Phong cách sáng tác của Thế Lữ – Người cách tân thơ Việt
Phong cách sáng tác của Thế Lữ lãng mạn nhưng vẫn ẩn chứa nhiều ẩn ý sâu sắc. Tài năng cùng sự thức thời đã khiến ông trở thành người khai sáng, người cách tân cho thơ Việt trong phong trào Thơ mới.
Phong cách sáng tác của Thế Lữ là gì?
Phong cách nghệ thuật của Thế Lữ (hay phong cách sáng tác) có những cách tân táo bạo dù chưa thoát hẳn khỏi phong cách diễn đạt ước lệ của dòng thơ cổ điển. Thơ ông dồi dào, lãng mạn và chứa đựng những ẩn ý sâu sắc khiến người đọc phải suy ngẫm.
Khác với kiểu thơ cổ điển hàm súc, cô đọng, thơ Thế Lữ đề cao tính dư thừa, diễn đạt khúc chiết. Ông sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như đảo ngữ, liên từ và các loại dấu câu.
Vì sao Thế Lữ là người khai sáng phong trào Thơ mới
Thế Lữ phong cách sáng tác có phần khác biệt, cách tân so với thể thơ cổ điển xưa là không thể bàn cãi. Trong suốt sự nghiệp sáng tác, Thế Lữ đã thử nhiều thể thơ khác nhau như lục bát, song thất lục bát, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, phá thể,…duy chỉ có thơ Đường luật là không.
Dù những thể thơ ấy chưa được Thế Lữ sử dụng thuần thục nhưng ở thời kỳ đầu của phong trào, các cách tân này đã mở đường cho bút pháp của nhiều nhà thơ sau này.
Nhiều nhà thơ xuất hiện sau ông và được ông giới thiệu, nâng đỡ đã có các thành tựu vượt qua ông. Chẳng hạn như Xuân Diệu mơ mộng nhưng không cần lên tiên, chỉ cần gắn vào mặt đất mà nồng nàn. Hay như Huy Cận thâm trầm, rộng xa, vừa lãng mạn vừa triết học.
Những nhận định về thơ Thế Lữ
Đã có nhiều nhà thơ, nhà phê bình văn học và các tập báo uy tín nhận định về phong cách thơ của Thế Lữ.
- Hoài Thanh: Đọc đôi bài, nhất là Nhớ Rừng, ta tưởng như những chữ bị xô đẩy, dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không cưỡng được.
Lời kết
Phong cách sáng tác của Thế Lữ mang nét đặc trưng riêng, dù ông không gắn bó đến cùng với thơ nhưng nhờ có ông mà thơ Việt mới chuyển đổi từ cổ điển sang lãng mạn.