cho nhân dân và được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, đảm đương nhiệm vụ giữ gìn công lí.

Tóm lại, Tản Viên phán sự lục đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn, một người trí thức Việt; đồng thời thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà.

2/ Nghệ thuật

Nghệ thuật kể lại hết sức lôi cuốn, nhân vật được xây dựng khá sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tích, truyện đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc.

3/ Giá trị

Câu chuyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Sự chiến thắng của Ngô Tử Vân sau nhiều gian nguy, thử thách có ý nghĩa khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà. Đề cao nhân vật Ngô Tử Văn, truyện còn có ý nghĩa thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, sự đấu tranh triệt để với cái xấu, cái ác để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chính nghĩa.

Truyện còn có ý nghĩa phê phán gay gắt, trước hết là phê phán tên tướng giặc xảo quyệt, lúc sống là giặc xâm lược, lúc chết cũng không từ bỏ dã tâm tham lam, hung ác.

Qua các chi tiết hư cấu, hoang đường, truyện còn phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm; kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức, thánh thần ở cõi âm cũng tham lam của đút, bao che cho kẻ lộng hành. Những hiện tượng bất công ở cõi âm chính là tấm gương phản chiếu những bất công trong xã hội đương thời.

Qua câu chuyện này, tác giả muốn nhắn nhủ rằng: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại chiến thắng cho chính nghĩa.

Viết một đoạn văn ngắn phân tích Tản Viên từ phán sự lục (trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ).

Chức phán sự đền Tản Viên là phần thưởng xứng đáng dành cho Tử Văn, có ý nghĩa noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đấu tranh chống cái ác, bảo vệ công lí. Cuộc gặp gỡ của quan phán sự với người quen cũ thể hiện niềm tin tưởng của nhân dân vào vị quan tốt, bảo vệ công lí cho người dân. Đồng thời, qua chi tiết này tác giả cũng muốn gửi gắm rằng: Những người chính trực sẽ luôn được kính trọng, tiếng thơm lưu giữ muôn đời.

Truyện phơi bày hiện thực đầy rẫy những bất công từ cõi trần đến cõi âm: kẻ ác được sung sướng, người lương thiện chịu oan ức; thánh thần ở cõi âm cũng tham của đút bao che cho kẻ ác và cái ác lộng hành; Diêm Vương và các Phán quan đại diện cho công lí cũng bị lấp tai, che mắt.

Những hiện tượng tiêu cực ở cõi âm chính là hình chiếu cho những bất công trong xã hội đương thời mà ở đó điều nhức nhối nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay cho kẻ ác, kẻ xấu để gây nên bao nỗi khổ cho người dân lương thiện.

Lời bình ở cuối truyện muốn nhấn mạnh đến lòng dũng cảm và bản lĩnh của con người. Ở đời chỉ sợ con người không đủ can đảm để đứng lên chống lại những điều gian ác, thấy khó khăn đã nản lòng rồi buông xuôi mặc kệ cái ác tồn tại. Qua lời bình có thể thấy lời nhắn nhủ của tác giả: Hãy đấu tranh đến cùng chống cái xấu, cái ác. Chỉ có đấu tranh dũng cảm mới đem lại phần thắng cho chính nghĩa.

Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn là một trong những yếu tố làm nên sức hấp dẫn của Tản Viên từ phán sự lục. Chi tiết mở đầu truyện – Tử Văn “châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn…” – đã gây chú ý và dự báo những diễn biến tiếp theo sẽ rất khác thường, thu hút người đọc đi sâu vào truyện. Câu truyện được thắt nút dần với những xung đột ngày càng căng thẳng, dẫn đến cao trào. Truyện được mở nút: lời Tử Văn được minh chứng, sự thật phơi bày. Công lí được thực hiện: kẻ ác phải đền tội, người lương thiện được phục hồi và đền đáp. Truyện được xây dựng đầy kịch tích với kết cấu chặt chẽ, logic, thu hút và lôi cuốn người đọc cùng chia sẻ với tình cảm, quan điểm của người viết.

Xem thêm:

Kết luận

Các bài phân tích Tản Viên từ phán sự lục đã được cập nhật đa dạng tại trang The POET. Học sinh nên tham khảo để nắm được dàn ý và cách phân tích tác phẩm hay nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet