Soạn bài Chùm ca dao trào phúng – Kết nối tri thức lớp 8

Hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao trào phúng tại thepoetmagazine.org chi tiết giúp học sinh hiểu rõ thông điệp được truyền tải bằng nghệ thuật dân gian. Văn bản tổng hợp một số bài ca dao vui về các chủ đề trong xã hội.

Sau khi đọc

Hướng dẫn trả lời tất cả các câu hỏi khi soạn bài Chùm ca dao trào phúng lớp 8 Kết nối tri thức. Mỗi đáp án đều giúp học sinh khai thác sâu sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của các bài ca dao.

Câu 1: Bài ca dao số một nói về hoạt động nào của con người? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Về hoạt động được nói đến trong bài ca dao số 1:

Bài ca dao số 1 nói về hoạt động bói toán, cúng tế của những người hành nghề mê tín, dị đoan.

Căn cứ để xác định khi soạn văn 8 tập 1 Chùm ca dao trào phúng:

  • Có tiếng nhạc lễ (chập chập, cheng cheng).
  • Có đồ cúng tế (xôi, gà).

Những thầy cúng là thầy rởm, bởi thầy cúng không quan đến việc gì khác ngoài việc ăn uống (đơm xôi mà vơi đĩa thì thầy không ưa).

chùm ca dao trào phúng
Bài ca dao bàn về hoạt động bói toán cúng tế mê tín dị đoan

Câu 2: Bài ca dao số 1 phê phán đối tượng nào? Tại sao đối tượng đó lại bị phê phán?

Từ quá trình soạn Chùm ca dao trào phúng cho thấy, bài ca dao số 1 có nội dung phê phán hiện tượng xấu trong xã hội:

Bài ca dao số 1 là những lời mỉa mai, châm biếm với những người bói toán, hành nghề mê tín dị đoan.

Đối tượng thầy bói bị mỉa mai, châm biếm, phê phán là bởi:

  • Người đọc gọi là thầy bói, thầy cúng chỉ biết đưa ra những lời dụ dỗ, mê tín mang tính chất lừa người khác và chuộc lợi về bản thân.
  • Qua bài ca dao, ta thấy rõ được sự mỉa mai, khinh bỉ và chế giễu của người xưa đối với những người hành nghề mê tín.
  • Đây còn là lời cảnh báo và khuyên nhủ một số người tin vào những thứ mê tín như bài ca dao trên. Những đối tượng ấy đáng bị phê phán, lên án vì đấy là một nghề lợi dụng vào tâm linh, tín ngưỡng để lừa tiền của một số đối tượng nhẹ dạ, cả tin.

Câu 3: Bài ca dao số 2 tạo dựng sự tương phản, đối nghịch dựa trên yếu tố nào? Bài ca dao đó thể hiện tính cách gì của mèo và quan hệ như thế nào giữa mèo và chuột?

  • Sự tương phản, đối nghịch trong bài ca dao dựa trên mối quan hệ giữa chuột và mèo: Trong thực tế là mèo luôn rình rập bắt chuột, nhưng ở bài ca dao này thì mèo lại hỏi thăm chuột.
  • Bài ca dao đó phản ánh sự giả tạo của con mèo và sự khôn ngoan của chú chuột. Ý hàm ngôn của bài ca dao là trong xã hội vẫn còn tình trạng kẻ mạnh ức hiếp kẻ yếu và kẻ mạnh thường ngụy trang tinh vi bằng bộ mặt giả nhân giả nghĩa để lừa lọc, ức hiếp người khác.

Từ quá trình soạn văn Chùm ca dao trào phúng, em thấy tính cách của mèo trong bài ca dao: giả nhân giả nghĩa (giống ý câu thành ngữ Mèo khóc chuột).

Mối quan hệ giữa mèo và chuột là mối quan hệ giả tạo (đến mức phi thực tế):

  • Mèo giả nhân giả nghĩ hỏi thăm chuột;
  • Chuột giả nhân giả nghĩa quan tâm cúng giỗ “cha con mèo”.
soạn bài chùm ca dao trào phúng
Bài ca dao phản ánh sự giả tạo của mèo và sự khôn ngoan của chuột

Câu 4: Ở bài ca dao số 3, anh học trò đem bán những thứ gì để có tiền dẫn cưới? Hãy nhận xét về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo. Có thể có những điều này trong thực tế không?

Trong bài ca dao số 3, anh học trò đem bán bể, bán sông (Nghèo thì bán bể bán sông) để có tiền dẫn cưới.

Về đồ dẫn cưới của anh học trò nghèo:

Những đồ dẫn cưới gồm: trăm tám ông sao, trăm tấm lụa đào, mươi cót trầu cau, một trăm con trâu, một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn, tám vạn quan tiền, một chĩnh vàng hoa, mươi chum vàng cốt, một trăm nong bạc, ba chum mật ong, mưới thùng mỡ muỗi, ba nong quýt đầy.

⇒ Những đồ dẫn cưới quá nhiều thứ và thứ nào cũng đòi hỏi số lượng rất lớn, đến mức không ai có thể đáp ứng nổi. Cho dù là nhà giàu cũng không thể lo cho có được trăm tám ông sao và mười thùng mỡ muỗi.

Những đồ dẫn cưới này trong thực tế:

  • Những đồ dẫn cưới đó là phi thực tế, đây cũng là cách anh học trò nghèo chế giễu cô gái khi thách cưới.
  • Cách thách cưới này cũng là điều có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống khi nhà gái cố tình thách cưới để nhà trai không thể đáp ứng yêu cầu.

Câu 5: Bài ca dao số 3 lên án hủ tục gì? Cách lên án có tạo ra sự căng thẳng không?

Đọc hiểu Chùm ca dao trào phúng có thể thấy hủ tục bị phê phán trong bài ca dao số 3: Bài ca dao số 3 lên án hủ tục thách cưới (nhà gái đòi hỏi và ra điều kiện về sính lễ cho nhà trai).

Có thể nhận ra cách lên án trong bài ca dao rất nhẹ nhàng, không căng thẳng, bởi vì cách lên án đó không hề tạo ra sự căng thẳng mà ngược lại còn có phần hài hước, dí dỏm:

  • Anh học trò không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng, không phản đối những yêu cầu sính lễ của nhà gái.
  • Anh học trò không để những lễ vật đó trở thành rào cản khiến anh đến với cô gái không thể đến với nhau nên quyết “bán sông bán bể” để lo sính lễ.
soạn bài chùm ca dao trào phúng lớp 8
Bài ca dao phê phán hủ tục thách cưới và sự phân biệt giàu nghèo

Kết luận

Hy vọng những hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao trào phúng từ The POET Magazine sẽ giúp bạn hiểu rõ thông điệp và đạt kết quả cao trên lớp. Văn bản mang đến góc nhìn hài hước về những vấn đề đáng lên án trong xã hội bằng giọng giễu cợt nhưng nhẹ nhàng.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet