Phân tích bài thơ Trong Lời Mẹ Hát ngắn gọn, chọn lọc hay nhất

Phân tích bài thơ trong lời mẹ hát (Trương Nam Hương) là dạng đề thường gặp trong văn mẫu lớp 8 Chân trời sáng tạo. Bạn cần đọc hiểu văn bản trước khi viết bài để thể hiện đúng nội dung & biện pháp nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác.

Thân bài:

1/ Phân tích kỷ niệm về mẹ qua 2 khổ thơ đầu:

  • Yêu cầu: Trình bày được lời ru của mẹ trong quá khứ gắn liền với hình ảnh bình dị, mộc mạc.
  • Nghệ thuật sử dụng: Ẩn dụ, đảo ngữ và nêu vai trò của thủ pháp này trong văn bản.

2/ Cảm nhận bài thơ trong lời mẹ hát về sự hy sinh trong các khổ thơ kế tiếp:

  • Yêu cầu: Trình bày nỗi vất vả của mẹ trong quá trình nuôi con khôn lớn và trưởng thành.
  • Nghệ thuật: Hình ảnh chọn lọc, có sự đối lập.

3/ Khổ thơ cuối: Lời ru của mẹ chắp cánh tương lai:

  • Yêu cầu: Phân tích được sự khích lệ, động viên của mẹ dành cho con.
  • Nghệ thuật: Nhân hóa.

4/ Nghệ thuật toàn bài:

  • Thể thơ: 6 chữ
  • Nhịp thơ: 2/4
  • Nhân hóa
  • Hình ảnh chọn lộc, mộc mạc, gần gũi.
  • Biện pháp tương phản.
phân tích bài thơ trong lời mẹ hát
Những câu thơ đi vào lòng người về tình yêu của mẹ cho con

Nếu chưa hiểu tại sao có thể chia dàn ý như vậy, bạn có thể xem lại bài giảng hoặc soạn văn 8 Trong lời mẹ hát. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết giúp bạn hiểu lý do dàn ý như trên là phù hợp nhất.

Bài mẫu phân tích Trong lời mẹ hát Trương Nam Hương

Có rất nhiều dạng đề xoay quanh văn bản này. Đề phân tích, cảm nhận bài thơ Trong lời mẹ hát có thể xuất hiện ở kiểm tra 15 phút, thi giữa kỳ hoặc cuối kỳ. Để văn phong trơn tru, bạn có thể tham khảo những bài mẫu sau từ The POET Magazine:

Phân tích bài Trong lời mẹ hát bài làm số 1

“Tình mẫu tử”, ba chữ dù ngắn nhưng lại chứa đựng ý nghĩa cao quý và thiêng liêng. Vì vậy, không khó để bắt gặp những bài thơ hay viết về chủ đề này. Thậm chí bài thơ “Trong lời mẹ hát” còn được khai thác rất nghệ thuật và diễn ra một cách thành công nhờ ngòi bút điêu luyện của nhà thơ Trương Nam Hương.

Bài thơ như những câu hát ru quen thuộc gợi về tuổi thơ ấm áp được bên mẹ, được mẹ đu đưa cánh võng qua trưa hè oi ả với những câu ca dao, câu hò. Ta lớn lên từ những câu hát ru tràn đầy tương lai xán lạn, nhiều mơ ước của người mẹ. Những bài ca đó không chỉ ru con ngủ mà nó còn là tình yêu thương của mẹ khắc sâu vào từng lời bài hát ru.

Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã gợi nhớ sâu trong ký ức về thời thơ ấu cổ tích đầy ấm áp khi nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ qua các sự vật như: dòng sông, đất nước, nhịp võng ca dao.

Cùng với đó, hình ảnh người mẹ Việt Nam bao đời hiện lên quen thuộc qua những lời ru ngọt ngào mà êm ái, những câu chuyện cổ tích đầy ý nghĩa, sắc màu. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn con thật trong trẻo và ấm áp! Người con đã thấy, đã cảm nhận được những hình ảnh quen thuộc, giản dị và gần gũi của làng quê, những rung động trong lòng về cánh đồng xanh mướt trải dài bát ngát cùng đàn cò trắng bay lả bay la trên những cánh đồng lúa chín, những màu vàng bắt mắt và xinh đẹp của hoa mướp, hình ảnh thú vị mà thân thương “con gà cục tác lá chanh”…

Và để có những sự ngọt ngào êm áo đó, mẹ đã tần tảo, hi sinh cho con. Tác giả khiến người con giật mình xúc động khi viết về những thay đổi trên cơ thể mẹ: “tóc bạc”, “lừng còng”. Dường như, mạch thơ có phần chùng xuống trong những câu thơ cuối. Ông thể hiện ý nghĩa sâu xa về những khó khăn, vất vả mà mẹ phải trải qua, chấp nhận đánh đổi để “cho con một ngày thêm cao.

Bài thơ khép lại với lời nhắn nhủ truyền tải tình yêu và sự biết ơn sâu sắc của người đọc với mẹ. Qua những bài hát ru dịu dàng của mẹ, một cuộc đời trải dài trước mắt người đọc. Lời ru của mẹ sẽ là động lực khích lệ chắp cánh cho con bay thật xa, dù có phải đương đầu với khó khăn trong cuộc sống, rồi con sẽ có được những giấc mơ của mình.

Có thể khẳng định rằng, tình mẫu tử chính là thứu tình cảm thiêng liêng nhất và bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương như dòng suối nguồn trong trẻo và sẽ tiếp tục chảy mãi trong lòng người đọc đến mai sau.

Phân tích bài thơ trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương bài mẫu số 2

Bài thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương được sáng tác năm 1987. Bản in lần đầu trên báo Khăn quàng đỏ và xuất bản trong tập thơ Ban Mai Xanh của ông. Những câu thơ về lời ru của mẹ được ông chắt lọc hình ảnh, thể hiện rõ nét lòng biết ơn, tình yêu thương của mẹ dành cho con và ngược lại.

Sử dụng thể thơ 6 chữ cùng nhịp 2/4 khiến bản thân bài thơ như lời hát ru với nhịp võng nhịp nhàng. Tác giả Trương Nam Hương cũng chọn lọc những hình ảnh gần gũi, bình dị để tái hiện lại kỷ niệm của ông với mẹ, đúng như lời hát ngày nào. Ở đó có “dòng sông”, “cánh cò”, “con gà” “khóm trúc”. “lùm tre”,… tất cả gắn với tuổi thơ của ông, những ngày thơ ấu, khắc họa rõ nét hình ảnh làng quê Việt Nam.

“Chòng chành” từ láy tượng hình được sử dụng cho “nhịp võng ca dao”. Đây cũng là cách tác giả ẩn dụ cho những khó nhọc mà mẹ phải trải qua để nuôi con khôn lớn.  Cách đảo ngữ đã thể hiện những nỗi vất vả không thể kể hết bằng lời của đấng sinh thành lo lắng cho con nhưng chỉ với hình ảnh đơn giản mà tinh tế, bạn đọc đã hình dung được gian truân của mẹ.

Có thể thấy, lời hát ru không đơn thuần là lời hát, mẹ đã kể cho con những câu chuyện xa xưa. Mỗi câu hát chứa đựng bài học giá trị để con lớn lên, trưởng thành, biết sống, biết làm người, biết yêu thương đất nước quê hương & biết yêu thương mẹ.

Trong câu hát của mẹ, con nhận diện được cuộc sống, từ “con gà” đến “cánh còn trắng”. Con cảm nhận,  nhớ về đồng lúa xanh ngát và nhiều hơn thế.

“Vầng trăng mẹ thời con gái
Vẫn còn thơm ngát hương cau”.

Tuổi thanh xuân của mẹ như vẫn còn mới đây, mẹ đã dành tuổi trẻ để lo cho con mà quên mất bản thân mình. Câu thơ này cũng thể hiện rõ tình cảm của con dành cho mẹ khi có thể cảm nhận được sự hy sinh dành cho mình. Qua đó, tác giả gửi gắm mong muốn những đứa con có thể thấu hiểu, trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.

Thơ của Trương Nam Hương không màu mè mà ngược lại, ông chọn cách viết đơn giản mà gần gũi. Thật vậy, những câu thơ sau khắc họa trực tiếp bằng những hình ảnh rất đời thường “giã gạo”, “tiếng cối”,… ông chọn chi tiết đắt giá nhất để mô tả sự vất vả của mẹ khi nuôi con nhỏ.

Hình ảnh này không phải lần đầu tiên xuất hiện trong thơ ca Việt Nam.Trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm cũng từng nhắc đến “Em ngủ ngoan, đừng rời lưng mẹ/ Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội, Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng”.

Mẹ phải vừa bế, cõng, địu con, vừa làm việc nhà & công việc đồng áng. Đó cũng là ký ức của nhà thơ Trương Nam Hương về mẹ của mình để ông trân trọng nỗi vất vả đó của mẹ. Không chỉ vậy, mẹ cũng phải làm kinh tế, gồng gánh cho gia đình có miếng cơm, mẹ trông không thiên tai, không bão để làm nương, làm rẫy, gặt hái thuận lợi “cho nồi cơm mẹ đầy hơn”. Ước mơ tưởng chừng giản dị nhưng không phải lúc nào thiên nhiên cũng “dịu dàng” với mẹ như cách mẹ dịu dàng chăm con.

Cuộc đời mẹ phải đối diện với không ít khó khăn nhưng không vì vậy mà mẹ bỏ bê con cái. Câu chuyện của tác giả qua câu thơ từ khi ra đồng, gặt gạo, mẹ vẫn “giàu những tiếng ru nôi”. Tình cảm của mẹ dành cho con chân thật đến vậy, không vì bận rộn cơm áo gạo tiền mà tránh móc hay giảm bớt tình yêu ấy.

Đến một ngày, chính ông cũng nhận ra “Áo mẹ bạc phơ bạc phếch/ Vải nâu bục mối chỉ sờn”. Đó là sự hy sinh thầm lặng của rất nhiều bà mẹ, muốn vun đắp, gom góp cho con đủ ăn đủ mặc nhưng đến bản thân lại tiết kiệm, chắt bóp. Mẹ thà mặc đồ cũ, đồ rách cũng không để con đói ăn đói mặc.

phân tích trong lời mẹ hát
Mẹ sẵn sàng hy sinh cái ăn, cái mặc để nuôi con khôn lớn

Dòng thời gian Trong lời mẹ hát được mô tả từ lúc con còn bé, mẹ còn “thời con gái”, còn xuân xanh, đến khi  tóc mẹ đã “một màu trắng đến nôn nao”. Từ láy “nôn nao” làm tốt vai trò của mình trong khắc họa cảm xúc của tác giả dành cho mẹ. Sao thời gian trôi qua nhanh quá, ước nguyện của mẹ còn chưa thành vì một đời chỉ lo cho con.

Điểm nhấn nổi bật trong khổ thơ này phải kể đến đôi dòng thơ:

“Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cap”

Sự đối lập giữa hình ảnh của mẹ và con đã thể hiện rõ sự hy sinh, tần tảo, sẵn sàng dành mọi thứ tốt nhất cho con của mình. Mẹ không ngại gian khó nuôi con trưởng thành, vất vả làm lụng quanh năm để con lớn khôn.

Ở những dòng thơ cuối, tác giả đã thể hiện nguyện ước của mẹ “chắp con đôi cánh”. Trong mỗi lời ru của mẹ là mong mỏi con lớn khôn trưởng thành nhưng có thể cuộc đời không như ước nguyện. Sẽ có lúc con vất ngã, có lúc con đối diện với khó khăn, câu hát của mẹ đã nói rõ, dù ra sao, mẹ cũng sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ con bước lên phía trước để con bay xa chạm đến ước mơ của mình.

Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương đã khắc họa chuẩn xác sự hy sinh của mẹ dành cho con. Bên cạnh đó, ông cũng đã thể hiện sự trân trọng của mình, lòng biết ơn sâu sắc  cho mẹ của mình. Đây cũng là lời gửi gắm cho những ai còn mẹ có thể yêu thương, quý trọng và thấu hiệu cho nỗi vất vả của mẹ để nuôi con khôn lớn, trưởng thành.

Phân tích đánh giá bài thơ Trong lời mẹ hát bài mẫu số 3

Nguyễn Duy từng viết “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”. Nhà thơ Trương Nam Hương cũng từng tâm sự “Tôi nhớ về mẹ, về quê hương, về những miền đất, về những năm tháng gian nan nghèo khó, đã cưu mang nuôi dưỡng mình”. Ông cũng đã gửi gắm nỗi nhớ, tình yêu thương ấy cho mẹ trong bài thơ “Trong lời mẹ hát” sáng tác năm 1987.

Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, tác giả đã gợi nhớ sâu trong ký ức về thời thơ ấu đầy ấm áp khi nhận được tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ:

“Tuổi thơ chở đầy cổ tích

Dòng sông lời mẹ ngọt ngào

Đưa con đi cùng đất nước

Chòng chành nhịp võng ca dao”.

Hình ảnh người mẹ hiện lên thật quen thuộc qua những lời ru ngọt ngào mà êm ái, những câu truyện cổ tích đầy ý nghĩa và sắc màu. Tất cả đã nuôi dưỡng tâm hồn con thật trong trẻo và ấm áp!. Tình cảm và sự hi sinh của mẹ là không thể đong đếm, tựa như trời biển.

Tình cảm của mẹ là vô giá mà không gì có thể thay thế được. Mong rằng, những đứa con sau khi đọc được những dòng thơ này thì sẽ hiểu, trân trọng và yêu thương mẹ nhiều hơn.

Những câu thơ tiếp theo đã gợi lên vẻ đẹp trong từng lời ru ngọt ngào và những câu ca dao êm ái của mẹ. Qua đó, người con đã thấy, đã cảm nhận được những hình ảnh quen thuộc, giản dị và gần gũi của làng quê, những rung động trong lòng về cánh đồng xanh mướt trải dài bát ngát cùng đàn cò trắng bay lả bay la trên những cánh đồng lúa chín, những màu vàng bắt mắt và xinh đẹp của hoa mướp, hình ảnh thú vị mà thân thương “con gà cục tác lá chanh”…

Trong lời mẹ hát – một bài thơ chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc – khiến con người phải nhìn nhận lại bản thân mình về lòng hiếu thảo và biết ơn đấng sinh thành:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến xôn xao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao

Tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn, yêu thương con bằng cả trái tim, bằng cả sinh mệnh. Trương Nam Hương đã khéo léo sử dụng các biện pháp tu từ nhân hoá đặc sắc “thời gian chạy…” để nhấn mạnh thời gian trôi qua nhanh – sự già nua của mẹ đến cũng nhanh. Phép đối được tác giả sử dụng một cách tinh tế trong hai câu thơ “Lưng mẹ cứ còng dần xuống / Cho con ngày một thêm cao” đã phần nào bộc lộ được sự biết ơn của tác giả đối với người mẹ kính yêu.

Không chỉ vậy, nhà thơ cũng đã bộc bạch những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc của mình dành cho mẹ. Qua những hình ảnh giản dị từ lời ru của mẹ và sự chăm sóc, dưỡng dục của mẹ chính là sức mạnh để chắp cho con “đôi cánh” bước vào đời, bay cao bay xa đến những chân trời mới.

Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng. Lời ru của mẹ chính là sức mạnh, chắp cánh cho con bay xa hơn. Dù có bay xa đến đâu, mẹ vẫn dõi theo con, động viên và chờ đợi con trở về trong vòng tay âu yến. Bài thơ Trong lời mẹ hát thật giàu cảm xúc, gợi ra một tình mẫu tử đẹp đẽ và chân thành.

Phân tích Trong lời mẹ hát, bài số 4

Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhận loại được ban tặng. Là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai cuộc đời. Chính vì vậy, nhà thơ Trương Nam Hương đã thành công khi khắc họa tình mẫu tử chân thực và sâu sắc qua bài thơ “Trong lời mẹ hát”.

Những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhớ về tuổi thơ đầy ấm áp thơ mộng khi nhận được tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con cả mẹ “Tuổi thơ đầy cổ tích”.

Tuổi thơ của ai cũng vậy, được thưởng thức những câu truyện cổ tích đầy màu sắc để nuôi dưỡng tâm hồn con được trong trẻo và ấm áp. Con đã lớn lên như thế, lớn lên qua lời ru ngọt ngào và sự chăm bẵm, nâng niu yêu thương của mẹ. Vẻ đẹp trong lời ru, những câu ca dao đầy ấm áp của mẹ, nguwofi con đã thấy những hình ảnh quen thuộc, độc đáo pha chút bình dị mà mộc mạc của làng quê trong câu hát, những rung cảm về cánh đồng xanh mướt, đàn còn trắng lấp ló đứng trên cánh đồng.

Bằng việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ kết hợp với tương phản đối lập đặc sắc đã diễn tả được sự xót xa khi phải chứng kiến “Thời gian chạy qua tóc mẹ” và “Lưng mẹ cứ còng dần xuống”. Thời gian trong bài thơ này thật lạ, nó vô tình đến nỗi được tác giả khắc họa chạy qua tóc mẹ, cứ thế trôi nhanh, thật nhanh mà có lẽ không thể quay đầu lại  nhìn dù chỉ một lần.

Mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây trở nên bạc trắng, bạc của nỗ lo âu, bạc của những vất vả trong cuộc sống đã đè năng trên đôi vai mòn mỏi của mẹ. Mẹ già đi để đổi cho con ngày một cao lớn, trưởng thành và đang bước đi trên con đường đời. Đó là sự hi sinh cao cả đầy ấm áp của mẹ, đó là tình cảm vô giá không thể nói và thể hiện ra ngày một ngày hai, đó là một tình cảm to lớn vô cùng, thiêng liêng quý giá.

Tác giả sử dụng phép nhân hóa và dùng từ láy độc đáo làm ấn tượng đối với độc giả và lay động trai tim bao người con. Cuộc sống nhiều thay đổi, người con đã dành thời gian vào công việc, quên đi những tình cảm bình dị. Câu thơ đã khiến cho biết bao thế hệ bạn đọc cảm thấy xót xa, ngậm ngùi đồng thời cũng đã đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành.

Phép nhân hóa chính là biện pháp nghệ thuật hết sức đặc sắc khi cho rằng lời ru đã “chắp con đôi cánh”. Mẹ không chỉ đem cả “cuộc đời” cho con trong lời hát ru ngọt ngào, mẹ còn chắp cánh để con trưởng thành và rôi tương lai con sẽ bay cao bay xa, đạt những ước mơ.

Dòng cảm xúc về Trương Nam Hương về người mẹ thật đẹp đẽ và xúc động! Chính lời ru của mẹ đã chắp cánh cho con, đã thắp lên trong con những ước mơ, hi vọng và nghị lực để con khôn lớn lên người. Bài thơ đã đánh thức những tình cảm thiêng liêng, động lòng người nhất về tình mẹ bao la, đánh động cả vào ý thức trách nhiệm của phận làm con đối với đấng sinh thành và dưỡng dục mình trong suốt cuộc đời.

Trong các bài phân tích Nhớ đồng khai thác vào tình yêu quê hương, đất nước và khát vọng mãnh liệt của tác giả. Ở

Phân tích đánh giá bài thơ Trong lời mẹ hát bài mẫu số 5

“Tình mẫu tử” – ba chữ này tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa thật cao cả, thiêng liêng biết nhường nào. Bài thơ “Trong lời mẹ hát” của Trương Nam Hương chính là một minh chứng xuất sắc cho điều đó.

Đến với bài thơ “Trong lời mẹ hát”, chúng ta phải suy ngẫm lại bản thân mình:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến xôn xao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con một ngày thêm cao”

Thật vậy, thời gian vô tình lắm, cứ thế trôi qua, không bao giờ ngoái lại nhìn dù chỉ một lần. Thời gian làm cho mái tóc của mẹ trở nên bạc trắng, những lo âu và vất vả làm cho mẹ yếu đi, con trông mà xót xa lòng.

Mẹ yêu thương con bằng cả trái tìm của mình, không quản ngại bao khó khăn, gian nạn, vất vả để lo cho con có một cuộc sống đầy đủ. Sự hi sinh cao cả đó, chúng ta không thể nói hết bằng lời. Phép nhân hóa và nghệ thuật dùng từ láy điêu luyện của tác giả đã đưa hồn vào hai câu đầu của bài thơ thật khéo leo, làm rung động bao trái tim bao người con.

Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới còn tấm lưng của mẹ thì ngày càng còng đi. Con đâu có biết là cố quá nhiều khó khăn đè nặng trĩu trên tấm lưng gầy yếu ấy. Nghệ thuật đối lập trong 2 câu thơ “còng – cao” làm nổi bật hình ảnh người mẹ “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để con trưởng thành, là một người có ích cho xã hội.

Tình thương của con dành cho mẹ là bất tận. Lời thơ của tác giả như lắng xuống trong những câu thơ cuối:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao”.

Mái tóc bạc trắng cùng tấm lưng ngày một còng đi khiến biết bao bạn đọc xót xa, ngậm ngùi. Lời thơ đánh thức tình cảm và ý thức trách nhiệm của con với đấng sinh thành:

“Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Lớn rồi con sẽ bay xa”

Khổ thơ cuối cùng bộc lộ tình cảm của con dành cho mẹ. Biện pháp nghệ thuật hết thức đặc sắc khi cho rằng lời ru đã “Chắp con đôi cánh”. Khi có được đôi cánh ấy, con có thể bay xa tới những nơi tuyệt vời nhất của cuộc đời để xảy nên một sự nghiệp thật to lớn. Và con hãy đừng quên, lời ru của mẹ năm xưa đã giúp con đạt được ước mơ ấy. Thật cảm ơn biết bao những câu hát mẹ tặng cho con.

Bài thơ Trong lời mẹ hát của Trương Nam Hương như một dòng suối trong trẻo về tình mẫu tử thiêng liêng và sẽ tiếp tục hảy mãi trong lòng bạn đọc đến mai sau.

Bài phân tích Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa) được đánh giá có cách xây dựng dàn ý tương đồng và đều xoáy sâu vào tình cảm gia đình. Tuy nhiên, hai bài có nhiều điểm khác biệt và bạn cần hiểu để viết đúng.

Cảm nhận bài thơ Trong lời mẹ hát (bài số 6)

Nhà thơ Trương Nam Hương thành công khi khắc họa tình mẫu tử chân thực và sâu sắc trong bài thơ “Trong lời mẹ hát”.

Những dòng thơ đầu tiên, tác giả nhớ về tuổi thơ đầy ấm áp khi nhận được tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho những đứa con. Từ khi sinh ra cho đến khi lón lên, nhiều người được mẹ chăm sóc, ru những lời ru ngọt ngào, kể những câu chuyện cổ tích để nuôi dưỡng tâm hồn con.

Tình cảm của mẹ là tình cảm vô giá, những đứa trẻ lớn lên sẽ hiểu ngay và yêu thương mẹ nhiều hơn.

Con gặp mẹ trong lời mẹ hát.

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

Con gà cục tác lá chanh.

Những câu thơ nói lên vẻ đẹp trong lời ru ấm áp của mẹ. Người con thấy những hình ảnh quen thuộc của làng quê trong câu hát, những rung cảm về cánh đồng xanh mướt, đàn cò trắng lấp ló trên cánh đồng. Những màu vàng của hoa mướp, con gà cục tác lá chanh, được tác giả miêu tả và khắc họa khá thú vị bởi đó là những hình ảnh độc đáo rất bình dị, mộc mạc của làng quên.

Trong lời mẹ hát là bài thơ có ý nghĩa nhân văn sâu sắc:

“Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến xôn xao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống.

Cho con ngày một thêm cao”

Thời gian trong bài thơ này chạy qua tóc mẹ, cứ thế trôi nhanh, thật nhanh. Thời gian làm cho mái tóc xanh mượt ngày nào của mẹ giờ đây bạc trắng với những âu lo, bạc vì vất vả trong cuộc sống. Đôi vai mòn mỏi của mẹ yếu đi dần khiến cho người con không khỏi xót xa.

Mẹ già đi thì con ngày một cao lớn, trưởng thành. Tình cảm yêu thương của mẹ là vô hạn: Mẹ yêu thương con bằng cả trái tim, dù có khó khăn đến đâu mẹ vẫn cố gắng để cho con có một cuộc sống tốt nhất có thể.

Bài thơ Trong lời mẹ hát là bài thơ vô cùng thành công của Trương Nam Hương.

Kết luận

Phân tích bài thơ Trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương là những gợi ý về cách viết & cảm nhận bài thơ. Bạn có thể tham khảo những góc nhìn này để đưa vào trong bài làm của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet