Soạn bài Chạy Giặc (Nguyễn Đình Chiểu): Văn 8, Chân trời sáng tạo

Việc soạn bài Chạy Giặc rất cần thiết đối với học sinh, qua đó giúp nắm bài tốt hơn. Bạn nên trả lời đầy đủ và chi tiết với các câu hỏi được đặt ra trong sách giáo khoa văn 8 để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa văn bản.

Giới thiệu tác phẩm Chạy Giặc Ngữ văn 8

Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về nghị lực phi thường giúp vượt qua tất cả. Ông đã một đời gắn bó chiến đấu vì lẽ phải, vì đất nước và nhân dân.

Tác phẩm Chạy Giặc là bài thơ tiêu biểu lên án quân xâm lược và khích lệ tinh thần đấu tranh. Bạn nên tìm hiểu về bố cục, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để phục vụ quá trình làm văn.

  • Thể loại: Thơ 7 chữ.
  • Xuất xứ: Chưa có dữ liệu nào nói về thời điểm sáng tác Chạy Giặc. Tuy vậy, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, tác phẩm được viết sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp nổ súng tấn công vào thành Gia Định năm 1859.
  • Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.
  • Giá trị nội dung: Tái hiện chân thực cảnh quê hương bị thực dân Pháp tàn sát, thể hiện cả tinh thần yêu nước sâu sắc của nhà thơ.
  • Giá trị nghệ thuật: Dùng từ láy, phép đối, hình ảnh gợi hình, gợi cảm, ngôn từ tinh tế, giàu cảm xúc.
  • Bố cục gồm 2 phần chính:
Phần 1 (6 câu đầu) Cảnh đất nước và nhân dân thời điểm thực dân Pháp đến xâm lược
Phần 2 (2 câu cuối) Tâm trạng và thái độ của tác giả.

Hướng dẫn đọc hiểu soạn bài Chạy Giặc lớp 8 chân trời sáng tạo

Soạn bài Chạy Giặc lớp 8 phần đọc hiểu giúp làm rõ các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài. Ngoài ra, qua việc giải đáp câu hỏi soạn văn 8 Chân trời sáng tạo cũng giúp bạn biết được thông điệp tác giả muốn gửi gắm.

soạn bài chạy giặc
Soạn bài phần đọc hiểu Chạy Giặc

Câu 1: Xác định bố cục, vần, luật, niêm, nhịp của thơ,

Bố cục, vần, niêm, nhịp của bài thơ là:

– Bố cục: 4 phần (đề – thực – luận – kết).

+ Đề (2 câu đầu): Giới thiệu tình hình đất nước bị giặc Tây xâm lược.

+ Thực (2 câu tiếp): Khắc họa chi tiết khung cảnh loạn lạc.

+ Luận (2 câu tiếp): Chuyển sang nhìn vấn đề trong một bối cảnh rộng hơn.

+ Kết (2 câu cuối): Tình cảm yêu nước, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

– Niệm: Chữ thứ hai của câu 1 là vần trắc (chợ) niêm với chữ thứ hai (để) của câu 8 cũng là trắc, chữ thứ hai của câu 2 là bằng (bàn) niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là bằng (nhà), chữ thứ hai của câu 4 là trắc (ổ) niêm với chữ thứ hai của câu 5 cũng là trắc (Nghé), chữ thứ hai của câu 6 là bằng (Nai) niêm với chữ thứ hai câu 7 cũng là bằng (trang).

– Vần: Chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 (Tây – tay – bay – mây – này).

– Đối: Câu thứ ba đối với câu thứ tư, câu thứ năm đối với câu thứ sáu.

+ Cặp câu 3 – 4:

Bỏ     nhà     lũ     trẻ     lơ     xơ     chạy,

B                T               B

Mất     ổ,     đàn     chim     dáo     dác     bay.

T                    B                    T

+ Cặp câu 5 – 6:

Bến     Nghé     của     tiền     tan     bọt     nước,

T                     B                   T

Đồng     Nai      tranh     ngói     nhuốm     màu     mây.

B                       T                         B

– Nhịp: Bài thơ ngắt nhịp 2/2/3 ở các câu 1, 3, 4, 5, 6 và ngắt nhịp 4/3 ở các câu 2, 7, 8. Đây là cách ngắt nhịp tạo được cảm xúc dồn dập, biến đổi.

→ Bài thơ tuân thủ quy định về luật, niêm, vần, đối của một bài thơ thất ngôn bát cú luật Đường.

Câu 2: Trong sáu câu đầu, hình ảnh Chạy Giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ nào?

Trong sáu câu đầu, hình ảnh Chạy Giặc của người dân được gợi tả bằng những từ ngữ: Lơ xơ, dáo dác (từ láy), tan bọt nước, nhuốm màu mây là những từ ngữ rất gợi tình, gợi cảm, vẽ ra được bức tranh loạn lạc, tang thương với những con người yếu ớt, không nơi nương tựa.

→ Gợi cảnh Chạy Giặc tang thương, mất mát, khêu gợi sự thương cảm nơi trái tim người đọc.

soạn bài chạy giặc lớp 8
Hình ảnh Chạy Giặc của người dân trong sáu câu thơ đầu

Câu 3: Theo em, tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hai câu thơ cuối?

Theo em, điều tác giả muốn gửi gắm qua hai câu thơ cuối là:

– Tác giả bày tỏ sự lo lắng, thương xót cho người dân, cho vận mệnh đất nước, đồng thời cũng thể hiện sự thất vọng, sự trông đợi, sự chất vấn,… đối với những “trang dẹp loạn” – những người có khả năng và trách nhiệm vào thời cuộc.

→ Hai câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc. Bởi vậy có thể nói rằng, bài thơ “Chạy Giặc” là bài ca yêu nước mở đầu cho bài thơ văn yêu nước của dân tộc ta từ cuối kỷ XIX.

Câu 4: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và chỉ ra tác dụng của chúng.

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ và tác dụng của chúng:

– Biện pháp tu từ đảo ngữ ở các câu:

+  Câu 3 và 4:

Hai câu trong phần tự đối nhau, phép đảo ngữ được vận dụng sắc sảo: Vị ngữ “bỏ nhà” và “mất ổ” được đặt lên đầu câu thơ.

→ Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh nỗi đau thương, tang tóc của nhân dân ta  khi giặc Pháp tràn tới. Nếu viết “Lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy” và “Đàn chim mất ổ dáo dác bay” thì ý vị câu thơ và giá trị biểu cảm sẽ không còn được như câu thơ của tác giả viết nữa! Cảnh trẻ con lạc đàn, chim vỡ tổ là hai thi liệu chọn lọc, điển hình theo cách nói của dân gian tả cảnh Chạy Giặc vô cùng thảm thương.

+ Câu 5 và 6:

Phép đảo ngữ được vận dụng sáng tạo. Nhà thơ không viết “Của tiền Bến Nghé tan bọt nước và “Tranh ngói Đồng Nai nhuốm màu mây”, mà viết:

“Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.”

→ Tác dụng: Nhấn mạnh sự yếu ớt, không nơi nương tựa của con người trong cảnh loạn lạc. Bến Nghé, Đồng Nai trong thế kỉ XIX vốn đã là vựa lúa và là nơi buôn bán sầm uất trên dưới thuyền, thế mà đã bị giặc Pháp cướp phá tan hoang. Tiền của, tài sản của nhân dân ta bị giặc cướp phá sạch, “tan bọt nước”. Nhà cửa, xóm làng, quê hương nhà thơ bị đốt cháy, lửa khói nghi ngút, “nhuốm màu mây”. Hai hình ảnh “tan bọt nước” và “nhuốm màu mây” là cách nói cụ thể của dân gian đặc tả cảnh điêu tàn do Pháp gây ra.

– Câu hỏi tu từ ở cuối bài thơ “Nỡ để dân đen mắc nạn này?” Không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời đã nằm ngay trong câu hỏi.

→ Tác dụng: Nhấn mạnh nội dung mà nhà thơ muốn gửi gắm trong tác phẩm. Nhà thơ vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương, đau cót của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc.

Xem thêm:

  • Tuyển tập mẫu dàn ý, phân tích Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) đầy đủ nhất
  • Hướng dẫn soạn Bồng chanh đỏ, chuẩn bị trước giờ học

Kết luận

Soạn bài Chạy Giặc bằng cách trả lời toàn bộ câu hỏi do sách giáo khoa đặt ra giúp học sinh hiểu rõ nội dung tác phẩm. Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu, The POET Magazine (thepoetmagazine.org) giải đáp từng vấn đề, bạn cũng nắm rõ hơn ý nghĩa văn bản mang lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *