Soạn bài Bạn đến thăm nhà – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Bạn đến chơi nhà giúp học sinh hiểu rõ hơn tác phẩm là mục đích dùng các biện pháp nghệ thuật. Chuẩn bị trước nội dung bài học trong sách ngữ văn 8 cũng giúp bạn cảm nhận được bài thơ một cách sâu sắc hơn. 

Chuẩn bị đọc hiểu Bạn đến chơi nhà

Khám phá Bạn đến chơi nhà đọc hiểu, học sinh cần trả lời đầy đủ các câu hỏi sách giáo khoa ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo đã đưa ra. Qua đó, bạn hiểu được phần nào những thông điệp tác giả đang muốn truyền tải.

bạn đến chơi nhà soạn bài
Soạn bài Bạn đến chơi nhà

Câu 1: Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị những gì để đón tiếp?

Khi bạn lâu ngày đến chơi nhà, có thể chuẩn bị theo trình tự trước và sau khi bạn đến.

– Trước khi bạn đến chơi nhà: Chuẩn bị và sắp xếp mọi thứ.

Khi có bạn đến chơi nhà, nhất là bạn lâu ngày gặp lại, chúng ta thường chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ thật chỉn chu và đầy đủ.

Nhà cửa khi có bạn đến chơi nhà phải sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất,… Chúng ta chơi nhà cần bớt những thứ không dùng đến. Không để đồ đạc vương vãi khắp nhà, nhất là phòng khách và phòng bếp. Phòng khách là nơi khách sẽ ngồi đầu tiên và phòng bếp là nơi chuẩn bị bữa cơm để mời khách nên mọi thứ cần được chuẩn bị đâu ra đấy. Điều đó thể hiện sự tôn trọng đối với bị khách của mình.

Nhà nên được trang trí một chút cho đẹp và sang. Ngoài ra con phải quan tâm đến nhiệt độ ngôi nhà, mùi không khí trong nhà hoặc các không gian khác như nhà vệ sinh, phòng ngủ,.. Những điều này chủ nhà nhìn quen mắt và ngửi quên mùi nên cảm thấy bình thường, nhưng với bạn đến chơi nhà ít khi đến nhà họ sẽ suy nghĩ và có thể đánh giá gia chủ thông qua nề nếp sinh hoạt này. Sự chỉn chu là để giữ hình ảnh đẹp trong mắt bạn và sự chỉn chu cũng thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà đối với bạn mình.

– Khi bạn đến chơi nhà: Niềm nở và thân mật.

Khi có bạn đến chơi nhà, chúng ta phải ra tận nơi ra đón để thể hiện sự hiếu khách của mình. Không kể là bạn sơ hay thân, miễn là có bạn đến chơi thì phải đón tiếp nhiệt tình, chu đáo như nhau. Nếu là bạn lần đầu đến chơi chúng ta nên giới thiệu các thành viên trong gia đình để bạn không bị bỡ ngỡ, đồng thời để cuộc nói chuyện giữa mọi người diễn ra thoải mái hơn.

Nếu có bạn đến chơi nhà và dùng cơm thì bữa cơm cần được chuẩn bị nhanh chóng và không để bạn chờ quá lâu, nếu biết trước bạn đến thì bữa cơm cần chuẩn bị sẵn sàng và có thể mời bạn vào dùng bữa ngay.

Bữa ăn không cần quá thịnh soạn nhưng cần được trình bày, trang trí đẹp mắt. Món ăn có thể không nhiều nhưng món nào ra món nấy, phải chất lượng và ngon.

Trong khi ăn, nên tạo bầu không khí thoải mái, tự nhiên, không nài ép nhau ăn hoặc uống. Không nên chủ tâm quá vào việc ăn uống của bạn, vì làm vậy có thể khiến bạn trở nên dè dặt. Không ép bạn uống rượu bia mà chỉ xem đó là thức uống giúp bữa ăn thêm ngon miệng hơn mà thôi. Cần để bạn cảm thấy mình được coi trọng và tôn trọng khi dùng cơm.

Sau khi ăn xong, nên mời bạn qua bàn khác để ăn tráng miệng, uống nước trà. Nếu bàn ăn cũng là bàn khách thì nên dọn dẹp nhanh chóng để có được không gian ngồi nói chuyện thoải mái, sạch sẽ. Trên bàn đừng quên có một lọ hoa tươi tắn, một đĩa trái cây, đồ ăn tráng miệng khác, trà hoặc nước ngọt,…

Sự mến mộ và hiếu khách của gia chủ đối với bạn đến chơi nhà không chỉ thể hiện qua món ăn mà còn là sự chuẩn bị mọi thứ xung quanh món ăn ấy.

Trải nghiệm cùng văn bản Bạn đến chơi nhà

Trải nghiệm văn bản Bạn đến chơi nhà, học sinh có thể xác định được chi tiết ý nghĩa và phương pháp nghệ thuật. Nội dung này chủ yếu yêu cầu bạn xác định bảy câu thơ đầu có ý nghĩa gì và hình ảnh ta trong câu thơ cuối.

Câu 1: Bảy câu thơ đầu giúp em hình dung điều gì?

Điều em hình dung được sau bảy câu thơ đầu:

Bảy câu thơ đầu tác giả đã bộc bạch về hoàn cảnh tiếp bạn, qua đó người đọc hình dung được một hoàn cảnh đầy éo le, cuộc sống đạm bạc, thiếu thốn về vật chất của nhà thơ.

Câu 2: “Ta” trong câu thơ cuối là những ai?

“Ta” trong câu thơ cuối là:

– “Ta với ta”:

+ Từ “ta” đầu tiên: nhân vật trữ tình – chủ nhà.

+ Từ “ta” thứ hai: người bạn – khách.

– “Ta với ta” thể hiện mối quan hệ song hành, gắn bó dường như không còn khoảng cách giữa chủ nhà và khách.

Suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc tác phẩm Bạn đến chơi nhà

Để tổng hợp lại những nội dung đã khám phá từ Bạn đến chơi nhà, học sinh cần trả lời các câu hỏi ở phần suy ngẫm vã và phản hồi. Bạn sẽ cảm nhận được những từ ngữ và hình ảnh trong các câu thơ mang ý nghĩa gì.

soạn bài bạn đến chơi nhà
Suy ngẫm và phản hồi sau khi đọc tác phẩm Bạn đến chơi nhà

Câu 1: Tác giả đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nào trong bảy câu thơ đầu để mô tả gia cảnh của mùng khi bạn đến chơi nhà?

Từ ngữ, hình ảnh:

– Trẻ thời đi vằng – không có ai để sai đi mua đồ ăn tiếp đãi bạn; Chợ thời xa – gợi sự xa xôi, đi chợ rất mất thời gian, cũng như không có người ở nhà tiếp bạn.

– Còn trong nhà thì không có gì:

+ Ao sâu – khôn chài cá: Khó mà bắt được cá để mời bạn.

+ Cái chửa ra cây, cà mới nụ, bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa: tất cả rau quả, cây trái trong nhà chưa thể ăn được.

+ Trầu không có: Ngay cả thứ quan trọng nhất (Miếng trầu là đầu câu chuyện) cũng không có.

Biện pháp tu từ: Liệt kê, phép đối, nói quá.

→ Các từ ngữ, hình ảnh kết hợp cùng các biện pháp tu từ giúp tác giả khéo léo trình bày hoàn cảnh của mình để có thể hiểu và cảm thông, cũng vừa là cách để nhà thơ thi vị hóa cái nghèo, cái khó của mình, ông bằng lòng với cuộc sống ấy, tuy khổ cực nhưng thanh thản, an nhiên.

Câu 2: Phân tích ý nghĩa của câu thơ cuối.

Ý nghĩa câu thơ cuối:

Câu kết bài là vừa là sự tóm kết vừa là sự bùng nổ về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần phải cao lương mỹ vị, mâm cao đầy nào cho xa mà chỉ cần một chén rượu nhạt, với tình cảm đong đây thì hai người bạn đã có thể thưởng thức đầy đủ niềm vui gặp mặt:

Bác đến chơi đây, ta với ta.

Một lần nữa, sau câu thơ đầu, từ “bác” lại xuất hiện một cách thân mật mà trân trọng. “Ta với ta” nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết, thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng “ta với ta” gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hoá. Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về với vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khi đã bị xoá nhoà, chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong. Câu thơ đã thể hiện cách sử dụng từ ngữ tài tình của Nguyễn Khuyến. Đáng chú ý nhất là cụm từ “ta với ta”. Đại từ “ta” trong tiếng Việt vừa chỉ số ít, vừa chỉ số nhiều. Nguyễn Khuyến dùng cả hai nghĩa: “Ta với ta” tuy hai nhưng là một. Bạn và nhà thơ ngồi bên nhau thủ thỉ tâm tình, hai người hoà thành một. Quả là không gì có thể đánh đổi được tình bạn thuỷ chung giữa hai ta. Như vậy, cũng là “ta với ta” nhưng trong bài thơ Qua Đèo Ngang thì đó chính là sự đối diện, bắt gặp tâm trạng của tác giả Thanh Quan với chính mình. Còn “ta với ta” ở đây là nói về hai người họ gắn bó không gì chia cắt được. Tình bạn giữa họ mới cao quý, đẹp đẽ làm sao.

Câu 3: Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.

Đọc bài thơ, người đọc thấy rõ tác giả đang cười chính mình, cười sự thiếu thốn của mình ở chốn quê mùa, dân dã.

Nguyễn Khuyến vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyến đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi. Nhưng thật tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp bạn, để thết đãi bạn cả: Chợ thì xa, người nhà, trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Người đọc như hình dung ra rõ ràng cái sự loay hoay, lúng túng thật dễ thương của vị đại quan xưa, nay đã thành ông già dân dã chốn quê mùa.

Thủ pháp để tạo ra tiếng cười của tác giả cũng rất đặc sắc.

Đó là sử dụng lối nói phóng đại và lối nói nghịch lí. Tác giả đã cường điệu hóa những cái không có và khiến người đọc bất ngờ một bị đại quan về ở ẩn lại thiếu thốn đến vậy. Song chính thủ pháp nghệ thuật ấy đã tạo nên sự vui tươi, hóm hỉnh của một cuộc thiết đãi bạn hiền thiếu thốn vật chất nhưng chan chứa tình cảm chân thành, thắm thiết.

Câu 4: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ? Nêu bằng chứng để làm rõ ý kiến của em.

Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bài thơ:

Bài thơ cho người đọc cảm nhận được tình cảm của tác giả được thể hiện trong bài thơ là sự ấm áp, chân thành đối với bạn bè và lòng yêu mến, gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã.

Các bằng chứng để làm rõ ý kiến:

– Tình cảm đối với bạn bè:

+ Câu mở đầu gián dị, tự nhiên như lời chào hỏi chân tình của hai người bạn thân lâu lắm mới gặp lại nhau. Nhà thơ gọi bạn bằng bác. Cách gọi dân dã, thân tình song cũng rất nể trọng, thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa chủ và khách.

+ Cách nói cường điệu hóa, thi vị hóa sự thiếu thốn của cuộc sống vật chất làm nổi bật hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê rất đạm bạc, thanh bạch; Cuộc sống vật chất thiếu thốn ở chốn dân dã như vậy mà bạn vẫn tìm đến thăm cho thấy tình cảm thân thiết, sâu nặng của nhà thơ và bạn. Cả hai người không ai đặt nặng vấn đề vật chất, mà ở họ đều có quan điểm coi thường vật chất, đề cao tình cảm.

+ Câu thơ cuốc bộc lộ rõ nét tình cảm chân thành của Nguyễn Khuyến với bạn. Đó là tình cảm thiêng liêng và cao quý, những nghi thức xã giao dần bị bóc còn lại là tình bằng hữu thân giao. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên nền tảng của tình cảm. Bác đến chơi đây; không có giá trị về vật chất mà chỉ có ta với ta. Đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác và tôi, là hai chúng ta: chan hòa và thắm thiết.

– Lòng yêu mến, gắn bó với cuộc sống thôn dã:

+ Những sản vật của nông thôn được đưa vào bài thơ đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác, thật thà, đôn hậu của một con người.

+ Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh phong cảnh nông thôn bình dị, trần đầy sức sống. Khu vườn với luống cà, giàn mướp; mặt ao sóng gợn, tiếng gà xao xác trưa hè,… là hiện thân của mảnh hồn quê mộc mạc, đậm đà, sâu lắng. Màu xanh trong của nước ao, màu xanh mơn mởn của cây cải, màu hoa tím hoa cà, màu vàng tươi hoa mướp,… loại nào cũng đang độ tươi non, làm vui mắt và ấm lòng người.

→ Bức tranh làng quê Việt Nam hiện lên thật đẹp, thật thanh bình, giản dị, gần gũi; hoàn cảnh sống của tác giả nơi miền quê rất đạm bạc, thanh bạch, giản dị, gắn bó với làng xóm, quê hương.

Câu 5: Nêu chủ đề của bài thơ. Phân tích những căn cứ giúp em xác định được chủ đề ấy.

Chủ đề của bài thơ: Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết.

Căn cứ giúp xác định được chủ đề:

– Ngay câu mở đầu bài thơ, nhà thơ gọi bạn bằng bác, thể hiện sự nể trọng, gắn bó thân thiết giữa chủ và khách.

– Cuộc sống thiếu thốn, đạm bạc, thanh bạch nhưng cả hai người không ai để tâm vấn đề vật chất, mà cả hai đều đề cao tình cảm.

– Câu thơ cuối thể hiện rõ tình bằng hữu thâm giao, đặc biệt qua cụm từ “ta với ta”: đại từ ta được sử dụng rất độc đáo, ta là nhân xưng, và cũng là bác với tôi, là hai chúng ta, chan hòa và thắm thiết.

Câu 6: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là: ca ngợi tình bạn – tình cảm thiêng liêng, cao quý, không câu nệ vật chất, thủy chung, chan hòa, đáng nâng niu, trân trọng.

Câu 7: Viết đoạn văn (khoảng một trăm năm mươi chữ) trình bày cách hiểu của em về tình bạn chân chính.

Tình bạn chân chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý mà ai cũng cần có và cần trân trọng, gìn giữ. Tình bạn chân chính bao giờ cũng là tình bạn đẹp, trong sáng, thuỷ chung, tâm đầu ý hợp, luôn yêu thương, thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Biết bao tình bạn đẹp đã được ca ngợi trong thực tế cuộc sống và trong văn học, ví dụ như đôi bạn vong niên Lý Bạch – Mạnh Hạo Nhiên (Trung Quốc), Nguyễn Khuyến – Dương Khuê (Việt Nam), Lưu Bình – Dương Lễ, và còn rất nhiều những tình bạn trong sáng, đáng quý quanh ta, đáng để chúng ta học tập. Tình bạn chân chính bao giờ cũng làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị hơn, đó là mối dây để ta “trao đi yêu thương và nhận lại yêu thương”. Để có được tình bạn chân chính, nhất định phải được xây dựng trên cơ sở tình cảm vững chắc, trong sáng, không vụ lợi, không toan tính, ích kỉ. Một tình bạn đẹp sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi và là điểm tựa của mỗi con người trong những lúc ta gặp khó khăn, hoạn nạn. Hơn nữa, người bạn tốt là người giúp đỡ ta bằng năng lực của họ để ta vượt qua khó khăn. Ngoài ra, chúng ta có thể học hỏi nhiều điều hay, lẽ phải từ những người bạn chân chính, cùng nhau phát triển hơn. Mỗi người muốn có một tình bạn đẹp thì trước hết phải có cách sống đúng đắn, làm một người tốt, sẵn sàng cho đi, không vụ lợi. Sống với mọi người bằng tình cảm chân thành nhất, đối xử công bằng, yêu thương với những người xung quanh và trân trọng những người đối xử tốt với bản thân mình. Tình bạn chân chính cũng quan trọng như bao tình cảm cao đẹp khác. Chúng ta cần nâng niu, trân trọng những người bạn ở xung quanh mình và sống hết mình vì họ để cùng nhau tốt hơn mỗi ngày, tô đậm vẻ đẹp của tỉnh người để xã hội ngày càng nhân văn, tích cực hơn.

Xem thêm:

  • Tổng hợp phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến đầy đủ nhất
  • Chuẩn bị soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống, trả lời câu hỏi SGK chi tiết

Kết luận

Soạn bài Bạn đến chơi nhà được The POET Magazine giúp học sinh chuẩn bị thật kỹ, giải đáp các câu hỏi một cách chi tiết. Qua đó, bạn nắm rõ được nội dung, hiểu được những nội dung chính của tác phẩm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *