Soạn bài Bắt nạt – Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức

Theo dõi tài liệu soạn bài Bắt nạt ngắn gọn, đầy đủ để trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa Chân trời sáng tạo văn 6. Chuẩn bị bài đầy đủ giúp các em học sinh nắm rõ tác phẩm hơn.

1/ Soạn văn bài Bắt nạt – Bài thơ cho biết chuyện bắt nạt xảy ra ở đâu, với những ai?

Bài thơ cho biết chuyện bắt nạt xảy ra ở mọi nơi, với mọi đối tượng bất kẻ người lớn, trẻ con, mèo, chó, cái cây,…

2/ Nhân vật “tớ” trong bài thơ thể hiện thái độ như thế nào với các bạn bắt nạt và các bạn bị bắt nạt?

Nhân vật “tớ” trong bài thể hiện thái độ:

  • Với các bạn bắt nạt: Nhân vật đưa ra những câu có tính khuyên nhủ “đừng bắt nạt” tất cả mọi thứ như: đừng bắt nạt người lớn, trẻ con, đừng bắt nạt chó mèo, cái cây. Giải thích cho “người bắt nạt” biết rằng bắt nạt là rất xấu, rất hôi. KHuyên người bắt nạt học hát, học nhảy híp-hop hoặc nếu mạnh mẽ hơn thì nên đối diện các thử thách.
    Nhân vật “tớ” cũng cho biết bản thân bị bắt nạt quen rồi nhưng vẫn không thích bị bắt nạt.
    Sau cùng, nhân vật bày tỏ thái độ dứt khoát: nếu đi bắt nạt người khác thì hãy đọc bài thơ này và đến gặp nhân vật “tớ” ngay.
  • Với các bạn bị bắt nạt: Nhân vật so sánh những bạn bị bắt nạt là những bạn nhút nhát, giống “thỏ non”, là đáng yêu.

3/ Soạn bài Bắt nạt Kết nối tri thức – Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Theo em, việc lặp lại cụm từ này có tác dụng gì?

Từ “bắt nạt” xuất hiện 18 lần trong bài thơ (1 lần ở nhan để và 17 lần trong các dòng thơ).

Trong đó, cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện 7 lần:

  • Đừng bắt nạt, bạn ơi.
  • Đừng bắt nạt người lớn.
  • Đừng bắt nạt trẻ con.
  • Đừng bắt nạt nước khác.
  • Đừng bắt nạt mèo. chó.
  • Đừng bắt nạt cái cây.
  • Đừng bắt nạt ai cả.

Tác dụng của việc lặp lại rất nhiều lần cụm từ “đừng bắt nạt” là nhấn mạnh và nhắc nhở các bạn nhỏ không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình, để các bạn nhận ra nếu bắt nạt người khác thì đó chính là việc xấu. Từ đó, khuyên nhủ các bạn nên làm những việc có ý nghĩa, tích cực, tạo nên sự vui vẻ, yêu đời và mang lại quan hệ thân thiện, hòa bình giữa mọi người, giữa các nước trên thế giới.

soạn bài Bát nạt
Không được bắt nạt kẻ yếu hơn mình

4/ Đọc hiểu Bắt nạt – Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước. Hãy chỉ ra một số biểu hiện của ý vị hài hước đó

Bài thơ nói chuyện bắt nạt mà vẫn ẩn chứa ý vị hài hước, biểu hiện của ý vị hài hước đó là:

  • Nhân vật “tôi” khuyên những ai bắt nạt người khác nhảy híp-hóp (điệu nhảy vui tươi, sôi động).
  • Nhân vật “tôi” thách đố những người bắt nạt hãy đối diện thử thách bằng cách ăn mù tạt (loại gia vị rất cay nồng).
  • Nhân vật tự nhận đã bị bắt nạt nhiều lần đến mức “quen rồi” nhưng vẫn không thích bị bắt nạt, vì rằng “bắt nạt là rất hôi”. So sánh việc bị bắt nạt là “rất hôi” vừa hài hước mà vừa làm rõ thêm việc bắt nạt người khác là xấu xa, không đẹp đẽ.

Qua đó, nhân vật “tôi” thể hiện thái độ, tính cách mạnh mẽ, muốn giúp đỡ, bảo vệ bạn bị bắt nạt.

5/ Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Hãy cho biết em đã làm gì khi ở vào một trong các tình huống trên. Nếu gặp tình huống đó, em có thay đổi cách ứng xử không?

Mỗi chúng ta có thể từng bị bắt nạt, chứng kiến cảnh bắt nạt hoặc từng bắt nạt người khác. Với mỗi một trong các tình huống trên sẽ có một cách ứng xử khác nhau. Từ bài thơ này, em thấy nếu gặp lại tình huống đó, em sẽ thay đổi cách ứng xử:

  • Khi bị bắt nạt: Trước đây, em sẽ cam chịu sự bắt nạt. Từ khi đọc bài thơ, thấy bắt nạt là việc xấu, vì thế em sẽ nói với ông bà, bố mẹ hoặc thầy cô giáo để người lớn nói chuyện, tìm cách giải quyết, giúp đỡ cho em.
  • Khi bắt nạt người khác: Em đã từng bắt nạt người khác. Từ khi đọc bài thơ, thấy bắt nạt là việc xấu; người bị bắt nạt là yếu đuối, đáng thương. Vì thế, em sẽ không bắt nạt ai nữa; sẽ tìm cách giúp đỡ những bạn yếu đuối hơn mình.
  • Khi chứng kiến cảnh bắt nạt: Trước đây, em không có suy nghĩ, phản ứng gì, có khi thản nhiên đứng xem. Từ khi đọc bài thơ, thấy bắt nạt là việc xấu; người bị bắt nạt là yếu đuối, đáng thương. Vì thế, em sẽ can ngăn người bắt nạt, hoặc tìm sự giúp đỡ từ người lớn để ngăn chặn; và em sẽ tìm cách giúp đỡ những bạn yếu đuối hơn mình.

Tóm lại: Sau khi đọc xong bài thơ, em thấy mình cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt, nói chuyện với người lớn để được giúp đỡ. Cần học tập, vui chơi tích cực để tránh xa những thói hư, tật xấu, đặc biệt là “nói không với bắt nạt và bị bắt nạt”.

Soạn văn bài Bắt nạt
Cần phải mạnh dạn hơn nữa để bảo vệ các bạn bị bắt nạt

Kết luận

Theo dõi ngay tài liệu soạn bài Bắt nạt đầy đủ tại trang The POET Magazine. Học sinh soạn bài đầy đủ để có sự chuẩn bị tốt nhất cho buổi học sắp tới.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet