Mẫu dàn ý phân tích Tiếng Thu ngắn gọn, chọn lọc hay nhất
Phân tích Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư được tổng hợp chi tiết. Đồng thời Thepoetmagazine gợi ý cho học sinh dàn ý phân tích để làm bài dễ dàng hơn.
Dàn ý phân tích bài thơ Tiếng thu
Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác giả Lưu Trọng Lư và bài thơ Tiếng thu trong sách Ngữ văn lớp 12. Học sinh nên khái quát nội dung tác phẩm này.
Thân bài: Có thể chia làm ba phần chính bao gồm hoàn cảnh sáng tác, nội dung của tác phẩm và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1939. Tác giả viết bài thơ khi ngắm nhìn vẻ đẹp của thu và hình ảnh những người phụ nữ chờ đợi chồng trở về.
- Nội dung của tác phẩm: Lưu Trọng Lư mượn hình ảnh mùa thu trong Tiếng thu để miêu tả nỗi buồn của nhân vật trữ tình.
- Giá trị nghệ thuật: Tác giả vận dụng ngôn từ gần gũi kết hợp với các biện pháp tu từ để vẽ nên bức tranh mùa thu đẹp đẽ.
Ngoài ra, bạn có thể so sánh Tiếng thu với những bài thơ khác cùng chủ đề như Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) để làm nổi bật sự sáng tạo của bài thơ này.
Kết bài: Nêu cảm nhận về bài thơ và khẳng định lại giá trị nghệ thuật mà tác phẩm mang lại.
Phân tích bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Tổng hợp những bài văn mẫu phân tích bài thơ Tiếng thu có chọn lọc. Bạn có thể tham khảo để biết cách vận dụng vào bài văn của mình.
Phân tích bài thơ Tiếng thu cho học sinh giỏi mẫu 1
Lưu Trọng Lư là nhà thơ tiêu biểu khởi xướng cho phong trào thơ mới tại Việt Nam. Những tác phẩm thơ của ông không có sự chau chuốt kỹ lưỡng về ngôn từ và câu chữ nhưng lại tập trung và cái chân thực của cảm xúc. Thơ của ông được viết ra tựa như những dòng tâm sự từ tận đáy lòng. Có lẽ chính vì vậy mà nhiều người không đánh giá cao những tác phẩm thơ của Lưu Trọng Lư. Tuy nhiên, nếu ai đã cảm nhận được từng câu thơ mà ông viết thì sẽ đánh giá khác. Một trong những bài thơ nổi bật được đánh giá cao chính là bài thơ Tiếng thu.
Nhắc đến bài thơ Tiếng thu, nhà thơ Trần Đăng Khoa từng nhận định đây chính là bài thơ hay nhất trong cuộc đời sáng tác thơ ca của Lưu Trọng Lư. Bài thơ này còn thể hiện rõ chất thơ nhất của thi ca Việt Nam thời kỳ hiện đại. Qua cách đánh giá trên, ta cũng phần nào hiểu được vị trí và vai trò của Tiếng thu đối với kho tàng thơ ca Việt Nam. Thông qua Tiếng thu, Lưu Trọng Lư muốn mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để vẽ lên bức tranh tâm trạng chân thực và có chút da diết, xúc động của nhân vật trữ tình.
Ngay từ nhan đề “Tiếng thu” đã khẳng định đây chính là tiếng lòng văng vẳng của nhân vật trữ tình mỗi khi thấy trời chuyển thu và lá vàng rụng. Tiếng nói ấy chất chứa nỗi nhớ của một tình yêu thầm lặng với biết bao kỷ niệm.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được thể hiện qua những câu thơ, lời nói đầy da diết hướng đến nhân vật “em”. Do đó, “em” ở đây có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, “em” là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong lời tâm sự từ đáy lòng. “Em không nghe mùa thu”, câu thơ thể hiện nỗi buồn miên man, em không nghe được tiếng mùa thu hay em không thể nghe thấy được? Dù hiểu theo cách nào ta cũng cảm nhận được khoảng cách và sự khác biệt trong cách cảm nhận của nhân vật trữ tình và “em”. Hình ảnh mùa thu thường xuất hiện trong văn thơ Việt Nam với cảm xúc buồn thương bởi sự chia ly và nhạt phai. Nỗi buồn ấy như chính cảnh sắc mùa thu trong lòng mỗi người.
Trong không gian mùa thu được tác giả gợi mở một cách gián tiếp, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra một cách đặc biệt. Ánh trăng vẫn đẹp như mọi khi nhưng lại không gợi được niềm hân hoan, vui sướng khi nhìn ngắm. Trái lại, ánh trăng trong bài thơ tuy vẫn đẹp nhưng là chính vẻ u sầu “Dưới trăng mờ thổn thức”. Câu thơ khiến cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu nồng đượm nỗi buồn. Hay nói cách khác, chính tâm trạng u buồn của nhân vật trữ tình đã nhuộm cho ánh trăng một vẻ bi sầu đến như vậy. Nhà thơ sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả ánh trăng, như là một hiện thân của tâm trạng và tình cảm của nhân vật trữ tình. Đặc biệt đối với một người đang yêu, và phải chịu đựng nỗi đau của sự chia ly với người thương. Không chỉ vậy, hình ảnh ánh trăng mờ còn gợi cho người đọc liên tưởng đến một đôi mắt ngấn lệ của người đang nhớ nhung người tình trong đau khổ. Chính những giọt lệ dường như đang trực trào ấy đã khiến cho mọi cảnh vật xung quanh trở nên nhạt nhòa, không thể nhìn rõ. Hai câu thơ mở đầu khiến cho ta liên tưởng đến một đôi tình nhân đang bị ngăn cách. Nhưng dù làm gì thì họ cũng nhớ mong đến đối phương.
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Theo dõi diễn biến dòng tâm sự của nhân vật trữ tình, ta cảm nhận được sự cô độc trong tâm hồn, vì dường như những câu hỏi được đặt ra cũng chỉ là như tự độc thoại với chính mình. Không nghe âm thanh của tiết trời thu về, nên em cũng không thể cảm nhận được cảm giác rạo rực và da diết trong trong tình cảm “Em không nghe rạo rực”. Tính từ rạo rực miêu tả sự bồi hồi, của con người trước những khoảnh khắc hạnh phúc. Và cảm xúc ấy đã được nhà thơ Lưu Trọng Lư liên tưởng đến hình ảnh của người chinh phụ và người cô phụ. Giữa hai người họ có sự gắn kết chặt chẽ bởi tình cảm vợ chồng tha thiết. Nhưng cũng chính sự tha thiết và nồng thắm ấy đã gây nên nỗi đau đớn tột cùng khi phải chia ly. Nỗi nhớ thương, mong ngóng người thương càng bị đẩy lên cao trào khi nơi người chồng ra đi là chiến trường hiểm nguy, có thể hy sinh mạng sống bất kỳ lúc nào. Từ đó, ta có thể thấy từ rạo rực nhà thơ nhắc đến không chỉ là sự cháy bỏng của tình cảm đôi lứa mà đó còn là sự lo lắng khôn nguôi. Hình ảnh người chinh phụ và cô phụ trong câu thơ còn nhắc ta liên tưởng đến hình ảnh trong bài thơ “Chinh phụ ngâm khúc” của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm. Tương tự trong Tiếng thu, hai người cũng bị chia cắt, mỗi người mỗi ngả, người ở hậu phương, kẻ ở tiền tuyến.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Hình ảnh lá vàng rơi khi đi vào những câu thơ được ví như biểu tượng của sự tàn úa và chia ly. “Rừng” là nơi sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ của cây xanh. Đồng thời cũng là thế giới tình cảm nồng cháy của nhân vật trữ tình, nơi mà những yêu thương và nỗi niềm nhung nhớ bén rễ và phát triển. Nhưng đến mùa thu, cây xanh rụng lá, tựa như thế giới nội tâm của con người khi đối diện với những mất mát không tên của cảm xúc, khiến cho tâm hồn trở nên xao động. Hình ảnh “Lá thu kêu xào xạc” là hình ảnh tả thực, là khi có những cơn gió thổi qua chiếc lá rụng sẽ tạo ra âm thanh xào xạc. Nhưng khi ta đặt hình ảnh ấy trong mối quan hệ với tâm trạng của nhân vật trữ tình thì tiếng xào xạc cũng là tiếng lòng của nhân vật trữ tình. Đấy là tâm trạng ngổn ngang khi phải chịu bất cứ tác động dù là nhỏ nhất, cũng khiến cho tâm hồn trở nên đau đớn.
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Dù đang viết về hình ảnh của rừng mùa thu và những chiếc lá khô bay xào xạc, tác giả đột nhiên lại nhắc hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác”. Điều này khiến người đọc tự hỏi rằng liệu con nai được nhắc đến có mối liên hệ gì đặc biệt gì đối với toàn bộ nội dung bài thơ. Hoặc có lẽ đây chỉ là sự chọn lựa đầy vô tình của tác giả. Nhưng nếu ta nhìn nhận ở một khía cạnh khác, ta có thể nhận ra sự liên kết giữa những hình ảnh này. Những con nai thường đại diện cho sự ngây thơ, trong sáng, và tình yêu cũng vậy. Dù có trải qua bao nhiêu đau khổ thì tình cảm cũng vẫn luôn đáng trân trọng, đẹp đẽ và thuần khiết như vậy. Câu thơ cuối “Đạp trên lá vàng khô” lại thể hiện sự kiên định cùng với niềm tin bất diệt của nhân vật trữ tình về tình yêu. Bởi dù cho phải chịu những đau đớn, mất mát nhưng chỉ cần còn tồn tại một thứ gọi là tình yêu thì ta vẫn có thể vượt qua được.
Có thể thấy rằng, bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ vẽ ra cho người đọc một bức tranh mùa thu tuyệt đẹp mà còn mang đến cảm giác man mác buồn. Và đồng thời, tác giả muốn thông qua bức tranh ngoại cảnh ấy có thể soi sáng được vào tâm hồn của nhân vật trữ tình. Về một người đa tình, luôn đau đáu những nỗi nhớ và trăn trở về tình yêu.
Phân tích bài thơ Tiếng thu ngắn gọn mẫu 2
Tác giả Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ mới. Những sáng tác của ông là sự kết hợp quyện giữa nét cổ điển và hiện đại, phương Đông và phương Tây. Thơ của ông vừa mang nét đẹp cổ nét và xen lẫn luồng gió mới của thời đại. Bài thơ Tiếng thu là một trong những tác phẩm như vậy. Qua những câu thơ, tác giả mượn hình ảnh không gian và cảnh vật để thể hiện tâm trạng u buồn và da diết.
Mùa thu luôn là chủ đề gợi rất nhiều vấn vương trong thơ ca của những người thi sĩ. Đối với tác Lưu Trọng Lư cũng như thế, mùa thu mang đến cho ông có nhiều cảm xúc. Tác giả đã chọn cho mình một góc riêng ngắm cảnh thu để rồi đứng ngồi không yên khi cảm xúc bất chợt ùa về. Từ những những xúc cảm ấy.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Hai câu thơ mở đầu như vẽ ra cho người đọc cả một trời thương nhớ vấn vương. Cả bài thơ như cuộc trò chuyện giữa đôi tình nhân chan chứa tình cảm, và giữa người chiến sĩ ngoài chiến trận với người tình ở quê nhà đang mòn mỏi từng ngày ngóng tin. Thật bồi hồi biết bao khi một người đang thổn thức trước khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp còn một người lại không nghe và thấy gì. “Em không nghe mùa thu”, nhân vật em mà tác giả đang hỏi là ai? Phải chăng là một người phụ nữ đang buồn rầu đợi tin hay chỉ là một hình bóng tưởng tượng trong tâm trí nhà thơ? Nhưng dù nhân vật là ai không quan trọng, điều nhà thơ quan tâm hơn cả chính là người đó đang nghĩ gì và có tâm sự ra sao trước cảnh đời đang diễn ra. Ánh trăng chính là hình ảnh luôn được các thi sĩ sử dụng để nói về thu hay nỗi buồn. Hình ảnh một mình đứng ngắm trăng cho ta thấy nhân vật có rất nhiều tâm sự thầm kín nhưng không thể san sẻ cùng ai. Tuy vậy, dường như ánh trăng sáng tỏ vằng vặc kia đang nhìn thấu nỗi lòng người thi sĩ. Như vậy có thể thấy, chủ đề mùa thu đã được nhà thơ diễn tả bằng từ ngữ gần gũi và dễ đồng cảm. Điệp từ “nghe” xuất hiện cả ba lần trong mỗi câu thơ đầu khiến chúng ta cảm nhận được sự thổn thức của mùa thu. Bên cạnh đó, tiếng mùa thu còn được tác giả diễn tả bằng âm thanh “em không nghe”.
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Ba câu thơ tiếp theo giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật trữ tình trong bài thơ. Hình ảnh người lính xung phong ra đi lên đường chiến trận là một hình ảnh không bao giờ có thể nào quên được trong tâm trí những người đưa tiễn. Hình ảnh người lính chào tạm biệt người thân thương cứ khuất dần rồi mất hút theo những chiếc lá vàng của mùa thu. Đó như một lời tâm sự từ tận đáy lòng của những người cô phụ trong thời kì kháng chiến.
Khổ thơ cuối cùng khép lại cảm bài thơ với một cảm giác man mác buồn khi mang âm hưởng lưu luyến bởi tiếng nhạc khiến ta không khỏi bồi hồi.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Cách gieo vần trong khổ thơ này kết hợp với các từ láy đặt ở cuối câu được nhà thơ sử dụng đã giúp liên kết chặt chẽ. Từ đó, người đọc có thể cảm nhận nhịp thơ đều đặn hơn. Ngay khi hình ảnh “con nai vàng ngơ ngác” xuất hiện, ta đã nghe được gì? Phải chăng là tiếng lá vàng vỡ vụn dưới bước chân của những con nai hay đó chính là tiếng lòng của nhân vật trữ tình. Tiếng thu trong những câu thơ của Lưu Trọng Lư khiến người đọc không chỉ nhìn thấy mà còn có thể nghe thấy thông qua trí tưởng tượng. Âm thanh mùa thu luôn văng vẳng trong tâm hồn độc giả.
Bài thơ Tiếng thu đã để lại nhiều suy nghĩ trong lòng người đọc. Từ tác phẩm này đã khiến cho chúng ta thấy được bức tranh mùa thu của Lưu Trọng Lư thể hiện con mắt nhìn đời khác biệt của nhà thơ. Mùa thu của tác giả hiện ra mơ màng đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đợi chồng nơi chiến trận.
Phân tích bài Tiếng thu về nội dung và nghệ thuật mẫu 3
Bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một trong những sáng tác tiêu biểu viết về chủ đề mùa thu trong thơ ca Việt Nam. Đối với phong cách thơ của tác giả, ta có thể sẽ không cảm nhận được sự trau chuốt về ngôn từ. Nhưng đó lại chính là lý do khiến bài thơ trở nên gần gũi và chân thật hơn cả. Nếu là người có một tâm hồn nhạy cảm, đã tình và yêu văn thơ thì có lẽ ta sẽ dễ hình dung được những dòng suy nghĩ của nhà thơ trong tác phẩm này.
Tiếng thu là bài thơ được đánh giá cao và được xem làm tác phẩm hay để đời của tác giả Lưu Trọng Lư. Trần Đăng Khoa từng nhận xét bài thơ này là một trong những bài thơ có nét “thơ” nhất trong kho tàng thơ ca Việt Nam.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Qua bài thơ ta có thể dễ dàng cảm nhận được cảm xúc và tâm trạng sống động của nhân vật trữ tình. Đó không chỉ là cảnh sắc mùa thu hữu tình mà còn hiện ra là bức tranh tâm trạng đầy khắc khoải của chính nhân vật. Nhân vật trữ tình trong Tiếng thu không trực tiếp xuất hiện mà chỉ được nhắc tới qua danh xưng “em”. Ta có thể hiểu rằng “em” ở đây là người thương và cũng chính là đối tượng mà nhà thơ muốn hướng tới.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Hai câu thơ mở đầu mang đến cho người đọc cảm xúc u buồn và day dứt man mác. “Em không nghe mùa thu” là vì em không nghe được tiếng của mùa thu đang tới hay do em không thể nghe được những thanh âm ấy? Dẫu cho người đọc hiểu theo cách như thế nào thì ta cũng đâu đó cảm nhận được sự buồn thương và “thổn thức” trong tâm hồn. Hình ảnh mùa thu trong bài thơ được tác giả tái hiện cách đặc biệt hơn cả. Chỉ với hai câu thơ mở đầu, tác giả khơi gợi cho người đọc liên tưởng tới một đêm trăng mùa thu cô độc. Hay đó có thể cũng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Có lẽ, đó cũng chính là lý do mà nhà thơ đã sử dụng từ “thổn thức” để miêu tả tiếng thu của riêng mình. Vầng trăng hiện ra không chỉ là vật vô tri vô giác mà đã được tác giả nhân hóa, ẩn chứa trong đó là cảm xúc của con người. Đặc biệt hơn, đó là cảm giác “thổn thức” khi nghĩ về người mình yêu. Tuy nhiên cảm xúc ấy được lại chính là nỗi niềm của sự chia xa đối với người mình yêu. Tâm trạng đau khổ ấy được thể qua hình ảnh “ánh trăng mờ”. Nhân vật trữ tình mong ngóng người thương đến mức nước mắt chực tuôn trào và cảnh vật trở nên không còn rõ ràng.
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Khi đối mặt với sự chia xa, tác giả đã thể hiện được sự mong nhớ luôn chực trào. Câu hỏi tu từ được sử dụng như đang tự chất vấn chính mình. Là vì không nghe được thanh âm mùa thu về nên “em” mới không cảm nhận được sự rạo rực khi mùa thu đến? Từ “rạo rực” được nhà thơ khéo léo sử dụng khiến cho ta liên tưởng tới những cảm xúc đắm say và nồng nàn trong tình yêu. Giữa “kẻ chinh phụ” và “người cô phụ” luôn có sự gắn kết đặc biệt bởi tình nghĩa vợ chồng. Tuy vậy, cũng chính sự kết nối thiêng liêng ấy đã làm gia tăng cảm xúc day dứt và sự đau đớn khi phải chia xa người mình yêu. Không chỉ vậy, từ “rạo rực” nhắc đến như một nỗi khắc khoải của người vợ nơi hậu phương ngày đêm mong ngóng tin tức nơi chiến tuyến. Đó chính là nỗi nhớ da diết, lo sợ khôn nguôi khi người thương phải ra nơi chiến trường xa xôi, nơi mà ta có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Ở đây tác giả không chỉ nhắc cho ta về tình cảm yêu thương đôi lứa mà cũng chính là sự đau đớn và lo lắng da diết. Những câu thơ của Lưu Trọng Lư cũng gợi nhớ ta liên tưởng tới hình ảnh của người chinh phụ và người cô phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của nữ thi sĩ Đoàn Thị Điểm.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Thông qua bài thơ Tiếng thu, tác giả đã vẽ lên cảnh sắc mùa thu đượm buồn với những chiếc lá vàng rơi rụng bay trong gió. Hình ảnh ấy hiện lên thật cô độc và u buồn vì khi lá rụng, chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu, héo úa. Câu hỏi tu từ lại một lần nữa được cất lên với muôn nỗi bộn bề da diết. Đồng thời, hình ảnh “Lá thu kêu xào xạc” cũng khơi gợi trong lòng người đọc về một cảm xúc khắc khoải khó gọi tên. Cảm xúc ấy có thể cũng chính là tiếng lòng và là tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đối diện với tiết trời sang thu. Vì là người nhạy cảm và đa tình nên đôi khi chỉ cần một âm thanh nhỏ như tiếng lá xào xạc trước gió cũng đủ làm cho tâm trạng con người ta trở nên thổn thức khôn nguôi. Cuối bài thơ, Lưu Trọng Lư đã sử dụng hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác”. Nhắc đến nai ta sẽ liên tưởng đến hình tượng thuần khiết và ngây thơ. Do đó, hình ảnh con nai vàng được nhắc đến cũng chính là biểu tượng của tình yêu trong sáng của nhân vật trữ tình. Và đó là lời khẳng định về một thứ tồn tại vượt qua mọi giới hạn. Bởi tình yêu thuần khiết sẽ giúp ta chiến thắng khó khăn và thử thách trong cuộc sống.
Lưu Trọng Lư mượn hình ảnh mùa thu đẹp mang mác buồn để soi chiếu tâm hồn của chính nhân vật trữ tình. Nơi đó chính là tình người, và tình yêu thiêng liêng. Dẫu cho tình yêu ấy có gặp trở ngại xa cách, nhưng chỉ cần có niềm tin sẽ giúp ta vượt qua tất cả. Sự thiêng liêng to lớn ấy đã được tác giả khẳng định trong bài thơ Tiếng thu.
Văn mẫu bài thơ Tiếng thu với những dạng đề khác nhau
Không chỉ có những mẫu đề phân tích Tiếng thu của Lưu Trọng Vũ, học sinh cần tham khảo thêm nhiều dạng đề khác về tác phẩm này. Bạn có thể tham khảo những đề bài mẫu cụ thể.
Phát biểu cảm nghĩ bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư
Trải qua tất cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, có lẽ mùa thu được xem là mùa lãng mạn nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều thi sĩ từ xưa đến nay đã lựa chọn mùa thu làm cảm hứng và chủ đề sáng tác cho các tác phẩm của mình. Một trong số đó chính là bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư. Tên tuổi của Lưu Trọng Lư đã gắn liền với bài thơ này và trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc viết về mùa thu. Mượn khung cảnh mùa thu yên bình, tác giả đã vẽ lên bức tranh tâm trạng sâu lắng và nỗi buồn man mác của nhân vật trữ tình:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Mở đầu bài thơ là câu hỏi tu từ nhà thơ dành cho nhân vật “em”, cũng chính là hỏi tất cả người đọc. Nội dung của câu hỏi đã khơi gợi trong lòng ta cảm xúc sâu lắng về cảnh sắc mùa thu. Mùa thu đã đến cùng với hình ảnh “ánh trăng mờ” đặc trưng, lại càng khiến cho tâm hồn ta thổn thức và rạo rực trong sự chuyển đổi của đất trời. Tuy nhiên câu thơ gợi mở không gian mùa thu đẹp đẽ này lại không hề mang tới cho cảm xúc vui vẻ, rạng rỡ mà lại mang tới một màu u buồn man mác và sự mơ hồ không rõ tên. Để giải đáp cho cảm xúc của người đọc, nhà thơ Lưu Trọng Lư đã tiếp tục mang tới hình ảnh người “cô phụ”, đang nhớ về “kẻ chinh phụ”. Mùa thu trong bài thơ trở nên buồn sâu sắc vì trong không gian trữ tình ấy bỗng lại xuất hiện một người vợ cô độc chờ chồng đang nơi chiến trận bảo vệ Tổ quốc. Chính điều ấy đã làm cho tâm hồn Lưu Trọng Lư trở nên “rạo rực” hơn. Đó là một nỗi buồn khó tả và không thể thốt thành lời mà chỉ có thể diễn tả với người đọc qua điệp ngữ “Em không nghe”. Khung cảnh mùa thu tuyệt đẹp xuất hiện trong những câu thơ cuối không được vui vẻ như những mùa thu khác, bởi người “cô phụ” vẫn đang trong cảnh ngày đêm nhớ mong. Rừng cây vào mùa thu thay lá, lá vàng rụng xuống khắp nơi tuy đẹp nhưng lại mang vẻ tĩnh lặng và ảm đạm. Khi có cơn gió nhẹ thổi qua, tiếng lá thu lại kêu “xào xạc” làm tăng thêm sự cô đơn và trống vắng trong tâm hồn mỗi người, đặc biệt là người “cô phụ”. Trong khung cảnh ấy, hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác” bỗng được nhà thơ khắc đang đạp lên đống lá khô. Không gian rộng lớn của rừng cây bỗng chốc thu lại chỉ có một chú nai đang thơ thẩn đạp lên lá vàng càng làm khung cảnh đất trời mùa thu trở nên mơ mộng nhưng cũng gia tăng thêm nỗi u buồn. Vì chú nai ấy chỉ có một mình giống như là nàng “cô phụ”. Hay cũng có thể đó chính là hình ảnh mà nhà thơ muốn tự nhắc đến sự cô đơn, trống vắng trong cõi lòng của mình.
Bài thơ Tiếng thu là một kiệt tác văn học viết về đề tài mùa thu được đánh giá cao trong kho tàng văn học Việt Nam. Qua bài thơ này, ta có thể cảm nhận được không khí mùa thu nên thơ, bình yên nhưng đồng thời cũng thấy được tâm hồn đa cảm và đầy tâm trạng của nhân vật trữ tình. Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rất tài tình khi có thể khắc họa thành công một mùa thu đầy cảm xúc và để lại dấu ấn khó quên trong lòng người đọc.
Bài văn nêu cảm nhận bài thơ Tiếng thu ngắn gọn
Mùa thu mát dịu và mơ màng luôn là nguồn cảm hứng sáng tác bất tận của những thi sĩ từ xưa đến nay. Các tác phẩm của Nguyễn Khuyến (Thu vịnh) và Xuân Diệu (Đây mùa thu tới) đã đóng góp cho kho tàng văn học nước ta hai bài thơ hay về cảnh sắc thu và tình thu. Riêng đối với Lưu Trọng Lư, nhà thơ đã chọn cho mình một nét độc đáo riêng khi viết bài thơ Tiếng thu:
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Chủ đề thanh âm của mùa thu trước hết đã được nhà thơ thể hiện bằng ngôn từ gần gũi và chân thực. Xuyên suốt bài thơ là điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần ở đầu mỗi khổ thơ. Vậy ta nghe được những gì? Chúng ta có thể nghe được lời “thổn thức” dưới ánh trăng mờ của mùa thu đã được tác giả nhân cách hóa. Không những thế, ta còn nghe tiếng lòng “rạo rực” của người cô phụ đợi chồng và tiếng lá thu “xào xạc” trong rừng vắng. Không chỉ được thể hiện bằng ngôn ngữ, tác giả còn tái hiện cảnh sắc mùa thu bằng thanh âm. Đó là ba câu thơ “Em không nghe rừng thu” có toàn thanh bằng xuất hiện ở đầu mỗi khổ thơ.
Giai đoạn trước cách mạng tháng Tám, khi thể thơ Đường và thơ lục bát với luật gián cách bằng trắc còn ngự trị trên văn đàn, thì Lưu Trọng Lư đã có những sáng tạo và độc đáo riêng khi tự do viết nên những câu thơ năm chữ có toàn thanh bằng để miêu tả tiếng thu. Khi đọc những câu thơ của tác giả, ta có thể cảm nhận được tiếng thu êm đềm, nhẹ nhàng.
Cú pháp của bài thơ cũng góp phần biểu hiện nên sự da diết của tiếng thu. Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ kết thúc cả ba khổ thơ bằng câu hỏi tu từ. Điều này khiến đặt ra câu hỏi tại sao tác giả phải hỏi liên tục như vậy? Việc này thể hiện nỗi nhớ và sự quan tâm đến nhân vật “em” trong bài thơ. Tương tự như vậy, cấu trúc bài thơ cũng có sự khác biệt khi hầu hết các bài thơ cũ và thơ mới đều được viết thành những khổ thơ đủ bốn câu. Riêng ở Tiếng thu, số dòng trong mỗi khổ thơ đều khác nhau và có sự tăng dần đều. Nhà thơ Lưu Trọng Lư viết những khổ thơ như vậy để diễn tả cái tính chất ngân nga và lan tỏa của âm thanh, cảnh sắc mùa thu. Thêm vào đó, cách gieo vần liền bằng các từ láy được tác giả đặt ở cuối câu thơ đã giúp liên kết các câu thơ trong bài. Qua đó, làm giàu chất nhạc của thơ và tạo cho bài thơ có được âm hưởng miên man tựa như một khúc thu ca.
Và để có thể thưởng thức trọn vẹn giai điệu mùa thu của riêng Lưu Trọng Lư, ta hãy đọc liền mạch Tiếng thu. Hãy tưởng tượng ai đó ném xuống mặt hồ phẳng lặng một viên đá nhỏ, khi ấy những vòng tròn sóng đồng tâm xuất hiện và lan tỏa mãi, tạo ra âm thanh bình dị. Có thể, đó cũng chính là thanh âm mùa thu mà nhà thơ muốn người đọc cảm nhận được.
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô
Hai dòng thơ cuối của Tiếng thu đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh lá mùa thu rụng. Vậy ta nghe gì khi nhìn chứng kiến cảnh tượng ấy? Có phải ta nghe tiếng lá vàng khô vỡ vụn dưới những bước chân những chú nai vàng? Tiếng thu trong tâm hồn của Lưu Trọng Lư đích thực là như vậy đó. Ta không chỉ nghe tiếng thu ấy bằng tai mà còn có thể cảm nhận bằng trí tưởng tượng trong tâm hồn. Thu thanh của Lưu Trọng Lư là vô thanh, như lời tác giả Tỳ Bà Hành là Bạch Cư Dị đã một lần khẳng định trong cảnh trăng nước tương giao trên bến Tầm Dương “vô thanh thắng hữu thanh”.
Như vậy, bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là một bức tranh về thiên nhiên mùa thu, mà còn là tâm hồn sâu sắc của một con người. Bức tranh ấy không chỉ được mô tả bằng hình ảnh mà còn bằng âm thanh, tựa như tiếng lòng và cảm xúc của nhân vật. Đó chính là sự da diết, những khắc khoải và niềm tin mãnh liệt trong tình yêu.
Văn mẫu nghị luận về bài thơ Tiếng thu lớp 12
Lưu Trọng Lư là một trong những người tiên phong cho phong trào thơ mới tại Việt Nam. Những tác phẩm của ông cũng để lại dấu ấn đặc biệt trong nghệ thuật thơ ca nước nhà. Trong số những tác phẩm tiêu biểu ấy là Tiếng thu. Bài thơ nổi bật lên như một kiệt tác và được Nguyễn Khoa Điềm đánh giá là một trong những bài thơ mang đậm chất thơ nhất Việt Nam.
Mùa thu hiện lên với những nỗi niềm vấn vương đã khiến cho Lưu Trọng Lư trở nên sâu sắc hơn trong cảm xúc. Ông tận dụng hình ảnh mùa thu như một nguồn cảm hứng. Tác giả ngắm nhìn và tưởng tượng về mùa thu tuyệt diệu, để rồi dẫn đến những tâm trạng không thể gọi tên. Từ những cảm xúc ấy đã khiến ông viết nên những dòng thơ tuyệt vời.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phụ
Trong lòng người cô phụ?
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Bài thơ bắt đầu với hai câu thơ đẹp như một bức tranh tràn đầy thương nhớ. Tuy vậy, ta vẫn có thể cảm nhận được không khí buồn bã và thổn thức trong khung cảnh ấy. Cả bài thơ được Lưu Trọng Lư sáng tác tựa như một cuộc trò chuyện thân mật giữa hai nhân vật, giữa người chồng đang chiến đấu nơi chiến trường và người vợ ở nhà trông ngóng. Cảm xúc rạo rực và thổn thức ấy đan xen, tạo nên một bức tranh tâm trạng phức tạp.
Hình ảnh của người chinh phụ trở nên rõ nét, từ đó làm nổi bật sự lo lắng và nỗi niềm mong đợi khi chồng ra chiến trận. Bức tranh này không là vẻ đẹp về tình yêu đôi lứa, mà còn về sự đau đớn và lo sợ khi phải đối mặt với mối nguy có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Ở khổ cuối của bài thơ, tác giả bất ngờ nhắc đến hình ảnh “Con nai vàng ngơ ngác”, tưởng chừng không liên quan, nhưng lại là một sự liên kết độc đáo. Con nai vàng trở thành biểu tượng của tình yêu đôi lứa kiên định nhưng đầy đau đớn. Mặc dù thời chiến đã làm héo úa vạn vật xung quanh, nhưng tình yêu vẫn luôn là thứ tồn tại và giúp ta vượt qua mọi thách thức cuộc sống.
Như vậy có thể thấy rằng, Tiếng thu của Lưu Trọng Lư không chỉ là một bức tranh về thiên nhiên mùa thu, mà đó còn là hành trình sâu sắc đi vào tâm hồn con người. Bài thơ không chỉ miêu tả vẻ đẹp của mùa thu, mà còn vẽ lên sự da diết, những khắc khoải và niềm tin trong tình yêu. Tác phẩm này đã để lại nhiều suy ngẫm cho độc giả về mùa thu và tâm sự của con người. Từ đó, khiến người đọc cảm nhận sâu sắc hơn về nghệ thuật thơ của Lưu Trọng Lư.
Xem thêm:
- Tuyển tập văn mẫu lớp 12 Chân trời sáng tạo hay nhất của học sinh giỏi
- Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư: Hoàn cảnh sáng tác, sơ đồ tư duy
- Soạn Tiếng Thu: Trả lời câu hỏi đọc hiểu
- Tham khảo phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao (có dàn ý)
Kết luận
Phân tích Tiếng thu của nhà thơ Lưu Trọng Lư với dàn bài chi tiết và các dạng đề khác nhau đã được tổng hợp có chọn lọc. Học sinh có thể tham khảo văn mẫu để biết cách phân tích và áp dụng vào bài văn của mình.