Soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Bến Nhà Rồng năm ấy để giúp học sinh có thể chuẩn bị bài học đầy đủ nhất. The POET Magazine hướng dẫn trả lời các câu hỏi được đặt ra bởi sách giáo khoa, bạn có thể hiểu rõ hơn về nội dung văn bản đang hướng đến.
Hướng dẫn đọc văn bản ngữ văn 8 Bến nhà Rồng năm ấy
Khi soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy, học sinh cần ưu tiên trả lời đúng và đủ các vấn đề sách giáo khoa ngữ văn 8 đã đặt ra. Những câu hỏi này được đưa ra có mục đích chính là giúp bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm.
Câu 1: Văn bản trên kể về sự việc gì trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba”? Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sư, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chi ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.
TIỂU SỬ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
– Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19/5/1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 02/9/1969 tại Hà Nội.
– Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở một địa đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của mình, Hồ Chí Minh đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân, Hồ Chí Minh sớm có chí đuổi thực dân, giành độc lập cho đất nước, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
– Với ý chí và quyết tâm đó, tháng 6/1911, Hồ Chí Minh đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc.
– Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với cái tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.
– Từ năm 1912 – 1917, dưới cái tên Nguyễn Tất Thành, Hồ Chí Minh đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, sống hòa mình với nhân dân lao động. Qua thực tiễn, Hồ Chí Minh cảm thông sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Hồ Chí Minh sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và tích cực hoạt động nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
– Cuối năm 1917, Hồ Chí Minh từ Anh trở lại Pháp, hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
– Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Hồ Chí Minh đã gửi tới Hội nghị Vécxây (Versailles) bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa.
– Dưới ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp và bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản, Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
– Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Tháng 4/1922, Hội xuất bản báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Nhiều bài báo của Nguyễn Ái Quốc đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản tại Paris năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, góp phần thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng.
– Tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Tháng 10/1923, tại Hội nghị Quốc tế Nông dân lần thứ nhất, Nguyễn Ái Quốc được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân và là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Tiếp đó tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Tại các đại hội, Nguyễn Ái Quốc kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I. Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc.
– Tháng 11/1924, với tư cách là Uỷ viên Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản và Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc làm việc trong đoàn cố vấn Bôrôđin của Chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
– Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ cách mạng, ra tuần báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện được tập hợp in thành sách Đường Kách mệnh – một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
– Tháng 5/1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Béclin (Đức), đi Brúcxen (Bỉ), tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về châu Á.
– Từ tháng 7/1928 đến tháng 11/1929, Nguyễn Ái Quốc hoạt động trong phong trào Việt kiều yêu nước ở Xiêm (Thái Lan), tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
– Tháng 2/1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long, thuộc Hồng Kông (Trung Quốc). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam.
– Tháng 6/1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hồng Kông. Đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc được trả tự do.
– Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Mátxcơva (Liên Xô). Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi, chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước.
– Tháng 10/1938, Người rời Liên Xô sang Trung Quốc, bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước.
– Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc.
– Tháng 5/1941, Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng.
– Tháng 8/1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội Quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian một năm 14 ngày bị tù, Người đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9/1943, Hồ Chí Minh được trả tự do.
– Tháng 9/1944, Hồ Chí Minh trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12/1944, Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
– Tháng 5/1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân đã họp quyết định Tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
– Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và ra mắt Chính phủ lâm thời do Người làm Chủ tịch kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam.
– Ngày 01/01/1946, Chính phủ liên hiệp lâm thời được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Tháng 01/1946, Quốc hội khoá I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
– Ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến được thành lập do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
– Ngày 3/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội giao nhiệm vụ lập Chính phủ mới do Người làm Chủ tịch nước kiêm Thủ tướng Chính phủ (từ 11/1946 đến 9/1955) và kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (từ 11/1946 đến 1947).
Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.
– Ngày 19/12/1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám. Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (7/5/1954). Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
– Tháng 10/1956, tại Hội nghị Trung ương mở rộng lần thứ X (khoá II), Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, kiêm làm Tổng Bí thư của Đảng. Tại Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khoá II, khoá III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
– Năm 1964, đế quốc Mĩ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt mọi khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Người khẳng định: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh mất ngày 02/9/1969, tại Hà Nội.
Trước khi qua đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân Việt Nam bản Di chúc lịch sử, căn dặn những việc Đảng và nhân dân Việt Nam phải làm để xây dựng đất nước sau chiến tranh. Người viết: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
– Văn bản trên kể về sự việc: Văn bản kể về sự việc nhân vật “anh Ba” rời bến cảng nhà Rồng sang Phương Tây tìm đường cứu nước và cụ thể sang Pháp.
– Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt:
+ Chi tiết tương đồng: Cung cấp thông tin về sự kiện lãnh tụ Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước.
+ Chi tiết khác biệt:
Trong văn bản Bến nhà Rồng của nhà văn Bùi Sơn Tùng | Trong tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh |
Thông tin được người viết tưởng tượng kể lại thành một câu chuyện (có cốt truyện, nhân vật, sự việc, tình huống truyện,…)
→ Tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa. |
Cung cấp thông tin: Ngày 03/6/1911, Nguyễn Tất Thành nhận thẻ nhân viên lên con tàu Amiran Latusơ Tơrêvin với các tên là Văn Ba. Hai ngày sau, 05/6/1911 con tàu rời cảng Nhà Rồng đến Pháp.
→ Thông tin ngắn gọn, thời gian địa điểm cụ thể, chính xác. |
Câu 2: Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”.
Liệt kê một số cụm từ trong văn bản thể hiện mục đích chuyến đi của nhân vật “anh Ba”: Ra nước ngoài, sang Pháp, đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do, sang Tây, tìm đường cứu nước, cứu dân,…
Câu 3: Theo em, nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến của mình.
– Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật “anh Ba” được thể hiện trong văn bản là: Trước tiên là người rất yêu nước thương dân, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Bên cạnh đó, nhân vật “anh Ba” còn là người có ý chí, nghị lực và niềm tin trong cuộc sống.
– Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm rõ ý kiến:
“Anh Ba” là một người rất yêu nước thương dân, căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng hi sinh vì đất nước. Cho đến một đêm hè trải dài theo gió, trên cảng Nhà Rồng, anh đã thì thầm với anh Tư Lê: “Nỗi khổ của người dân mất nước, chúng mình đã tâm sự nhiều lần. Bây giờ… bây giờ mình muốn đi ra nước ngoài… Mình muốn anh cùng đi.” Anh Ba nói tiếp: “Chúng mình trở về giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi đất nước, giành độc lập, tự do.”, “Tôi muốn sang Pháp để được nhìn tận mắt người dân Pháp họ sống thế nào đằng sau những cái chữ tự do, bình đẳng, bác ái ẩn náu những gì,…”. Tất cả những lời nói, suy nghĩ của “anh Ba” đã chứng minh rất rõ tấm lòng yêu nước thương dân của mình.
Đồng thời, ta còn cảm phục ở con người anh ý chí, nghị lực và niềm tin phi thường trong cuộc sống. Khi anh Tư Lê hỏi: “Lấy tiến đầu mà đi…” thì anh Ba đã chia hai bàn tay giữa bóng đêm trả lời bằng giọng cương quyết – “tiền đây”. Khi không được sự đồng lòng của anh Tư Lê, nhưng anh Ba vẫn xuống tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin xin việc làm để chuẩn bị cho cuộc ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 4: Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp cú với những ai? Các cuộc trò chuyện, tiếp xúc ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba”?
Trong văn bản, nhân vật “anh Ba” đã trò chuyện, tiếp xúc với anh Tư Lê và thuyền trưởng Louis Édouard Maisen:
– Cuộc trò chuyện với anh Tư Lê: Tiếp xúc ấy có tác dụng trong việc thể hiện tính cách của nhân vật “anh Ba” là người gần gũi, thân tình, thể hiện lựa chọn dứt khoát của bản thân, nhưng cũng sẵn lòng cảm thông với hoàn cảnh riêng của bạn. Không ngại khó khăn gian khổ, dám nghĩ dám làm, không quản gian nan, quyết tâm cứu nước, mang lại độc lập tự do cho nhân dân.
– Với thuyền trưởng Louis Édouard Maisenthì kín đáo, khiêm nhường nhưng lịch thiệp, tự tin, xem mục tiêu lâu dài là quan trọng nên sẵn sàng đảm nhận công việc thấp hơn khả năng của mình (như lời của ngài Mai-sen).
Câu 5: Việc sử dụng các danh từ riêng như Cảnh Nhà Rồng, Lu-i Ê-đu-a Mai-sen,…; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;… có tác dụng gì đối với câu chuyện, sự việc được kể?
Việc sử dụng các danh từ riêng như “Cảng Nhà Rồng, Lu-i Ê-du-a Mai- sen…”; các số liệu về kích cỡ, trọng tải, cấu trúc nội thất tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin;… có tác dụng: làm cho câu chuyện có tính chân thực, khách quan, đúng với thực tế chứ không phải là tác giả tưởng tượng, hư cấu.
Câu 6: Viết đoạn văn chia sẻ cảm nhận hoặc làm một bài thơ, vẽ một bức chân dung một trong ba nhân vật: Quang Trung (Quang Trung đại phá quân Thanh), Hoài Văn ( Viên tướng trẻ và con ngựa trắng), anh Ba (Bến nhà Rồng năm ấy…).
Nguyễn Huệ – người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn – Bình Định là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Đặc biệt hình ảnh Nguyễn Huệ trong chiến trận thật oai phong, lẫm liệt. Người đọc ấn tượng về một vị hoàng đế thân chinh cầm quân đánh giặc không phải chỉ trên danh nghĩa mà bằng tất cả tấm lòng yêu nước, thương dân. Ông đã hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh mũi tên tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha trước hòn tên mũi đạn, bày mưu tính kế,… Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị chỉ huy tài ba này, nghĩa quân đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù (bắt sống hết quân do thám của địch ở phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hạ Hồi..). vậy nên cho đến ngày nay người ta vẫn còn ca ngợi và thán phục mưu trí, tài dùng binh như thần của ông. Ông là một tấm gương sáng để mọi người noi theo và học tập.
Tóm tắt văn bản Bến nhà Rồng năm ấy
Một số mẫu tóm tắt văn bản Bến nhà Rồng năm ấy trích trong sgk ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tân. Nội dung chủ yếu chỉ nói đến các ý chính trong tác phẩm.
Mẫu tóm tắt số 1 khi soạn văn Bến nhà Rồng năm ấy
Tại Cảng Nhà Rồng mờ mờ ánh đèn trong đêm hè trải dài theo gió, anh Ba ngồi kề vai anh Tư Lê bên bờ sông nói về “giấc mơ” giành lại độc lập. Anh mong muốn giúp đồng bào đuổi hết thực dân Pháp, thoát cảnh chịu áp lực. Cả hai nói về tương lai, học nghĩ đến việc sang Pháp làm gì, sống thế nào khi ở đây. Hai anh đều cho rằng, ở trời Tây, họ hiểu hơn về quyền lợi tối cao của dân tộc độc lập, tự chủ. Qua đó, hai người có thể học hỏi, sau đó mang quyền con người, sự bình đẳng sang xã hội. Chuyến sang Pháp này cũng là cơ hội tận mắt chứng kiến người dân nơi đây sống thế nào, ẩn sau “tự do, bình đẳng, bác ái” ẩn chứa những gì.
Mẫu số 2 tóm tắt Bến Nhà Rồng năm ấy
Khi Cảng Nhà Rồng mờ ánh đèn, anh Ba ngồi kề vai anh Từ Lê bên bờ sông và hỏi về việc có dám đuổi Tây ra khỏi nước mình. Anh Tư đồng tình vì cũng rất căm thù giặc ngoại xâm. Sau đó, hai người nói về nỗi lo tình cảnh cảnh đất nước, mong muốn đuổi hết thực dân Pháp để giành lại độc lập, tự do. Lý do họ sang Tây là để khám phá quyền lợi của một dân tộc độc lập, tự chủ. Sang Pháp, họ được tận mắt chứng kiến người dân nơi đây sống thế nào và điều ẩn sau chữ “tự đo, bình đẳng, bác ái”.
Soạn phần đọc mở rộng theo thể loại Bến nhà Rồng năm ấy
Ngoài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa đưa ra, học sinh cũng có thể soạn mở rộng. Những vấn đề được đặt ra giúp bạn hiểu đầy đủ hơn về tác phẩm.
1/ Bến nhà Rồng năm ấy tác giả là ai?
Tác giả của Bến Nhà Rồng năm ấy là Sơn Tùng, tên đầy đủ là Bùi Sơn Tùng. Một số thông tin tóm tắt về nhân vật này:
- Năm sinh: 1928.
- Năm mất: 23h05, ngày 22/07/2021 ở Hà Nội.
- Ông sở hữu nhiều tác phẩm hay, nói về chủ tịch Hồ Chí Minh và những danh nhân cách mạng, danh nhân văn hóa Việt Nam.
- Tác phẩm tiêu biểu, nối tiếng nhất trong sự nghiệp văn chương nói về Bác Hồ chính là tiểu thuyết Búp Sen Xanh.
2/ Bến nhà Rồng năm ấy thuộc thể loại gì?
Truyện lịch sử.
3/ Bố cục Bến nhà Rồng năm ấy được trình bày như thế nào?
Tác phẩm chia làm 3 phần chính:
- Phần 1: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
- Phần 2: Lý do ra đời Bến Nhà Rồng.
- Phần 3: Quá trình phát triển Bến Nhà Rồng.
4/ Văn bản Bến nhà Rồng năm ấy được trích từ cuốn sách nào của nhà văn Sơn Tùng?
Văn bản Bến Nhà Rồng được trích từ tác phẩm Búp Sen Xanh của nhà văn Sơn Tùng.
5/ Phân tích nhân vật anh Ba trong Bến nhà Rồng năm ấy qua các ý chính
Nhân vật anh Ba xuất hiện trong 2 hoàn cảnh:
- Nói chuyện với anh Tư Lê: Yêu nước, khát khao giành độc lập bằng chính sức lực và khả năng của mình. Anh không ngại khó khăn, gian khổ, luôn có trách nhiệm, dám nghĩ dám làm.
- Tiếp xúc với thuyền trưởng Lu-i Mai-sen: Thông minh, có hiểu biết, khiến người khác phải nể trọng. Không ngại công việc khó khăn, gian khổ, anh chấp nhận làm phụ bếp. Đây chỉ là những công việc phụ, mục đích chính là anh luôn có lý tưởng, ra đi tìm đường cứu nước, bỏ qua lợi ích của bản thân, luôn hướng đến sự khao khát và quyền lợi chung của cả dân tộc.
Xem thêm:
- Tuyển tập mẫu phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà văn 8 hay, đầy đủ nhất
- Trả lời Bạn đến chơi nhà đọc hiểu, chuẩn bị bài trước giờ học
Kết luận
Việc soạn bài Bến nhà Rồng năm ấy rất cần thiết, vì có tính gợi mở những nội dung chính tác giả muốn hướng đến. Đọc kỹ và trả lời được các câu hỏi giúp học sinh có thể tự tin trình bày cảm nghĩ của mình về tác phẩm.