Sang thu (Hữu Thỉnh) Văn lớp 7 – Tóm tắt, nội dung, bố cục
Sang thu Hữu Thỉnh là bài thơ cho thấy khả năng cảm nhận tinh tế của tác giả trong khoảnh khắc trời đất chuyển giao giữa các mùa. Để hiểu về tác phẩm trong chương trình ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo tập 1 , bạn cần nắm những thông tin chung nhất trước khi trả lời câu hỏi hoặc viết bài phân tích.
Nội dung bài thơ Sang thu Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Tác giả Hữu Thỉnh tác phẩm Sang thu
Hữu Thỉnh (15/2/1942) tên thật là Nguyễn Hữu Thỉnh. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân, truyền thống Nho học, quê ở huyện Tam Dương, Vĩnh Phức.
Tuổi thơ của ông không mấy dễ dàng, năm 10 tuổi phải đi phu và làm lao dịch cho đồn binh Pháp. Đến năm 1963, ông tham gia quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
Thơ của Hữu Thỉnh thường sử dụng liên tưởng độc đáo, thể hiện cái nhìn mang màu sắc triết lý, suy tư nhân văn về cuộc sống.
Những giải thưởng văn học trong suốt sự nghiệp của ông:
- Giải A, cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1975 – 1976 bài Chuyến đò đêm giáp ranh, Trường ca Sức bền của đất.
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1980 với Trường ca Đường tới thành phố.
- Giải thưởng Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và Trung ương Đoàn (1991)
- Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1995 với tập thơ Thư mùa đông
- Giải xuất sắc Bộ Quốc phòng năm 1994 với Trường ca biển
- Giải thưởng Văn học ASEAN, 1999.
- Giải thưởng Nhà nước về Văn học đợt I, 2001.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học Nghệ thuật năm 2012
Các tác phẩm tiêu biểu của ông gồm:
- Đường tới thành phố (1974)
- Từ chiến hào tới thành phố (1991)
- Thư mùa đông (1994)
- Trường ca biển (1994
Những thông tin về tác giả sẽ giúp phân tích bài Sang thu của bạn đầy đủ và chi tiết hơn. Bạn có thể theo dõi để ghi nhớ, chọn lọc và cung cấp trong bài làm của mình.
Khái quát Sang Thu
Văn bản Sang thu trong Văn 7 là bài thơ tiêu biểu trong chặng đường thơ ca của ông. Bài thơ ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả vì cách dùng từ, khả năng quan sát và cảm nhận thiên nhiên độc đáo.
Sang thu thuộc thể thơ gì?
Sang thu là bài thơ thuộc thể thơ năm chữ.
Xuất xứ
Bài thơ Sang thu được in trong tập thơ Từ chiến hào đến thành phố, do nhà xuất bản Văn học xuất bản năm 1991.
Hoàn cảnh sáng tác Sang Thu
Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977 (2 năm sau ngày giải phóng đất nước) khi ông tham gia trại hè, là bài dự thi của một cuộc thi sáng tác thơ ca tại đây.
Bố cục Sang thu
Bài thơ có bố cục gồm 3 phần:
- Khổ 1: Tín hiệu giao mùa;
- Khổ 2: Sự chuyển biến của đất trời vào thu;
- Khổ 3: Sang thu – suy ngẫm và triết lý.
Chi tiết trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, bạn có thể xem ở phần soạn bài Sang thu. Tại đây sẽ có đáp án gợi ý cho các câu hỏi phần Chuẩn bị đọc và suy ngẫm, phản hồi.
Phương thức biểu đạt chính
Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt biểu cảm.
Sơ đồ tư duy Sang thu
Sơ đồ tóm tắt những ý chính cho bài thơ Sang thu:
Nội dung chính của bài Sang thu
Sang thu là cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước khoảnh khắc chuyển giao từ hè sang thu và những suy ngẫm của ông về cuộc đời.
Nghệ thuật bài Sang thu
Bài thơ sử dụng từ láy, biện pháp nhân hóa và chuyển đổi nhịp thơ linh hoạt. Tất cả để mô tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của nhà thơ trước sự chuyển biến nhịp nhàng của cảnh vật ở khoảnh khắc giao mùa.
Tóm tắt Sang thu
Sang thu là bài thơ mô tả vẻ đẹp thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. Bắt đầu từ những tín hiệu gần gũi như hương ổi, gió se đến các dấu hiệu cần có sự quan sát như sương, mây, ánh nắng và mưa. Để rồi từ đó, tác giả Hữu Thỉnh đưa ra những suy tư thầm kín về cuộc đời.
Con chim chiền chiện (Huy Cận) cũng là một tác phẩm ấn tượng của nhà thơ Huy Cận. Đây là bài học trong chương trình lớp 7, Chân trời sáng tạo, bạn có thể xem để tìm hiểu trước những thông tin tổng quan về văn bản.
Kết luận
Tổng quan về bài thơ Sang thu đã được The POET chia sẻ. Bạn cần ghi nhớ những kiến thức này để sử dụng khi viết bài, giúp bài viết được đánh giá cao hơn khi cung cấp đầy đủ thông tin.