Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây
Nhắc đến miền Tây, không thể thiếu hình ảnh quen thuộc là chợ nổi với những chiếc ghe, xuồng đầy ắp hàng hóa và náo nhiệt. Phần soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây của The POET sau đây sẽ giúp giải đáp các câu hỏi liên quan sau khi đọc văn bản. Học sinh có thể tham khảo để chuẩn bị tốt hơn cho tiết học sắp tới.
Câu 1: Điền vào bảng tổng hợp dưới đây những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản trên
Soạn văn 10 ngắn nhất những đặc điểm của văn bản thông tin được thể hiện trong văn bản Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây:
Yếu tố được sử dụng | Có/không | Một vài bằng chứng (nếu văn bản sử dụng) | Tác dụng |
Nhan đề | Có | Chợ nổi – nét văn hóa của sông nước miền Tây | Nội dung chính của văn bản |
Đề mục | Có | 1.Những khu chợ sầm uất bên sông
2.Những cách rao mời độc đáo 3.Dư âm chợ nổi |
Giúp người đọc biết được nội dung ý chính trong từng đoạn |
Trích dẫn | Có | “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…?” | Làm rõ ý cho các đoạn miêu tả |
Địa danh | Có | Tiền Giang, Cần Thơ, Cà Mau,.. | Liệt kê, đưa ra các thông tin cụ thể |
Yếu tố miêu tả | Có | Thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột “ăng-ten’’ kì lạ di động… | Giúp cho văn bản thêm sinh động |
Yếu tố biểu cảm | Có | Nghe sao mà lảnh lót, thiết tha | Diễn tả cảm xúc của người viết |
Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ | Có | Hình minh họa 1, 2 | Làm rõ ý và minh họa điều mà người viết muốn nói |
Nêu một số hình ảnh, chi tiết cho thấy cách mua bán, giao thương độc đáo, thú vị trên chợ nổi.
Trong văn bản, có thể thấy 2 hình ảnh rõ nét miêu tả về cảnh nhộn nhịp và sôi động của chợ nổi sông nước miền Tây. Ngoài ra, độc giả cũng cảm nhận được cách thức mua bán, giao thương độc đáo qua các chi tiết trong bài soạn văn Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây sau:
– Người buôn bán nhóm họp bằng xuồng, người đi mua cũng đến chợ bằng xuồng, ghe.
– Người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng giản tiện, dân dã mà không kém phần thú vị.
– Đặc biệt, phải kể đến lối rao hàng bằng cây bẹo, “dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo các thứ hàng hóa” để khách nhìn thấy từ xa và bơi xuồng đến.
– Đến chợ nổi buổi sáng sẽ thấy “vô số cây bẹo như những cột “ăng-ten” kỳ lạ di động giữa sông”. Chế ra cách để ”bẹo” hàng băng âm thanh lạ tai của các chiếc kèn: Có kèn đạp băng chân, có kèn bấm bằng tay.
– Có những chiếc ghe mà “cây bẹo” được treo thêm tấm lá lợp nhà, dấu hiệu cho thấy người chủ muốn rao bán chiếc ghe đó.
– Những cô gái bán đồ ăn thức uống thường sẽ “bẹo hàng” bằng tiếng rao “Ai ăn chè đậu đen, nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?”.
Nhận xét về tác dụng minh họa của các tấm ảnh (hình 1, hình 2) trong văn bản.
Hình minh hoạ trong văn bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đọc hiểu Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây. Nó được xem là công cụ đắc lực để cụ thể hóa lời thuyết minh trong bài. Từ đó, văn bản trở nên hấp dẫn, thuyết phục hơn, lôi cuốn hơn.
Sau khi đọc văn bản trên, bạn suy nghĩ như thế nào về vai trò của chợ nổi đối với đời sống của người dân miền Tây.
Sau khi đọc xong văn bản, em thấy chợ nổi đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống con người miền Tây sông nước. Bởi đây là một trong những hoạt động giao thương quan trọng, giúp đời sống cải thiện và phát triển. Đồng thời, đây cũng được xem là nét đặc trưng trong tính cách, cuộc sống, được ví như nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Lời kết
Soạn bài Chợ nổi – nét văn hóa sông nước miền Tây trên đây đã giúp học sinh trả lời những câu hỏi liên quan sau khi đọc văn bản. Qua đây, có thể thấy được nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây. Hãy theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về các môn học từ các lớp mỗi ngày.
XEM THÊM:
- Hướng dẫn soạn văn Thị mầu lên chùa chi tiết nhất
- Soạn Huyện Trìa xử án trả lời đầy đủ câu hỏi