Soạn bài Bản đồ dẫn đường – Kết nối tri thức lớp 7

Hướng dẫn soạn bài Bản đồ dẫn đường với trọng điểm cần nắm cùng các vấn đề liên quan. Mỗi câu hỏi trong sách giáo khoa đều được Trang phân tích văn học The POET trả lời đầy đủ để bạn hiểu rõ nội dung văn bản.

Table of Contents

Trước khi đọc

Soạn văn Bản đồ dẫn đường trong chuong trình văn lớp 7 phần Trước khi đọc giúp tìm hiểu bài tại nhà, tạo tiền đề hiểu tác phẩm.

1. Vì sao khách du lịch thường chuẩn bị một tấm bản đồ trước khi đến một miền đất lạ?

Tấm bản đồ có tác dụng chỉ đường, giúp khách du lịch tìm đến được nơi cần đi. Không chỉ thế, bản đồ còn mang đến những gợi ý về điểm vui chơi nổi tiếng của miền đất lạ.

bản đồ dẫn đường
Bản đồ cực kỳ cần thiết với khách du lịch

2. Đến với tương lai, mỗi người phải tự tìm cho mình một “con đường” hay đã có “con đường” do ai đó vạch sẵn?

Tuyệt đối không có con đường nào được vạch sẵn cho mình mà chỉ bản thân mới biết hướng đi tốt phù hợp nhất. Hơn nữa, quá trình tự tìm một con đường chính là khi con người khai thác tiềm năng của mình. Chỉ khi chọn đúng con đường mới giúp mỗi người phát triển nhanh chóng và đúng đắn.

Đọc văn bản

Đọc hiểu Bản đồ dẫn đường phần Đọc văn bản đặt ra các vấn đề để học sinh theo dõi và nhận biết. Mỗi ý chính quan trọng đều được đề cập có tác dụng tạo nên sự hiểu biết rõ ràng.

1. Văn bản được mở đầu bằng cách kể lại một câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

Quá trình soạn bài Bản đồ dẫn đường lớp 7 em nhận thấy cách mở đầu của văn bản rất độc đáo. Những cụm từ thể hiện rõ tính chất ngụ ngôn của tác phẩm phải kể đến như “Có một người đàn ông nọ”, “Một lúc lâu sau”, “Câu chuyện về người đàn ông nọ tìm chìa khóa nhà”.

2. Cách giải thích hình ảnh “tấm bản đồ dẫn đường”.

Cách giải thích hình ảnh được truyền từ bố mẹ cho chúng ta vô cùng độc đáo. Đó là cách nhìn về cuộc đời, về con người với những giá trị tích cực và cả tiêu cực. Một mặt có tác dụng cảnh báo rằng con đường phía trước chứa đầy những hiểm nguy. Con người nếu không nỗ lực chiến đấu thì rất khó để tồn tại. Mặt khác thì hướng dẫn về cách sống, cách đánh giá con người, cho rằng ai cũng có bản chất tốt. Nếu có cơ hội thì càng thân thiết với đông người càng tốt cho chính mình.

soạn bài bản đồ dẫn đường
Hình ảnh tấm bản đồ dẫn đường được giải thích rất sâu sắc

3. Vai trò của “tấm bản đồ dẫn đường” đối với đường đời của con người.

“Tấm bản đồ dẫn đường” ảnh hưởng đến góc nhìn, cách nhìn nhận của mỗi người với những người xung quanh và cuộc sống. Nó còn soi đường để chúng ta nhìn sâu vào bên trong bản thân mình. Việc sở hữu tấm bản đồ như thế nào sẽ ảnh hưởng đến cả tương lai sau này, thành công hay thất bại.

4. Những khó khăn của “ông” khi tìm kiếm “tấm bản đồ” cho mình.

“Ông” trong tác phẩm Ngữ văn 7 Bản đồ dẫn đường không tự tin với quan điểm của mình, cũng thấy mọi thứ không giống với những gì cha mẹ nói. Đôi khi “ông” cảm thấy lạc lối, không có gì soi chiếu để tìm thấy hướng đi thích hợp và đúng đắn.

5. Cách kết thúc văn bản.

Văn bản được kết thúc bởi lời khuyên của ông dành cho cháu, rằng hãy tìm bản đồ ngay cả trong bóng tối chứ đừng chỉ dựa vào những gì có sẵn. Chỉ có tấm bản đồ dẫn đường do chính mình vẽ nên mới đưa cuộc đời mình đi đúng hướng.

soạn văn 7 bản đồ dẫn đường
Văn bản được kết thúc với bài học ý nghĩa về hành trình của mỗi người

Sau khi đọc

Soạn Bản đồ dẫn đường lớp 7 Kết nối tri thức phần Sau khi đọc khai thác sâu sắc thủ pháp nghệ thuật tác phẩm. Nội dung cũng được tìm hiểu kĩ hơn để bạn thực sự nắm chắc thông điệp tác giả truyền tải.

1. Nêu tác dụng của cách mở đầu văn bản bằng việc kể lại câu chuyện có tính chất ngụ ngôn.

Cách mở đầu độc đáo nào tạo nên sự thu hút, khiến người đọc như bị cuốn vào tác phẩm. Khi đi tìm kiếm thông điệp câu chuyện ngụ ngôn, người đọc sẽ hiểu được bài học và kinh nghiệm mà tác giả muốn trao gửi.

2. Từ cách tìm chìa khóa rất kì khôi của người đàn ông trong câu chuyện, tác giả liên hệ đến vấn đề gì?

Chi tiết trong văn bản được thể hiện khá kì lạ, khi việc tìm kiếm diễn ra ngoài đường mà vốn chìa khóa được để cạnh cửa. Sự kì khôi được thể hiện ở chỗ dù chẳng liên quan tới việc tìm chìa nhưng ra sáng để nhìn rõ hơn. Ý nghĩa được truyền tải thông qua cách tìm này rất thâm sâu. Khi bản đồ – đại diện cho suy nghĩ và cách hành động của con người không phù hợp với hoàn cảnh thì chắc chắn sẽ bại. Trong cuộc sống vốn có rất nhiều tình huống có thể xảy ra, đòi hỏi mỗi người phải tư duy trước khi thực hiện. Cái bản đồ được đưa ra phải tương xứng với vấn đề, giống như trong câu chuyện ngụ ngôn.

3. Trong văn bản, tác giả lí giải về hai khía cạnh của hình ảnh ẩn dụ “tấm bản đồ”. Khi bàn về hai khía cạnh đó, tác giả dùng những lí lẽ và bằng chứng nào để thuyết phục người đọc?

Soạn Bản đồ dẫn đường em thấy hai khía cạnh rõ ràng:

Khía cạnh thứ nhất: Bản đồ là cách nhìn của con người với con người và cuộc sống

  • Lí lẽ: Mỗi chúng ta hình thành cách nhìn về người và cuộc sống thông qua việc chịu ảnh hưởng từ đấng sinh thành, tôn giáo, tín ngưỡng, hoàn cảnh sống và kinh nghiệm. Con người có thể nhìn theo hướng lạc quan hay bi quan, tin tưởng hay không tin tưởng. Từ đó hình thành nên những lựa chọn khác nhau cho cuộc đời sau này.
  • Bằng chứng: Cách nhìn đời của “bố mẹ ông” và “ông” khác nhau, từ đó hình thành quan điểm sống riêng.

Khía cạnh thứ hai: Bản đồ là cách nhìn vào sâu bên trong chính bản thân mình

  • Lí lẽ: Những câu hỏi yêu cầu con người phải nhìn vào chính mình, xem mình có phải người đáng yêu không, có giàu có hay thông minh, yếu đuối hay dễ tổn thương. Cứ mỗi đáp án sẽ là nguyên liệu để vẽ nên tấm bản đồ dẫn đường cho chính mình.
  • Bằng chứng: Cuộc đời “ông” thay đổi đáng kể từ sau vụ tai nạn. “Ông” biết mình là ai, mình như thế nào và cuộc sống của mình có ý nghĩa gì.
soạn bài bản đồ dẫn đường lớp 7
Bản đồ trong văn bản mang tới nhiều khía cạnh nhìn nhận cho con người

4. Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc – “ông” đã tâm sự với “cháu” như vậy. Theo em, vì sao “ông” bế tắc trong việc tìm kiếm tấm bản đồ của riêng mình? Kinh nghiệm ấy của “ông” có thể giúp “cháu” rút ra được bài học gì?

“Ông” tâm sự với cháu rất nhiều, cũng là giúp người đọc lí giải được tại sao tấm bản đồ của “ông” lúc ấy bế tắc. Cách nhìn nhận con người và cuộc sống của “ông” ngược lại với góc nhìn của mẹ và thậm chí là cả bố. “Ông” thấy mình tin tưởng và yêu những người xung quanh, trong khi mẹ thì nghĩ khác. “Ông” thấy cuộc sống này an toàn, nhưng mẹ lại cho rằng đầy rẫy hiểm nguy. Chính sự khác biệt đó đã tạo nên cảm giác mất tự tin và bế tắc cho “ông” trong quá trình tìm kiếm tấm bản đồ dẫn đường.

Từ việc kể lại suy nghĩ và trải nghiệm, “ông” trong văn bản Bản đồ dẫn đường mang tới thông điệp cho “cháu về sự chọn lọc và độc lập. Chúng ta chỉ nên nhận những điều tốt đẹp và cao quý từ người thân. Riêng tấm bản đồ của mình thì phải tự tìm lấy và xây dựng, đừng phụ thuộc vào ai. Chính quá trình này sẽ tạo nên nhận thức đúng đắn về bản thân cũng như cuộc đời.

5. Trong hai ý kiến khác nhau sau đây, em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

a. Cuộc sống chỉ toàn những chuỗi lo âu, đau khổ, còn niềm vui thì hiếm hoi và dễ dàng vụt mất như cánh chim trời!

b. Cuộc sống là một món quà quý mà chúng ta phải trân trọng.

Ý kiến a và b tưởng chừng đối lập nhưng thực chất lại tồn tại song song với nhau, thậm chí là hỗ trợ cho chủ thể. Cuộc sống này chưa bao giờ là dễ dàng, những chuyện đau khổ và lo âu có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quan trọng là cách nhìn nhận, thái độ của con người trước vấn đề là như thế nào. Nếu có tâm thế sẵn sàng đón nhận, những buồn đau có thể hoá hư vô, niềm vui còn ở lại mãi. Chuyện buồn cũng là bài học để chúng ta rút ra bài học và trân trọng phút giây được tồn tại hơn.

Câu 6:  Đọc lời khuyên của “ông” dành cho “cháu” ở phần cuối văn bản, em rút ra điều gì cho bản thân?

Bản thân mỗi người là một cá thể độc lập và có “tấm bản đồ dẫn đường” cho riêng mình. Chúng ta có thể tham khảo nhưng không thể sao chép y nguyên lộ trình của một ai đó. Bởi như vậy là chính ta đang sống cuộc đời của người khác và thường sẽ không phù hợp với tính cách, lối sống và hoàn cảnh của mình. Bản đồ phải do mình tự kiếm và tự hoàn thành bởi chính kinh nghiệm của bản thân. “Cháu” cũng như em hay các bạn trẻ khác phải có trách nhiệm với cuộc đời của mình. Bài học rút ra trong suốt hành trình đi theo tấm bản đồ riêng ấy là vô giá và độc nhất, không vay mượn ai, không ai vay mượn được.

ngữ văn 7 bản đồ dẫn đường
Bài học rút ra từ lời khuyên của “ông” rất tốt đẹp và cao quý

Viết kết nối với đọc

Trên “con đường” đi tới tương lai của bản thân, “tấm bản đồ” có vai trò như thế nào? Hãy trả lời câu hỏi trên đây bằng một đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu).

Bản thân chúng ta luôn tìm kiếm lối đi đúng đắn cho mình bằng việc quan sát người khác và đôi khi vô tình vay mượn lộ trình của họ. Thế nhưng, tấm bản đồ dẫn đường của mỗi người thực chất đều do chính mình vẽ nên. Đây là thứ mình tìm nhưng cũng là điều dẫn lối, được thực hiện từ những điều nhỏ nhặt. Đó là khi ta đi tìm chính bản thân, cách đối xử với người xung quanh, cách đối mặt với khó khăn, cách đứng dậy sau khó khăn. Bản đồ dẫn đường nhưng cũng tạo ra thử thách để ta trở thành cá thể xuất sắc và đi đến mục tiêu thành công.

Kết luận

THE POET Magazine đã hướng dẫn bạn soạn bài Bản đồ dẫn đường (Đa-ni-en Gốt-li-ép) đầy đủ. Dựa vào gợi ý này bạn hãy áp dụng vào quá trình học tập trên lớp để đạt kết quả như mong đợi.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet