Soạn bài Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) – Ngữ văn 8

Soạn bài Chiếu dời đô với phần gợi ý chi tiết giúp học sinh dễ dàng hiểu rõ tác phẩm này. Qua đó, https://www.thepoetmagazine.org/ giúp học sinh biết cách làm các bài phân tích văn bản.

Soạn Chiếu dời đô – Đọc mở rộng

Muốn đọc hiểu Chiếu dời đô, học sinh cần chuẩn bị bài qua việc trả lời câu hỏi có trong SGK sách mới của NXB Kết nối tri thức.

Nội dung chính: Bài chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh.

soạn bài Chiếu dời đô
Tìm hiểu văn bản theo SGK

1. Bài chiếu là một văn bản hành chính, nhưng vẫn đậm chất văn chương, thể hiện khát vọng xây dựng quốc gia giàu mạnh hơn trong tương lai vì:

– Lối viết văn chính luận, biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.

– Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sáo, rõ ràng.

– Dẫn chứng xác thực, tiêu biểu, giàu sức thuyết phục.

– Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí nên có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của người đọc.

2. Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả dùng để thuyết phục người đọc việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La.

Luận điểm:

– Luận điểm 1: Lí do phải dời đô để xây dựng đất nước phồn thịnh, muôn dân ấm no, hạnh phúc.

– Luận điểm 2: Thành Đại La là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố để xứng đáng là kinh đô bậc nhất.

Lí lẽ:

– Kinh đô cũ ở vùng núi Hoa Lư (Ninh Bình) của hai triều Đinh Lê là không còn thích hợp.

– Thành Đại La có nhiều thuận lợi để đóng đô.

Dẫn chứng:

– Dẫn sử sách Trung Quốc làm bằng chứng để chứng minh rằng việc dời đô không phải theo ý mình mà muốn đóng đô ở trung tâm, mưu toan nghiệp lớn. tính kế muôn đời cho con cháu, vẫn nước lâu dài, phong tục phồn thịnh .

– Dẫn ra hai nhà Đinh Lê vì theo ý kiến riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu cứ đóng yên đô thành Hoa Lư (Ninh Bình), không dời đô nên vận nước ngắn ngủi.

Kết luận

Nội dung soạn bài Chiếu dời đô được The POET magazie tổng hợp trong bài viết. Tham khảo phần trả lời câu hỏi giúp học sinh nắm được kiến thức của bài.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *