Soạn bài Cõi lá ngắn nhất – Chân trời sáng tạo 11
Soạn bài Cõi lá chi tiết giúp học sinh hiểu rõ nội dung và bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản. Qua hướng dẫn tại The POET, bạn có thể cảm nhận vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên Hà Nội lúc giao mùa mà tác giả Đỗ Phấn miêu tả.
Soạn Cõi lá phần Trước khi đọc
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.
Khi thời tiết chuyển mùa từ hạ sang thu là khoảng thời gian mà em ấn tượng nhất. Bởi lúc ấy thời tiết trở nên mát mẻ và dễ chịu, không còn cái nóng gay gắt của những ngày hè. Những cơn gió heo may thổi nhè nhẹ báo hiệu mùa tựu trường đến gần. Ngoài ra, thời điểm này cũng mang lại cho em cảm giác xao xuyến hơn bao giờ hết.
Soạn văn bản Cõi lá phần Đọc văn bản
Muốn biết rõ thông tin về Đỗ Phấn và nội dung có trong bài, bạn cần chuẩn bị soạn bài Cõi lá tác giả – tác phẩm. Điều này sẽ giúp bạn có thêm tư liệu học tập để làm bài văn phân tích văn bản này. Tìm hiểu câu trả lời soạn văn 11 ngắn nhất bài Cõi lá:
1/ Bạn hiểu thế nào về từ “òa thức”?
Từ “òa thức” mang ý nghĩa bất ngờ và đột ngột. Động từ này được tác giả sử dụng trong đoạn văn gợi lên khung cảnh mùa xuân chợt bừng tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét.
2/ Cõi lá đã làm nổi bật nét đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?
Với bút pháp tả cảnh tài hoa, tác giả đã làm nổi bật nét quyến rũ và đặc trưng mùa lá rụng của Hà Nội khi tiết trời có sự chuyển giao từ đông sang xuân. Qua đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu thương và nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội thời xa xưa của tác giả.
Soạn bài Cõi lá lớp 11 chân trời sáng tạo phần Sau khi đọc
Đọc hiểu Cõi lá bằng cách trả lời những câu hỏi phần sau khi đọc. Việc này giúp học sinh có thể tự tổng hợp lại nội dung kiến thức có trong tác phẩm.
1/ Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.
Bố cục văn bản có thể chia làm 2 phần.
- Phần 1: Từ đầu đến “xôn xao lá cành” – Dấu hiệu thiên nhiên và sự bất ngờ của tác giả lúc thời tiết giao mùa.
- Phần 2: Còn lại – Sự thay đổi của thiên nhiên và lòng người lúc thời tiết giao mùa.
Với bố cục như trên đã cho ta thấy những đặc điểm của thể loại bao gồm: Tản văn kết hợp giữa yếu tố tự sự trữ tình với miêu tả thiên nhiên. Từ đó, bộc lộ tâm tư tình cảm, ý nghĩa của tác giả. Ngoài ra, ta có thể thấy rằng, yếu tố trữ tình trong thể loại tản văn được tạo từ vẻ đẹp của cảm xúc, suy nghĩ của con người và thiên nhiên. Đồng thời qua đó tạo nên những rung động thẩm mỹ trong lòng độc giả.
2/ Bạn hiểu như thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì về mối liên hệ giữa cây, lá với con người?
“Cõi lá” có thể được hiểu theo nghĩa là nơi lá sinh trưởng và phát triển. Và qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra mối quan hệ khăng khít giữa cây, lá với con người. Thông qua sự thay đổi của vạn vật, con người cũng phát hiện những thay đổi của đất trời trong tiết giao mùa. Từ đó mà trong lòng mỗi người cũng có những cảm nhận riêng biệt.
3/ Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/ nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
Mở đầu tác phẩm, tác giả đã miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa xuân đến muộn hơn: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”. Mùa xuân đến cũng là lúc những tia nắng rọi qua những mầm lộc non mới nhú. Trong lòng mỗi người ai cũng rộn ràng và “Òa thức cùng với xôn xao lá cành”.
“Òa thức” là một động từ đã được tác giả khéo léo lồng ghép vào đoạn văn này. Động từ ấy gợi cho ta một khung cảnh con người và thiên nhiên cùng tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét để chào đón mùa xuân ấm áp. Tác giả đã rất tài tình khi kết hợp giữa chất tự sự và chất trữ tình. Từ đó, tạo nên một vẻ đẹp đầy chất suy tư của thiên nhiên Hà Nội.
4/ Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.
Một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại tản văn bao gồm:
- Cần xác định chủ đề của văn bản.
- Tìm hiểu chất trữ tình, cái tôi và ngôn ngữ tác giả thể hiện trong văn bản.
- Lưu ý đến những từ ngữ và hình ảnh thể hiện cảm xúc của tác giả.
5/ Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.
Chủ đề của văn bản: Tác giả nói về vẻ đẹp thiên nhiên Hà Nội để thể hiện tình yêu của tác giả đối với mảnh đất này.
Ý nghĩa thông điệp của văn bản: Đỗ Phấn mượn hình ảnh thiên nhiên để truyền tải tình yêu và sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống. Qua đó, thể hiện tình cảm của tác giả dành cho mảnh đất thủ đô Hà Nội.
6/ Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.
Một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản:
- “Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng Giêng”.
- “Cô em gái của tôi sống xa Tổ Quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về, nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng?”.
Soạn văn Cõi lá giúp bạn phân tích bức tranh thiên nhiên Hà Nội. Đồng thời hiểu rõ tâm tư tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm này.
Kết luận
Soạn bài Cõi lá đầy đủ và chi tiết là cách giúp học sinh chủ động hơn trong học tập. Từ đó có sự chuẩn bị bài tốt nhất trước khi đến lớp.
XEM THÊM:
- Soạn Chiều xuân NXB Chân trời sáng tạo
- Soạn bài Người ngồi đợi trước hiên nhà (Huỳnh Như Phương)
- Soạn văn Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu SGK văn 11