Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước

Hướng dẫn soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước. Học sinh theo dõi và trả lời các câu hỏi để hiểu hơn về văn bản trích trong văn 6 Kết nối tri thức.

Table of Contents

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước Kết nối tri thức – Trước khi đọc

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trước khi tiến hành đọc văn bản.

Soạn văn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước
Trả lời các câu hỏi trước khi đọc văn bản

1/ Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì?

Với em nơi quê hương yêu dấu là mảnh đất “chôn rau cắt rốn” của em, là nơi em khôn lớn, là nơi mà em gắn liền với từng ngôi nhà, cỏ cây, con đường. Ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về Đà Nẵng quê hương em là một thành phố thuộc dải đất miền trung, với điều kiện không thuận lợi, đất xen lẫn cát, việc canh tác gặp nhiều trở ngại, thời tiết cực đoan với 4 mùa không rõ rệt, trong đó khắc nghiệt nhất là mùa hè với cái nắng đổ lửa đặc trưng kéo dài tận mấy tháng trời. Nhưng bỏ qua tất cả những khó khăn, thì Đà Nẵng thực sự là một nơi rất đẹp, rất đáng sống, nơi đây được mệnh danh là thành phố của những cây cầu nổi tiếng và độc đáo. Cho đến giờ phút này em đã đi qua 12 cây cầu của Đà Nẵng, trong đó ấn tượng nhất là những cái tên như Cầu Rồng, cầu Sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước và có cả cầu vượt Ngã Ba Huế, với quy mô và tầm cỡ khu vực.

2/ Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu trong bài thơ đó

Trong các bài thơ, em thích nhất là bài Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi

Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Đọc hiểu Chùm ca dao về quê hương đất nước

Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi trang 100 sách giáo khoa.

Soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước
Trả lời các câu hỏi ở trang 100 Sách giáo khoa

1/ Đọc các bài ca dao 1, 2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bổ số tiếng trong các dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Mỗi bài ca dao 1, 2 có số dòng là: Mỗi bài có 4 dòng.

Cách phân bổ số tiếng trong mỗi dòng cho thấy đặc điểm: Thơ lục bát (6-8) là thể thơ mà các dòng thơ được sắp xếp thành từng cặp, một dòng 6 tiếng (câu lục) và một dòng 8 tiếng (câu bát).

2/ Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức đọc hiểu ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2

Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, có thể xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1, 2 như sau:

Tri thức Bài 1 Bài 2
Vần đà – gà, Xương – sương, sương – gương Xa – ba, đồng – trông, trông – sông
Thanh điệu T-B-B-T-B-B

T-B-T-T-B-B-T-B

T-B-T-T-B-B

T-B-B-T-T-B-B-B

B-B-T-T-B-B

T-T-T-T-T-B-T-B

B-B-T-T-B-B

B-T-B-T-B-B-B-B

Ngắt nhịp 2/2/2; 4/4; 2/2/2; 4/4 (Nhịp chẵn) Nhịp chẵn

3/ So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thwo lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…

So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện như sau:

  • Số tiếng trong mỗi dòng: Hai câu đầu mỗi câu 8 tiếng (đúng luật thơ lục bát là câu lục rồi đến câu bát).
  • Cách gieo vần:
    Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá
    Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình
    (Chữ in đậm là vần)
  • Cách phối hợp thanh điệu: Các tiếng mang vần theo luật thơ lục bát luôn mang thanh bằng (thanh ngang, thanh huyền), nhưng trong bài ca dao 3 ở hai câu đầu tiếng mang vần là thanh trắc phối hợp với tiếng mang thanh bằng (Ba – Đá, Dạ – ba).

4/ Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó

Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (mặt gương).

Tác dụng: Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng tài tình, vẽ nên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “mặt gương Tây Hồ”. Nhờ có biện pháp tu từ ẩn dụ, người đọc dễ dàng hình dung được khung cảnh Hồ Tây tĩnh lặng, bao la, với mặt nước trong xanh, phẳng như một tấm gương khổng lồ. Điều đó khẳng định Hồ Tây xứng đáng là một thắng cảnh của thành Thăng Long xưa và của Hà Nội ngày nay.

5/ Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy liệt kê một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi… mà em biết

Cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông:

Lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại trông được cất lên trong bài ca dao vô cùng tha thiết. Hai tiếng Ai ơi ấy như tiếng gọi, như trò chuyện với một ai đó, không hướng tới một đối tượng cụ thể nào mà câu ca dao như muốn hướng đến tất cả mọi người, tất cả những con người Việt Nam ta. Qua tiếng gọi tha thiết ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở tất cả chúng ta về sự ghi nhớ cội nguồn, là tình yêu bao la đối với quê hương đất nước.

Một số câu ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi…:

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Nghệ thì vô…

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang

6/ Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?

Để miêu tả thiên nhiên xứ Huế, bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh đầy ấn tượng và gợi cảm: con đò, bóng trăng, tiếng hò, nước non và các địa danh nổi tiếng xứ Huế (Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình).

Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung Huế là một miền đất với cảnh sông nước thơ mộng, tươi đẹp, nghĩa tình. Cách miêu tả thực sự đã làm cho khung ảnh Huế trở nên sinh động, nên thơ, đậm đà hơn bao giờ hết (Lờ đờ bóng ngả chăng nghênh), gây ấn tượng và đi vào trong tâm thức của con người.

7/ Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?

Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được tác giả dân gian đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dao với sự thương nhớ, vấn vương quê hương; là vẻ đẹp quê hương xứ sở, là niềm tự hào về non sông đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời, của thiên nhiên thơ mộng… Tình yêu đất nước trong các câu ca dao dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi không ngừng đến hôm nay và mãi mãi về sau.

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước

Gợi ý viết:

Học sinh có thể viết về bất cứ thắng cảnh nào, tuy nhiên nên viết về thắng cảnh của quê hương mình. Có thể tham khảo cách viết sau:

Đoạn 1

Thánh địa Mỹ Sơn bao gồm khoảng 70 công trình kiến trúc đền tháp thờ cúng, hành lễ và lăng mộ của các vua Chăm được xây dựng từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII. Lần đầu đến thăm, ấn tượng của em về Thánh địa Mỹ Sơn là: dù đã trải qua bao nhiêu thăng trầm “dâu bể”, những gì còn lại ở Mỹ Sơn hiện nay vẫn cho thấy người Chămpa cổ, cùng với kiến trúc xây dựng đền tháp độc đáo và nét điêu khắc tráng lệ, vô giá của nhân loại. Em tin rằng, các giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của khu đền, tháp Mỹ Sơn sẽ còn hấp dẫn và thu hút nhiều người tìm đến để tiếp tục chiêm ngưỡng và khám phá.

Đoạn 2

Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào về những danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước, trong đó có Vịnh Hạ Long – nơi đã được UNESCO nhiều lần công nhận là Di sản thiên nhiên của thế giới với hàng nghìn hòn đảo kỳ vĩ và sống động. Nói không ngoa, vịnh Hạ Long là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Điều tuyệt vời là có hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động: hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Gà Chọi, hòn Lư Hương… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt, hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hóa giữa chốn trần gian. Không chỉ bản thân tôi, mà dẫu bạn ở đâu trên thế gian này, là người da trắng hay da màu, không kể quốc tịch, ngôn ngữ, tuổi tác… khi đặt chân đến đây cũng đều có chung những cảm xúc, sự rung động của con tim trước một kỳ quan của đá và nước, và khi phải chia tay Hạ Long chắc sẽ để lại những ấn tượng khó quên. Hãy một lần đến thăm Vịnh Hạ Long quê tôi, bạn nhé!

Kết luận

Tài liệu soạn bài Chùm ca dao về quê hương đất nước đã được The POET Magazine cập nhật chính xác nhất. Các em học sinh hãy chuẩn bị bài kỹ để có buổi học chất lượng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet