Soạn Bài ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Soạn Bài ca Côn Sơn tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi, khắc họa hình ảnh thiên nhiên đẹp, hoang sơ. Suy ngẫm và phản hồi các vấn đề soạn văn lớp 8 Chân trời sáng tạo đặt ra giúp học sinh hiểu và cảm nhận tác phẩm dễ dàng hơn.
Suy ngẫm và phản hồi khi soạn bài Bài Ca Côn Sơn
Học sinh đọc kỹ nội dung để soạn văn 8 Bài ca côn sơn, suy nghĩ và sau đó trả lời các câu hỏi. Mỗi vấn đề ra để giải đáp sẽ gợi mở một khía cạnh liên quan nghệ thuật và ý nghĩa tác phẩm trích trong văn 8 chương trình này.
Câu 1: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu.
Soạn văn Bài Ca Côn Sơn biện pháp tu từ và tác dụng được sử dụng trong bốn câu thơ đầu trên là:
Biện pháp so sánh: suối chảy rì rầm nghe như tiếng đàn cầm;… Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Tác dụng:
- Tác giả so sánh tiếng “suối chảy” như “tiếng đàn cầm”, “ngồi trên đá” như “ngồi chiếu êm” với tác dụng làm tăng sức gợi hình và biểu cảm cho sự diễn đạt của câu thơ.
- Gợi ra khung cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thủy, tạo ra cảm giác thanh cao, mát mẻ, trong lành; thể hiện vẻ đẹp mảnh đất Côn Sơn, một nơi yên bình, yên ả, vắng lặng, êm đềm và gửi gắm tình cảm của tác giả.
Biện pháp tu từ điệp ngữ: “Côn Sơn “, “ta”. Tác dụng:
- Điệp ngữ “Côn Sơn”: nhấn mạnh địa danh mà nhân vật “ta” đang thưởng ngoạn, được đắm chìm trong không khí trong lành, mát mẻ, được sống hòa hợp với thiên nhiên hoang sơ và có cảm giác thư thái, an yên về tâm hồn.
- Điệp ngữ “ta” : nhấn mạnh nhân vật trữ tình là “ta” – chủ thể thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn với một tâm hồn thư thái, thoải mái.
Biện pháp tu từ liệt kê: “suối chảy rì rầm”, đá rêu phơi”. Tác dụng:
- Liệt kê các vẻ đẹp của thiên nhiên Côn Sơn;
- Người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên và sự cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách tinh tế ở nhà thơ Nguyễn Trãi.
Câu 2: Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là ai?
Trong bài soạn văn 8 chân trời sáng tạo Bài Ca Côn Sơn, Nhân vật “ta” trong đoạn trích có thể là nhân vật trữ tình hoặc chính là tác giả – nhà thơ Nguyễn Trãi.
Câu 3: Tìm các chi tiết miêu tả thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ, từ đó nhận xét về mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”.
The POET Magazine lưu ý nội dung Bài Ca Côn Sơn đọc hiểu, cảnh thiên nhiên và nhân vật “ta” trong đoạn thơ được miêu tả qua các chi tiết:
– Tả thiên nhiên:
+ Suối: chảy rì rầm, nghe như tiếng đàn cầm.
+ Đá: đá mọc rêu phơi.
+ Rừng thông: thông mọc rất nhiều và dày tạo bóng mát để nhân vật “ta” nằm.
+ Cây trúc bóng râm: trúc rậm thành bóng râm mất, là nơi tác giả ngâm thơ.
– Tả con người: ta ngồi lên đá như ngồi chiếu êm, ta ngồi trên đá, ta lên ta nằm, ta ngâm thơ nhàn.
* Mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân vật “ta”:
Bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, thanh cao, hấp dẫn, thú vị, và nên thơ được cảm nhận qua tâm hồn của nhân vật “ta” – một người nặng tình với quê hương và yêu thiên nhiên say đắm. Thiên nhiên hiện lên trong đoạn thơ như một người bạn tri âm, tri kỉ của “ta” vậy. Nhân vật trữ tình “ta” đang thả hồn mình, sống cuộc sống thanh cao, hòa mình vào giữa khung cảnh thiên nhiên Côn Sơn.
=> Cảnh thiên nhiên Côn Sơn đẹp, yên bình, có vẻ hoang sơ được cảm nhận bằng hồn thơ, tinh tế của nhà thơ Nguyễn Trãi. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên, yêu thiên nhiên say đắm của Nguyễn Trãi.
Câu 4: Em cảm nhận thế nào về hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” trong đoạn thơ?
Trong đoạn thơ, chúng ta có thể thấy nhân vật “ta” đang rất an nhàn, thảnh thơi, không bon chen với đời. Điều này được thể hiện qua các chi tiết như: lúc thì “ta” lắng nghe tiếng suối, lúc thì “ta” lại ngồi lên đá, nằm dưới bóng thông, khi “ta” lại ngâm thơ dưới khóm trúc.
Hình ảnh thiên nhiên khoáng đạt, tươi đẹp, hấp dẫn cùng tâm hồn thanh cao, hòa mình vào thiên nhiên của nhân vật “ta” giúp cho bức tranh thiên nhiên như một người bạn tri âm, tri kỉ. Tác giả đang hòa mình vào thiên nhiên để hưởng trọn cảnh đẹp non nước của Côn Sơn, điều này cho thấy một hồn thơ Nguyễn Trãi tinh tế nhạy cảm và yêu thiên nhiên.
Xem thêm:
- Thông tin Côn Sơn ca: Tác giả, tác phẩm, bố cục
- Tuyển tập mẫu phân tích bài thơ Côn Sơn ca hay nhất
- Lối sống đơn giản – Xu thế của thế kỉ XXI luận điểm là gì?
Kết luận
Khi soạn Bài ca Côn Sơn, bạn sẽ thấy có sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, điệp từ để gợi cảnh thiên nhiên chân thực, tăng tính biểu đạt cho câu thơ.
Qua bức tranh khoáng đạt, có thể thấy được hình ảnh nhân vật “ta” đang hòa mình với tình yêu thiên nhiên say đắm. Tất cả đã tạo nên hồn thơ vô cùng tinh tế và giàu tình cảm.