Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan): Thể thơ, tác giả, tác phẩm
Tìm hiểu Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ gì. Tác phẩm được sáng tác bởi Bà Huyện Thanh Quan thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà. Qua bài thơ trong sách ngữ văn lớp 8 tập 1 cho ta thấy được cảnh tượng của Đèo Ngang thoáng đãng và heo hút.
Nội dung bài Qua Đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Tác giả Bà Huyện Thanh Quan
Tìm hiểu một vài thông tin ai là tác giả của bài thơ Qua Đèo Ngang bao gồm như sau:
Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh. Bà sống ở thế kỉ XIX. Quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan ở tỉnh Thái Bình nên bà được mọi người gọi là Bà Huyện Thanh Quan.
Bà là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có thời kỳ xưa. Những sáng tác của bà đều thể hiện sự tài tình trong lối chơi chữ và cách đối vần điệu đúng luật. Tuy vậy bà vẫn đưa được nét nữ tính vào trong thơ ca của mình.
Những tác phẩm của bà được viết bằng chữ Nôm với chủ đề tinh thần yêu nước da diết. Một số bài thơ tiêu biểu như: Qua Đèo Ngang, Thanh Long thành hoài cổ, Chiều hôm nhớ nhà, Tức cảnh chiều thu,…
Đôi nét về tác phẩm Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo bài Qua Đèo Ngang
Thông tin về bài thơ Qua Đèo Ngang lớp 8 được The POET Magazine tổng hợp chính xác nhất. Từ đó, giúp học sinh dễ dàng tổng hợp và tiếp thu kiến thức có trong tác phẩm này.
Hoàn cảnh sáng tác Qua Đèo Ngang
Qua Đèo Ngang được sáng tác khi Bà Huyện Thanh Quan trên đường từ Bắc Hà vào Huế để nhận chức Cung Trung giáo tập.
Nội dung chính của bài thơ Qua Đèo Ngang là gì?
Thông qua bài thơ, tác giả muốn mượn cảnh Đèo Ngang hoang sơ và heo hút để thể hiện nỗi nhớ nước, thương nhà da diết của chính mình.
Ý nghĩa nhan đề của bài thơ
Nhan đề bài thơ thể hiện chủ đề của tác phẩm, mang ý nghĩa một chuyến đi qua Đèo Ngang. Thông qua nhan đề và nội dung bài thơ, tác giả đã khắc họa một khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang hoang sơ, heo hút nhưng vẫn có sự sống con người.
Bố cục của bài thơ Qua Đèo Ngang gồm mấy phần?
Bố cục bài thơ chia làm 4 phần bao gồm:
- Phần 1: Câu 1 và 2 (hai câu đề) – Cảnh vật Đèo Ngang.
- Phần 2: Câu 3 và 4 (hai câu thực) – Con người ở Đèo Ngang.
- Phần 3: Câu 5 và 6 (hai câu luận) – Tâm trạng của nhà thơ.
- Phần 4: Câu 7 và 8 (hai câu kết) – Nỗi cô đơn của tác giả.
Bài thơ thuộc thể loại thơ gì?
Bài thơ Qua Đèo Ngang thuộc thể thơ gì? Câu trả lời là thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Mỗi bài thơ gồm 8 câu và mỗi câu có 7 chữ.
Qua Đèo Ngang viết bằng chữ gì?
Bài thơ được viết bằng chữ Nôm.
Bài thơ Qua Đèo Ngang được gieo vần gì?
Cách gieo vần của bài thơ có có điểm đặc biệt như sau:
- Gieo vần ở tiếng thứ 7 các câu 1, 2, 4, 6, 8 và thường gieo vần bằng.
- Sử dụng nghệ thuật đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6
- Bài thơ theo nhịp 3/4 hoặc nhịp 4/3.
Bài thơ Qua Đèo Ngang khắc họa khung cảnh thiên nhiên như thế nào?
Cảnh thiên nhiên của bài thơ hiện lên heo hút và hoang sơ vào buổi chiều tối.
Tâm trạng chủ yếu của tác giả thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang là tâm trạng như thế nào?
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Qua Đèo Ngang có tâm trạng như thế nào được thể hiện qua những câu thơ miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Tác giả mượn khung cảnh thiên nhiên để nói lên tâm trạng cô đơn và nỗi buồn vì nhớ nước, thương nhà.
Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Qua Đèo Ngang là gì?
Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm là nỗi buồn và cảm giác cô đơn của nhà thơ khi đứng trước khung hoang sơ tại Đèo Ngang.
Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản là gì?
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt là biểu cảm kết hợp miêu tả.
Có mấy đại từ trong bài thơ Qua Đèo Ngang?
Bài thơ có 3 đại từ bao gồm: Chú, cái, ta.
Qua Đèo Ngang có mấy từ láy?
Bài thơ gồm 4 từ láy: Lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia.
Qua Đèo Ngang lớp mấy?
Bài thơ nằm trong chương trình ngữ văn lớp lớp 8.
Sơ đồ tư duy tác phẩm Qua Đèo Ngang
Nội dung và nghệ thuật của Qua Đèo Ngang được tổng hợp trong sơ đồ tư duy. Qua đó học sinh không bị bỏ lỡ những kiến thức trọng tâm của bài thơ này.
Tóm tắt Qua Đèo Ngang
Tóm tắt tác phẩm Qua Đèo Ngang trong chương trình sgk ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn gọn và chính xác nhất. Qua đó giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài thơ này.
Tóm tắt tác phẩm mẫu 1
Qua Đèo Ngang là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên bao la, rộng lớn nhưng lại hoang vắng. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp phong cảnh hữu tình song nhìn về thực tại của cõi lòng. Đứng trước trời đất mênh mông, con người trở nên nhỏ bé và cô đơn hơn cả. Bài thơ đã thành công khi truyền tải tâm sự u buồn của tác giả đến với người đọc. Đồng thời, cho ta thấy cảnh tượng thiên nhiên sinh động.
Tóm tắt bài thơ mẫu 2
Qua Đèo Ngang là một trong sáu bài thơ còn lưu lại đến ngày nay của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ được viết khi bà trên đường từ Bắc Hà vào Huế. Bằng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và giọng thơ tinh tế, nhà thơ vẽ nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc. Tuy nhiên, trái ngược với phong cảnh sống động ấy là tâm trạng cô đơn của nữ thi sĩ. Đó không chỉ là nỗi buồn mang tính cá nhân mà còn là lời tâm sự về đất nước và thế sự lúc bấy giờ.
Tóm tắt văn bản mẫu 3
Bài thơ Qua Đèo Ngang là một trong những sáng tác tiêu biểu của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm ra đời khi bà vào Huế để nhận chức Cung Trung giáo tập. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với cấu trúc chặt chẽ gồm: đề, thực, luận, kết. Thông qua tác phẩm, nhà thơ cho ta thấy vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên rộng lớn đối lập với con người nhỏ bé. Bà Huyện Thanh Quan mượn cảnh vật để diễn tả nỗi nhớ nước, thương nhà. Đó là nỗi buồn man mác khi nghĩ đến và bâng khuâng khi nghĩ về đất nước và thế sự lúc bấy giờ.
Xem thêm:
- Tuyển tập mẫu phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang đầy đủ (có dàn ý)
- Hướng dẫn đọc hiểu Qua Đèo Ngang văn 8 chính xác
Kết luận
Thông qua bài thơ Qua Đèo Ngang, cho ta thấy khung cảnh thiên nhiên hoang sơ dù vẫn có sự xuất hiện của con người buổi chiều tà. Từ đó, thể hiện tâm trạng cô đơn và buồn thương của tác giả.