Soạn bài Chuyện cổ nước mình Ngữ văn 6

Tham khảo tài liệu soạn bài Chuyện cổ nước mình để hiểu hơn về bài học. Cập nhật thông tin bài soạn đầy đủ nhất tại trang web The POET Magazine.

Table of Contents

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Chân trời sáng tạo

Hướng dẫn giải ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo, trả lời câu hỏi và soạn văn Chuyện cổ nước mình.

1/ Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu truyện cổ nước nhà

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Và:

Đời cha ông với đời tôi

Như cha ông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Và:

Nhưng bao truyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

2/ Em hiểu như thế nào về các câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”?

Gợi ý:

Câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình” có thể hiểu: Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

soạn bài Chuyện cổ nước mình
Tác phẩm Chuyện cổ nước mình của Lâm Thị Mỹ Dạ

3/ Theo em, cụm từ “người thơm” trong câu thơ “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa gì?

Theo em, cụm từ “người thơm” trong câu “Thị thơm thì giấu người thơm” có ý nghĩa: “người thơm” được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, thương thiện.

4/ Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thần thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Qua câu thơ “Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau”, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp:

  • Những câu chuyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện, ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ.
  • Truyện cổ dân gian là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa truyền lại cho con cháu đời sau, cần gìn giữ, trân trọng những bài học được gửi gắm qua mỗi câu chuyện.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình Kết nối tri thức

Gợi ý đáp án và soạn văn 6 Chuyện cổ nước mình theo bộ SGK Ngữ văn 6 Kết nối tri thức.

1/ Em biết những câu chuyện cổ nào?

Mỗi câu chuyện cổ là một thế giới kì diệu, em đã đọc và thích rất nhiều câu chuyện cổ:

  • Truyền thuyết: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Sự tích hồ Ba Bể…
  • Cổ tích: Cây khế, Cây tre trăm đốt, Ông lão đánh cá và con cá vàng,…
Soạn văn 6 Chuyện cổ nước mình
Cây tre trăm đốt là một trong những truyện cổ tích nổi bật

2/ Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

Mỗi nhân vật trong các câu chuyện cổ đều để lại cho em sự yêu thích khó quên.

Ví dụ:

  • Em thích nhân vật Thánh Gióng, vì nhân vật này là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng. Nhân vật này còn là đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc. Ngoài ra còn là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nước.
  • Em thích nhân vật con cá vàng trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng” vì cá vàng thể hiện sự biết ơn đối với tấm lòng nhân hậu và thể hiện ước mơ công lí về sự trừng phạt đối với kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỷ, tham lam vô độ.

3/ Hình dung những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương

Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương:

Vàng cơm nắng, trắng cơm mưa

Con sông cháy có rặng dừa nghiêng soi

=> Gợi sự vất vả gian lao (cơn nắng, cơn mưa) và những nét gần gũi, bình dị, thân thương của các vùng quê Việt Nam (con sông, rặng dừa).

4/ Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra thể thơ đó?

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được viết theo thể thơ lục bát. Dấu hiệu giúp em nhận ra thể thơ đó là căn cứ vào kết cấu các dòng thơ, cứ một câu thơ 6 tiếng (câu lục) lại đến một câu thơ 8 tiếng (câu bát).

5/ Qua lời thơ, em nhận thấy bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi ấn tượng rõ rệt về những câu chuyện đó

Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của nhiều câu chuyện cổ; Các từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó là:

  • Các câu chuyện “Ở hiền thì lại gặp hiền”: Cây tre trăm đốt, Cây khế, Thạch Sanh, …
  • “Thị thơm thị giấu người thơm”: Tấm Cám.
  • “Đẽo cày theo ý người ta”: Đẽo cày giữa đường.
  • “cái tích trầu cau”: Sự tích trầu cau.

6/ Chuyện cổ “thầm thì” với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp tình người?

Chuyện cổ đã kể với nhà thơ về vẻ đẹp của tình người và tâm hồn người Việt Nam từ ngàn đời nay:

  • Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành”;
  • Sự công bằng, thông minh, độ lượng;
  • Sự cần cù chăm chỉ;
  • Hàm chứa những bài học về đạo lí làm người: sống phải thật chân thành, phải có trí tuệ đừng a dua…

7/ Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ:

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Từ hai câu thơ, có thể cảm nhận được sự yêu mến, trân trọng của nhà thơ đối với những câu chuyện cổ. Truyện cổ dân gian chính là nhịp cầu nối liền bao thế hệ, là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa. Đọc truyện cổ, nhà thơ như được gặp lại cha ông và trực tiếp lắng nghe những điều răn dạy.

8/ Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ:

Tôi nghe chuyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ:

  • Những câu chuyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện ông cha dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng, chăm chỉ.
  • Truyện cổ dân gian là sự kết tinh những vẻ đẹp tình cảm, tư tưởng của người xưa truyền lại cho con cháu đời sau, cần gìn giữ, trân trọng những bài học được gửi gắm qua mỗi câu chuyện.

9/ Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

Với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm” bởi vì:

Kho tàng truyện cổ của dân tộc không chỉ lưu giữ mà còn truyền gửi thông điệp cho thế hệ sau. Dù là truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, tục ngữ hay ca dao đều bộc lộ khát vọng, gửi gắm một bài học của cha ông. Đặc biệt, trong thời đại mà con người chạy đua với thời gian để phát triển thì những bài học ấy càng ngời sáng, khiến con người sống chậm lại, suy tư và điều chỉnh bản thân.

10/ Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Đoạn gợi ý 1:

Từ đời cha ông đến đời tôi là khoảng cách thời gian không thể đong đếm, có thể là trăm năm, ngàn năm, hoặc lâu hơn nữa. Khoảng cách giữa các thế hệ được so sánh với khoảng cách địa lí từ con sông đến chân trời. Nhưng chân trời ở đâu? Hình ảnh tưởng cụ thể nhưng lại vô cùng, chỉ biết là rất xa. Vậy làm thế nào để kết nối các thế hệ với nhau? Lúc này, chỉ các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua những câu chuyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông. Bởi hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các thế hệ đi trước (Cho tôi nhận mặt ông cha của mình). Đoạn thơ lục bát với biện pháp so sánh, ẩn dụ, với hình ảnh giản dị, gần gũi đã thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả đối với truyện cổ dân gian, cảm nhận thấm thía về bài học làm người ẩn chứa trong những truyện cổ dân gian mà cha ông ta đã đúc rút, răn dạy. Đó chính là sự tinh tế và độc đáo của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ!

Đoạn gợi ý 2:

Tác phẩm Chuyện cổ nước mình là áng thơ hay, để lại trong lòng người đọc muôn vàn suy nghĩ. Với em cũng vậy, câu thơ giàu hình tượng: “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa” miêu tả hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh con sông với chân trời không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách giữa các thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy trân trọng, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ chính là tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình của bà của ông. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi bản thân, sẽ nỗ lực và cố gắng hết mình để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời như sao!

Đoạn gợi ý 3:

Hầu như mỗi đưa trẻ sinh ra trên mảnh đất hình như S đều lớn lên bên những câu chuyện cổ tích của mẹ, của bà từ thở còn nằm nôi. Các truyện cổ dân gian thực sự là cầu nối văn hoá từ quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu rõ nét trong từng truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được đời sống, tâm hồn của cha ông trước đây.

Xem thêm:

Kết luận

Thông tin soạn bài Chuyện cổ nước mình đã được cập nhật chính xác nhất. Học sinh theo dõi hướng dẫn và trả lời câu hỏi cụ thể để chuẩn bị cho bài học tốt hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *