Soạn bài Chái Bếp văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Chái bếp tác giả Lý Hữu Lương là tài liệu tham khảo cho cả giáo viên và các em học sinh. Chia sẻ về tác phẩm không chỉ để bạn chuẩn bị trước bài học, giải ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo mà còn là gợi ý nếu làm đề phân tích văn bản này.

Câu 1 SKG trang 22 soạn văn 8 Chái bếp

Câu hỏi: Cách thể hiện hình ảnh “chái bếp” của bài thơ này có gì đặc sắc?

Hình ảnh “chái bếp” là hình ảnh rất đỗi quen thuộc với đồng bào người Dao nói riêng và người Việt Nam nói chung. Chái bếp của mỗi gia đình mộc mạc, đơn sơ nhưng là nơi lưu giữ biết bao kỉ niệm.

Hình ảnh “chái bếp” trong thực tế xưa chỉ là góc nhỏ đơn sơ nghèo trong căn nhà nhỏ. Nhưng khi đi vào trong bài thơ đã được tác giả gọi tên một cách thân mật, nhắc đi nhắc lại một cách gần gũi, thân thiết (chái bếp nhà tôi, chái bếp của tôi) cho thấy vai trò của chái bếp luôn in đậm trong tâm thức của mỗi người.

Hình ảnh “chái bếp” được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa độc đáo, vừa khiến người đọc cảm nhận được cái ngộ nghĩnh, đáng yêu mà tác giả dành cho chái bếp thân thương này. Chái bếp như có tâm tư, tình cảm cùng sẻ chia với gia chủ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống. “Chái bếp” gần gũi thân thương với nơi căn bếp luôn đỏ lửa như thắt chặt tình cảm gia đình, gắn kết các thành viên trong gia đình.

soạn bài chái bếp
Các thành viên trong gia đình quây quần bên bếp

Bạn có thể sử dụng ý này như dẫn chứng trong bài phân tích Chái bếp. Đây là ý giúp bài viết của bạn được đánh giá cao khi chèn cả nội dung và nghệ thuật khi viết.

Câu 2 soạn văn chái bếp SGK trang 22

Câu hỏi: Từ hình ảnh chái bếp ở dòng thơ đầu tiên, hồi ức tác giả mở rộng sang những hình ảnh nào? Điều đó thể hiện nét đặc biệt gì trong bố cục của bài thơ?

Ngọn khói, nồi cám, vườn nhà, ngôi nhà ba gian,… bên cạnh đó, bóng dáng người mẹ, người cha chịu thương chịu khó cũng hiện ra cùng với những công việc bình dị thường ngày. Tác giả miêu tả cái chái bếp, từ trong ra ngoài trong không gian và thời gian, khiến cho mọi hình ảnh hiện lên rất mộc mạc và giản dị.

Thể hiện nét đặc biệt trong bố cục của bài thơ: Việc mở rộng các hình ảnh này giúp nhà thơ gợi nhớ lại tất cả kỉ niệm thời ấu thơ của mình. mở rộng hình ảnh là mở rộng hồi ức của tác giả. Từ đó, bố cục của bài thơ đi theo sự vận động của mạch cảm xúc từ hồi tưởng, nhớ thương đến khao khát trở về.

Câu 3 soạn văn 8 bài Chái bếp trang 22

Câu hỏi: Nêu tác dụng của điệp ngữ “cho tôi về” trong bài thơ

Điệp từ “cho” điệp lại 5 lần nhằm nhấm mạnh tình cảm trực trào trong lòng tác giả. Đó là sự hoài niệm, nỗi nhớ nhung da diết mà tác giả đã dành cho chái bếp thân thuộc này.

“Cho” cũng chính là những kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp mà căn chái bếp thân thương đã mang lại cho kí ức tuổi thơ của chính tác giả.

Từ “cho” cũng chính là khát khao của nhà thơ muốn được quay trở về với những điều thân thương bình dị, ôn lại những kỉ niệm đẹp, những phút giây gia đình đoàn viên bên chái bếp ngày xưa, nơi chất chứa bao kỷ niệm.

Giúp cho câu thơ có hình ảnh, nhịp điệu, tăng sức gợi hình, gợi cảm, chuyển tải được nội dung ý nghĩa của bài thơ.

Câu 4 soạn văn 8 Chân trời sáng tạo chái bếp trang 22

Câu hỏi: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Chái bếp là gì?

Cảm hứng chủ đạo của Chái bếp Là sự nhớ nhung của tác giả về trái bếp, về ngôi nhà nơi miền quê yêu dấu. Đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong trái tim mỗi người.

Câu 5 Chái Bếp đọc hiểu SGK trang 22

Câu hỏi: Nêu chủ đề của bài thơ. Dựa trên cơ sở nào để em xác định như vậy?

Tác giả thể hiện sự trân trọng với những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống gia đình và hơn hết là muốn lưu giữ và truyền lại cho hế hệ sau.

Tình cảm gia đình, tình yêu quê hương được tác giả thể hiện qua việc nhắc nhớ lại những hình ảnh, kỉ niệm đã gắn bó suốt từ thời thơ ấu với những cảm xúc ủa về, lưu luyến, bịn rịn.

Cơ sở nào để xác định:

Dựa trên mạch cảm xúc, hình ảnh thơ giản dị, gần gũi, thân thiết mang đặc trưng của nét văn hóa người Việt xưa một thời lam lũ, vất vả nhưng ấm áp tình người.

Để ôn lại chủ điểm đầu tiên, bạn có thể xem lại bài soạn văn 8 Chân trời sáng tạo Trong lời mẹ hát. Vì đây là bài học đầu, có thể khi học đến Chái bếp, đã có nhiều kiến thức bạn không còn nhớ chuẩn. Phương pháp ôn nhắc lại này đem lại hiệu quả ghi nhớ rất cao.

Kết luận

Soạn bài Chái bếp của tác giả Lý Hữu Lương được The POET tổng hợp chi tiết. Tác phẩm gợi nên hình ảnh bếp nhà thân thương, mang nhiều ý nghĩa biểu cảm. Những ký ức tuổi thơ hiện về mang theo đó là cảm xúc của tác giả đã được hướng dẫn chi tiết để bạn hiểu rõ dụ ý của nhà thơ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet