Soạn bài Bố của Xi-mông Văn 8 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Bố của Xi-mông theo SGK Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Học sinh trả lời tất cả các câu hỏi được gợi ý có thể nắm chắc nội dung và ý nghĩa của văn bản.
Soạn bài Bố của Xi mông phần chuẩn bị đọc
Soạn bài Bố của Xi-mông trước hết phải trả lời được câu hỏi đặt ra đầu tiên trong sách mới văn 8. Qua đó, bạn có thể hiểu được ý nghĩa của sự thương yêu và cảm thông giữa người với người.
Câu 1: Sự thương yêu, cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào?
Trong cuộc sống, tình yêu thương giữa người với người là không thể thiếu. Có thể chỉ đơn giản là những hành động giúp đỡ những người già yếu đi qua đường, giúp đỡ những em bé bị bỏ rơi, tạo điều kiện cho những hoàn cảnh khó khăn có công ăn việc làm,… Đó là sự yêu thương, đùm bọc trong cộng đồng. Cho dù không cùng máu mủ, ruột rà nhưng lại có tấm lòng lương thiện, biết sẻ chia. Sự cảm thông với những số phận đau khổ và bất hạnh hay sự quan tâm, chia sẻ về vật chất, tinh thần đều là những hành động đẹp, là biểu hiện của sự yêu thương. Ngoài ra, sự yêu thương còn nằm ở việc dám đứng lên chống lại cái xấu, bảo vệ chính nghĩa.
Tình yêu thương mang lại những giá trị vô cùng lớn lao, không thể cân, đo, đong, đếm được. Chỉ biết một điều rằng, dù ít hay nhiều, trong mọi hoàn cảnh, tình cảm ấy cũng thật ấm áp và đáng quý biết bao.
Yêu thương con người có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi người có một cách nhận định về sự yêu thương, nhưng chung quy lại đó chính là tấm lòng hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp.
Sự yêu thương có thể giúp con người đến gần với nhau hơn. Từ đó, chúng ta sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn nhất.
Người đón nhận tình yêu thương có thêm niềm tin vào cuộc sống. Một chút sự đồng cảm, chia sẻ mà bạn gửi đến cho người đang khó khăn sẽ là nguồn động lực để giúp họ có thêm niềm tin vào cuộc sống.
Thay đổi cái nhìn của mọi người trong xã hội: tình yêu thương có sức mạnh kì diệu, giúp con người có cái nhìn nhân văn hơn về cuộc sống, về con người. Từ đó, mỗi người sống biết sẻ chia, cảm thông và giúp đỡ nhau, cùng nhau vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống, xây dựng một xã hội hiện đại, văn minh. Như vậy, tình yêu thương con người luôn là vô giá và chúng ta phải cảm ơn khi có những người luôn bên cạnh, luôn yêu thương và giúp đỡ mình.
Đọc hiểu văn bản Bố của Xi-mông
Tại phần đọc hiểu văn bản Bố của Xi-mông, học sinh có thể trả lời tất cả câu hỏi để biết nội dung chi tiết. Đây là những thông tin quan trọng, góp phần xây dựng nên giá trị của văn bản.
Câu 1: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?
Xi-mông khao khát tình yêu thương của bố và mong muốn có một mái ấm gia đình trọn vẹn, có bố và có mẹ để bạn bè không chế giễu, đánh đập cậu chỉ vì: “… cháu… cháu… không có bố…”
Câu 2: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?
Bác muốn thực hiện mong muốn của cậu bé Xi-mông. Đồng thời nó cũng xuất phát từ tình yêu thương của bác với Xi-mông, bác muốn trở thành người cha yêu thương, che chở cho em.
Bác thấu hiểu được hoàn cảnh đáng thương của chị Blăng-sốt.
→ Bác là người đàn ông có trái tim nhân hậu, giàu tình yêu thương con người, biết cảm thông, chia sẻ với những lầm lỡ của người khác.
Suy ngẫm và phản hồi khi soạn văn Bố của Xi-mông
Khi soạn văn Bố của Xi – mông, học sinh đã trả lời được câu hỏi mở đầu và phần đọc hiểu. Cuối cùng, học sinh có thể khám phá đề tài của truyện, những chi tiết là điểm nhấn.
Câu 1: Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.
Đề tài của truyện Bố của Xi-mông: Tình yêu thương, sự sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống
Câu 2: Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây (làm vào vở) và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.
So sánh bối cảnh của lần đầu với những lần khác được thể hiện chi tiết theo bảng:
Yếu tố so sánh | Lần đầu | (Những) lần khác |
Bối cảnh | ||
người đưa ra đề nghị | ||
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời | ||
Phản ứng của chị Blăng-sốt | ||
Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học | ||
Phản ứng của các bạn học |
Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể ba lần.
Yếu tố so sánh | Lần đầu | (Những) lần khác |
Bối cảnh | Khi bác Phi-líp đưa Xi-mông từ bờ sông trở về nhà. Cậu bé đưa ra lời đề nghị: “Bác có muốn làm bố cháu không?” và thấy bác Phi-líp không trả lời, Xi-mông đã nói “Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối”. | – Lần thứ 2: Trong một đêm trời đầy sao, bác Phi-líp đến nhà chị Blăng-sốt nói: “Thì có sao đâu nếu cô chịu làm vợ tôi!”. Không ai trả lời bác, nhưng bác tưởng tượng trong bóng tối căn phòng có người gục xuống. Bác bước vào thật nhanh và Xi-mông nằm trên giường, em thấy mình được bồng bế lên trong vòng tay bác và bác nhấc bổng em lên trên hai cánh tay hộ pháp.
– Lần thứ 3: Ngày hôn sau ở trường, thấy trường đã đông chật và giờ học sắp bắt đầu, Xi-mông đứng dậy, mặt tái nhợt, môi run run nói với lũ bạn. |
Người đưa ra đề nghị | Cậu bé Xi-mông. | – Lần thứ 2: Bác Phi-líp.
– Lần thứ 3: Cậu bé Xi-mông. |
Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời | Có chứ, bác muốn chứ. | Nói với lũ bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con. |
Phản ứng của chị Blăng-sốt | Blăng-sốt im lặng như tờ, thổ thẹn, lặng ngất và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. | Nghe thấy tiếng hôn và mấy lời mẹ tôi thì thầm rất khẽ. |
Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học | Ở trường học. | Ở trường học. |
Phản ứng của các bạn học | Khắp chung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú: “Phi-líp gì?… Phi-líp nào?… Phi-líp là cái gì?… Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?” | Không đứa nào dám cười, vì cái nhà bác Phi-líp Rê-mi, thì biết rõ lắm rồi, và thật đấy là một ông bố, mà ai cũng phải lấy làm tự hào. |
Tác dụng của việc lặp lại chi tiết bác Phi-líp nhận làm bố của Xi-mông:
– Thể hiện sự xoay chuyển cảm xúc, bộc lộ rõ được sự chuyển biến trong tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật: Nên lần đầu là sự đề nghị của Xi-mông đang trong lúc bế tắc, tuyệt vọng vì bạn bè đánh: “Chúng nó đánh con… đánh con… tại con không có bố” và cậu nói: “Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối” thì lần thứ hai Xi-mông đang cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì bác Phi-líp chủ động cầu hôn mẹ cậu và bác nhấc bổng em trên hai cánh tay hộ pháp hét lên bảo em: “Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.”.
– Để tạo điểm nhấn câu chuyện, góp phần thể hiện chủ đề của văn bản.
Câu 3: Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người?
Sự khác biệt về cách nhìn chị Blăng-sốt và Xi-mông của tác giả so với người khác được thể hiện trong bảng:
Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông | Cách nhìn của người dân trong vùng |
– Cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh bất hạnh của chị Blăng-sốt và Xi-mông.
– Giàu tình yêu thương. |
– Kì thị, khinh bỉ, ghét bỏ chị Blăng- sốt và Xi-mông.
– Có những hành động, lời nói lăng mạ, xúc phạm làm tổn thương tâm hồn hai mẹ con Xi-mông. |
Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ về lòng yêu thương con người:
– Trong cuộc sống, có những con người giàu lòng trắc ẩn, luôn yêu thương, cảm thông, chia sẻ với những người có hoàn cảnh bất hạnh và luôn trân trọng những khát vọng chân chính của những con người ấy. Tuy nhiên, vẫn có những người có cái nhìn khắt khe, ích kỉ, hẹp hòi về những lỗi lầm của người khác và buông những lời chế giễu, cay nghiệt, xúc phạm đến những trái tim vốn đã bị tổn thương.
– Thương yêu con người là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, mỗi người đều có câu chuyện riêng nên hãy trao cho nhau tình yêu thương để có thể hàn gắn vết thương và tạo nên cuộc sống có ý nghĩa.
→ Mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, cảm thông, sẻ chia với nỗi bất hạnh của người khác, không nên có cái nhìn phiến diện, thiếu thiện cảm với những người có hoàn cảnh bất hạnh.
Câu 4: Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao?
Em đồng tình với lừa hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi-mông vì:
– Bác Phi-líp đã từng chứng kiến nỗi tuyệt vọng đắng cay, thậm chí muốn nhảy xuống sông tự tử của Xi-mông khi cậu bị bạn bè ở trường đánh chỉ vì: “Chúng nó đánh cháu… vì… cháu… không có bố… không có bố”.
– Thấu hiểu được sự tổn thương về tinh thần mà Xi-mông đã từng chịu đựng nên bác Phi-líp đã nói với Xi-mông: “Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.”.
– Trong lời hứa của bác Phi-líp có hành động “kéo tai” tất cả những đứa bạn có hành động, lời nói làm tổn thương đến Xi-mông. Tuy nhiên, hành động trong lời hứa đó của bác Phi-líp không phải là bạo lực của người lớn đối với trẻ con mà là lời cảnh cáo, răn đe nghiêm khắc của một người cha đang bảo vệ đứa con của mình trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Người cha ấy sẽ đứng ra che chắn, yêu thương, bảo vệ đứa con của mình. Đó thực sự là lời hứa xuất phát từ trái tim của một ông bố rất yêu thương con, thấu hiểu tâm hồn trẻ thơ và có một tấm lòng nhân hậu đáng trân trọng.
Câu 5: Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.
Chủ đề của truyện: Truyện ca ngợi tình yêu thương con người.
– Căn cứ giúp em xác định được chủ đề của truyện:
+ Nhan đề thể hiện được chủ đề của truyện: sự khao khát và niềm hạnh phúc của Xi-mông khi có bố: “Bố của Xi-mông”.
+ Dựa vào cốt truyện và những chi tiết trong câu chuyện:
Mẹ của Xi-mông là Blăng-sốt bị một người đàn ông lừa dối rồi sinh ra cậu. Vì thế, trong con mắt của mọi người, cậu bé là đứa trẻ không có bố. Khi mới đến trưởng, cậu bị bạn bè chế giễu là không có bố. Cậu cảm thấy xấu hổ, buồn bã và rất đau đớn. Cậu muốn ra bờ sông tự tử nhưng may mắn đã gặp được một bác thợ rèn tên Phi-líp Rê-mi. Bác thợ rèn hỏi thăm, khuyên nhủ cậu không nên tự tử. Xi-mông đề nghị Phi-líp làm bố của cậu và ông đã đồng ý. Hôm sau Xi-mông sung sướng đến trường, lớn tiếng nói với bạn bè rằng bây giờ cậu đã có bố, bố của cậu chính là bác thợ rèn Phi-líp Rê-mi. Tuy nhiên, sau lời nói của cậu là những tiếng la hét khiêu khích của lũ bạn. Sau đó, Xi-mông đã tìm đến bác Phi-líp để kể cho bác nghe về nội dung cuộc trò chuyện với bạn bè. Thế rồi vào một buổi tối, bác Phi-líp đã chủ động đến cầu hôn mẹ của Xi-mông và bác đã nhấc bổng em trên hai cánh tay hộ pháp và hét lên bảo: “Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn và bố sẽ kéo tái tất cả những đứa nào bắt nạt con”. Và sáng hôm sau đến trường, mặc dù Xi-mông mặt tái nhợt, môi run run nói với lũ bạn: “Bố tớ ấy, – em nói rành rọt, – bố tờ là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tớ.”. Lần này thì chẳng đứa nào dám cười nữa vì ai cũng biết nhà bác Phi-líp Rê-mi thợ rèn và đây là một người bố mà ai có được cũng phải lấy làm tự hào.
Câu 6: Thông điệp câu chuyện tìm bố của chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?
– Khao khát yêu thương, khát khao hạnh phúc là điều chính đáng của con người.
– Hãy yêu thương, đồng cảm, sẻ chia với những người có hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương.
– Hãy trao yêu thương và cùng nhau sống hạnh phúc, tràn ngập tiếng cười.
– Phê phán những người có cái nhìn phiến diện về con người và lối sống ích kỉ, hẹp hòi.
– Nhắc nhở chúng ta về lòng yêu thương bạn bè, mở rộng hơn là lòng thương yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc những sai lầm của người khác.
Câu 7: Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.
Một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp là:
– Cần xây dựng một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh.
– Khi xảy ra xung đột, cần bình tĩnh giải quyết vấn đề.
– Không tự cao, tự tin thái quá, cần có tình đồng đội.
– Nên tổ chức những buổi chia sẻ, hoạt động nhóm về sự đồng cảm, chia sẻ tình yêu thương giữa các thành viên trong lớp.
– Khi xảy ra xích mích, cần tạm gác “cái tôi” sang một bên; ngồi lại với nhau để tìm hiểu sự việc, cùng nhau tìm giải pháp khắc phục.
– Mọi người cần chủ động lắng nghe, không thiên vị cho những người thân thiết với mình hơn mà có cái nhìn phiến diện về người khác.
– Tổ chức các buổi ngoại khóa chia sẻ tâm tư, tình cảm, mong muốn,… của các thành viên trong lớp để tìm thấy được tiếng nói chung.
Xem thêm:
- Hướng dẫn viết bài văn phân tích tác phẩm bố của Xi-Mông, lập dàn ý chi tiết
- Chuẩn bị soạn văn 8 Đảo sơn ca, trả lời câu hỏi đầy đủ
Kết luận
Soạn bài Bố của Xi-mông mang đến cho học sinh kiến thức vững hơn các kiến thức. Bạn nên soạn kỹ dựa trên gợi ý từ ThePOETMagazine, giải quyết được các vấn đề trong sách sẽ tổng quát được nội dung va và