Soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 – Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 Chân trời sáng tạo của tác giả Iu-ri Na-ghi-bin, được trích trong sách ngữ văn 8 tập 2 Chân trời sáng tạo. Tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn vẽ ra bức tranh thiên nhiên mùa đông đẹp đẽ thông qua con đường đi học của Xa-vu-skin.
Soạn văn Cây sồi mùa đông phần Hướng dẫn đọc
Soạn bài Cây sồi mùa đông đầy đủ và chính xác theo sách giáo khoa. Học sinh có thể tham khảo soạn văn lớp 8 để nắm rõ nội dung văn bản.
Câu 1: Xác định đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản.
Đề tài và nêu nội dung bao quát của văn bản:
Đề tài của văn bản: Viết về tình yêu thiên nhiên của cậu bé Xa-vu-skin.
Nội dung bao quát:
Văn bản “Cây sồi mùa đông” kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và học trò Xa-vu-skin. Cậu bé luôn đi học muộn và trả lời câu hỏi sai, khiến cô giáo nghi ngờ về tài năng của cậu học sinh. Cô quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu để tìm hiểu về tình trạng này. Trên đường về nhà của Xa-vu-skin, cô đã phát hiện ra rằng cậu bé phải đi qua khu rừng mùa đông để đến trường, với cây sồi hùng vic và một hệ sinh thái nhỏ nằm dưới tán cây. Sau khi tham gia cùng cậu học trò khám phá khu rừng, cô giáo Anna Va-xi-li-ep-na hiểu được lý do tại sao cậu bé lại đi học muộn như vậy và có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học sinh của mình. Qua các hình ảnh được miêu tả trong câu chuyện như: cây sồi già và ngọn gió, truyện đã ca ngợi sức mạnh lòng dũng cảm, của bản lĩnh, ý chí, niềm tin của con người trong cuộc sống. Thông qua câu chuyện, tác giả cũng gửi thông điệp về tinh thần nghị lực và bản lĩnh vững vàng của con người sẽ giúp chúng ta vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2: Nêu một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng. Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
Một số chi tiết tiêu biểu thể hiện tình cảm mà cậu bé Xa-vu-skin đã dành cho cây sồi và loài vật trong khu rừng là:
– Gắn bó, gần gũi và yêu cây sồi như một người thân của mình:
+ Nó đây này, cây sồi mùa đông!
+ Xa-vi-skin loay hoay dưới gốc cây sồi, cư xử một cách tự nhiên với người quen cũ của mình.
+ Nó cố gắng sức vẫn một tàng tuyết bên dưới bết những đất cùng với đầm cỏ mục nát vẫn còn sót lại.
– Hiểu và trò chuyện với các loài vật như những người bạn thân thiết.
+ “Nó tự ủ ấm mới khéo chứ!” Xa-vu-skin ân cần đắp cho con nhím tấm chăn mộc mạc của nó.
+ Xa-vu-skin sờ vào con nhái, nó không động đậy, cậu nói với nó rồi bật cười: “Vờ vĩnh!… Làm như đã chết rồi. Thế mà nắng ấm lên là nó nhảy ngay đi cho mà xem, ôi chao, cứ như là choi choi ấy!”.
+ “Nếu cô gặp con thú có sừng, cô cứ quật vào lưng nó một cái, nó sẽ bỏ chạy ngay. Hay cô chỉ cần giơ gậy lên dọa cũng đủ làm nó sợ rồi! Kẻo nó không giận và sẽ bỏ rừng đi biệt mất”.
Điều này góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật là:
Xa-vu-skin là cậu bé rất yêu thương động vật, sống gần gũi với thiên nhiên. Qua đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng Xa-vu-skin có trái tim nhân hậu, giàu lòng thương yêu.
Đọc hiểu Cây sồi mùa đông sẽ giúp bạn làm bài phân tích tác phẩm này chính xác và đạt điểm cao hơn.
Câu 3: Vì sao ở phần cuối cốt truyện, cô An-na Va-xi-li-ep-na “bỗng nhiên hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-va-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn tương lai”?
Cô An-na Va-xi-li-ep-na “bỗng nhiên hiểu rằng cái kì diệu nhất trong khu rừng này không phải là cây sồi mùa đông” và gọi Xa-vu-skin là “chú bé công dân tuyệt diệu và bí ẩn của tương lai” vì:
Những điều kì diệu trong khu vườn đều được tạo ra bởi cậu bé chứ không phải cây sồi giữa mùa đông. Tất cả những điều này đều được chú bé tạo lên không chỉ bây giờ mà trong tương lai sẽ là những con số bí ẩn tuyệt diệu.
Câu 4: Thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến người đọc qua câu chuyện này là gì?
Câu chuyện “cây sồi mùa đông” thực sự giàu ý nghĩa nhân văn, qua câu chuyện về cậu bé Xa-vu-skin với cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và cây sồi mùa đông, tác giả đã gửi đến cho người đọc nhiều bức thông điệp có giá trị sâu sắc:
– Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với động thực vật, chúng ta sẽ khám phá ra được những điều vô cùng kì diệu từ chúng.
– Những kiến thức mà chúng ta có không bao giờ là đủ cả, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống và cũng như từ nhiều người khác. Và mỗi người chúng ta gặp trong đời đều sẽ có ít nhất một thứ mà chúng ta có thể học tập từ họ. Trong câu chuyện này, chúng ta thấy được rằng chính cậu học trò nhỏ đã giúp cô giáo của mình bổ sung những kiến thức về cuộc sống thực tế.
– Mỗi thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy trên lớp, ở trường cần có những trải nghiệm thực tế để tìm hiểu sâu rộng hơn về thế giới thiên nhiên xung quanh ta, về những điều mà ta chưa biết hết để trau dồi vốn sống, sự hiểu biết toàn diện, vận dụng linh hoạt trong quá trình dạy học sinh.
– Mỗi thầy cô giáo cũng cần phải thay đổi linh hoạt hơn trong việc giảng dạy và luôn thấu hiểu được tâm hồn của các bạn học trò để từ đó phát hiện, bồi dưỡng và hun đúc tài năng của các em một cách tốt nhất.
Soạn văn Cây sồi mùa đông lớp 8 để nắm rõ nội dung và giá trị nghệ thuật mà tác phẩm đem lại. Từ đó biết cách làm bài phân tích truyện ngắn này.
Xem thêm:
- Gợi ý dàn ý, viết bài văn phân tích tác phẩm Cây sồi mùa đông hay nhất
- Trả lời phần đọc hiểu Chuyến du hành về tuổi thơ, hướng dẫn soạn bài chi tiết
Kết luận
Soạn bài Cây sồi mùa đông lớp 8 Chân trời sáng tạo trả lời các câu hỏi chi tiết và ngắn gọn. Với phần giải đáp này, The POET Magazine đã giúp học sinh có sự chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp.