Soạn bài Con đường không chọn Lớp 10 Kết nối tri thức chi tiết

Nội dung soạn bài Con đường không chọn đầy đủ, chi tiết giúp học sinh đạt kết quả cao khi đến lớp. Không những thế, các giải đáp tại The POET còn giúp bạn tiết kiệm thời gian để trau dồi kiến thức nhanh và đa dạng hơn.

Table of Contents

Giới thiệu

– Robert Frost (1874 – 1963) là nhà thơ Mỹ có tầm ảnh hưởng lớn trong văn học hiện đại. Ông từng bốn lần nhận giải thưởng thường niên Pulitzer (Pu-lít-dơ) uy tín của nước Mỹ.

– “Con đường không chọn”, là một trong những bài thơ được đọc nhiều nhất của Pulitzer.

+ Bài thơ viết năm 1915.

* Cảm hứng: từ những cuộc đi chơi trong rừng với bạn mình, là nhà thơ Edward Thomas (Ét-uốt Thô-mớt-xơ).

– Vấn đề đặt ra của bài thơ: Đó là sự băn khoăn không biết nên chọn lối đi nào, rồi sau khi lựa chọn, ông lại nuối tiếc, đáng lẽ chọn một lối đi khác.

Soạn văn 10 Con đường không chọn – Trước khi đọc

Khi soạn văn lớp 10 bài Con đường không chọn kết nối tri thức, học sinh cần chú ý phần đầu tiên, Đây là nội dung có tác dụng dẫn dắt tư duy để học sinh nắm bắt bài học trên lớp tốt hơn.

Câu 1. Bạn đã bao giờ cảm thấy khó khăn khi phải đứng trước nhiều khả năng lựa chọn?

Ai cũng vậy, khi bước vào đời đều có những lựa chọn và không thể tránh khỏi những lúc khó khăn và thậm chí là bế tắc một đời, hoặc bế tắc một thời. Cuộc sống giống như một con đường nhưng lại có nhiều kiểu khác nhau. Có những con đường dài, ngắn, thẳng, cong, bằng phẳng hoặc đầy sỏi đá… Hơn thế nữa, trong suốt cuộc đời còn có không biết bao nhiêu lối rẽ để chúng ta ra quyết định lựa chọn: sống độc thân hoặc kết hôn, nỗ lực để trở thành người nổi tiếng, giàu có hay lười biếng để sống trong nghèo đói, cô lập; lại có những con đường dẫn tới chiến thắng và niềm hân hoan, nhưng cũng không ít con đường dẫn đến thất bại và sự tuyệt vọng.

“Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước”, là một câu thơ để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn Tố Hữu. Với vần thơ say đắm, sôi sục và hào hùng khơi gợi tình yêu dân tộc trong lòng nhân dân để rồi kêu gọi thanh niên lựa chọn vùng dậy chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Với tôi, giống như bất kỳ con đường có thực nào, cuộc sống cũng có các vòng xuyến, ngã tư, góc khuất hay các điểm dừng… Nhưng có lẽ, thứ rắc rối nhất có thể gặp phải là ngã tư. Với bốn con đường như “ngã tư cuộc đời” ấy, để lựa chọn trong khi chẳng rõ mình sẽ đi về nơi đâu, liệu rằng sẽ chọn lối đi nào? Đó có phải một quyết định đúng không và ai sẽ kiểm chứng cho sự lựa chọn đó? Chính vì những tình huống tiến thoái lưỡng nan như vậy mà không ít người đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trong cuộc đời, thậm chí, chúng còn biến họ trở thành một con người khác.

Bản thân tôi chưa đủ tuổi để lựa chọn những gì lớn lao. Tuy nhiên, trong tâm tưởng mình lại yêu mến những quan niệm sau đây và coi như lựa chọn, xdem đó là kim chỉ nam cho những ngày sắp tới của cuộc đời mình:

– Đừng tin vào cái gọi là “tuyệt đối đảm bảo”

– Thà giả nghèo chứ đừng khoe của

– Thà giả ngốc chứ đừng cho mình là thông minh

– Chấp nhận rủi ro: Hãy dám ra quyết định

– Thà giả thua, chứ đừng tỏ ra hiếu thắng

– Thà chịu thua thiệt còn hơn chiếm món lợi nhỏ

– Thà vất vả, chứ đừng ham muốn hưởng lạc

– Thà là người bình thường, chứ đừng “mua danh chuộc tiếng”

– Thà tự tin, chứ đừng mùa quán bi quan

– Thà khỏe mạnh, còn hơn “công danh lợi lộc”

Câu 2: Điều gì đã khiến bạn đưa ra quyết định lựa chọn của mình khi ấy? Bạn thấy may mắn hay tiếc nuối vì lựa chọn đó của bản thân?

(Phần này, mỗi cá nhân tự nói những trải nghiệm của mình trong quá trình lựa chọn. Ví dụ: chọn bạn, chọn môn học, chọn trường,…)

Đọc văn bản

Trong quá trình đọc hiểu tác phẩm, học sinh thực hiện soạn Con đường không chọn ngắn nhất bằng việc trả lời các câu hỏi. Tác phẩm mang đến cho người đọc cảm xúc chứa chan, chiêm nghiệm khi tác giả hoá thân thành nhân vật trữ tình.

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai và đang đứng trước tình huống nào?

Xem khổ thơ đầu:

“ Con đường rẽ làm đôi giữa rừng lá vàng

Biết làm sao, tôi chỉ có thể chọn một mà thôi

Thân phận lữ hành, tôi đứng mãi

Nhìn theo một lối rẽ bên này”.

Đó là tình huống chọn lựa nhiều băn khoăn.

Câu 2: Trong ba khổ thơ đầu của bài thơ, hai lối rẽ được miêu tả như thế nào?

Từ quá trình soạn Con đường không chọn, em thấy tác giả mô tả hai lối rẽ có sự mơ hồ:

  • Lối rẽ bên này: “Đến tận nơi khuất dạng sau bụi cây”
  • Lối rẽ bên kia: “Cũng đã thấy lối mòn như con đường nọ”.

⇒ Cuối cùng “Đường lại đưa đường làm sao biết trước”, đầy băn khoăn và hoang mang của nhân vật trữ tình.

soạn bài con đường không chọn
Nhân vật trữ tình không biết lối rẽ phía trước dẫn về đâu và có tốt không

Câu 3: Nhân vật trữ tình đã lựa chọn lối rẽ nào?

– Nhân vật trữ tình chọn lối mòn ít ai qua lại.

– Mục đích: để khám phá nhiều hơn.

Sau khi đọc

Nội dung soạn bài Con đường không chọn lớp 10 phần Sau khi đọc đòi hỏi học sinh phải hiểu sâu sắc về văn bản. Bài thơ là sự hoang mang, mơ hồ của tác giả và kết thúc bằng cảm giác hối hận.

Câu 1: “Con đường” và “lối rẽ” trong bài thơ có thể xem là những ẩn dụ. Những ẩn dụ đó gợi cho bạn nghĩ đến điều gì?

Khi soạn văn Con đường không chọn, em hiểu rằng con đường và lối rẽ trong bài thơ là những hình ảnh ẩn dụ:

  • Con đường: là điều tất yếu phải đi trong đời.
  • Lối rẽ: là những lựa chọn tất yếu trong đời, trong những khoảnh khắc, tình huống của cuộc đời.

Câu 2: Theo bạn, tại sao Rô-bớt Phờ-rót lại đặt nhan đề bài thơ là Con đường không chọn chứ không phải Con đường tôi chọn hay Con đường ít người đi?

Điều này nói lên những lựa chọn đã qua khiến ông hối tiếc. Bởi vì, đáng lẽ ông nên chọn lối đi khác.

soạn con đường không chọn
Cảm xúc của nhân vật trữ tình luôn là tiếc nuối

Câu 3: Hai lối rẽ trong rừng khác nhau hay giống nhau nhiều hơn Phải chăng vì điều ấy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ cảm thấy khó khăn khi phải lựa chọn một trong hai lối rẽ?

Điều em hiểu được khi soạn bài Con đường không chọn chi tiết về các lối rẽ trong rừng và cảm nhận về quyết định của nhân vật trữ tình:

  • Hai lối rẽ trong rừng gần như không nhiều sự khác nhau. Bởi vì, có chăng chỉ là dấu mòn của hai lối đôi chút khác nhau:
    •  “Có khác gì đâu, mà có khi lại có lí hơn kìa”.
    •  “Cũng đã thấy dấu mòn như con đường nọ”.
  • Có lẽ chính vì sự giống nhau của hai lối rẽ mà nhân vật trữ tình khó lựa chọn được lối đi cho mình, nên nhân vật trữ tình phân vân không biết lựa chọn nào là tốt cho mình hơn.

Câu 4: Nếu như nhân vật trữ tình không thể chọn cả hai lối rẽ cùng lúc thì anh ta có thể không lựa chọn bất cứ lối rẽ nào được chăng? Vì sao?

Cuộc đời như một cuộc hành trình và có lúc đi đến ngã ba hoặc một vòng xuyến nào đó. Nếu ta không chọn thì sẽ mãi mãi đứng yên một chỗ bên lề cuộc đời.

Câu 5: Trong bài thơ, cuối cùng nhân vật trữ tình cũng vẫn phải đưa ra lựa chọn của mình. Theo em, anh ta có thật sự tin rằng lối rẽ mình chọn là con đường tốt hơn?

Nhân vật trữ tình đã đưa ra lựa chọn cuối cùng của mình. Tuy nhiên, anh vẫn còn đôi chút băn khoăn và phân vân, anh chưa thật sự tin vào quyết định của mình. Khi soạn văn bài Con đường không chọn, em thấy rõ được cảm xúc băn khoăn và tiếc nuối của nhân vật.

soạn văn con đường không chọn
Dù chọn con đường nào thì nhân vật trữ tình cũng vẫn tiếc nuối

Câu 6. Bạn có đồng cảm với trạng thái do dự, phân vân của nhân vật trữ tình xuyên suốt bài thơ không? Vì sao?

Lựa chọn lối đi trong đời là quyền của mỗi người, nên tôi tôn trọng quyết định thơ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể lúc tác giả lựa chọn. Đó chính là thời điểm chiến của họ. Đồng thời, vẫn có những đồng cảm với nhân vật trữ tình. Bởi lẽ, đặt bài tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Vì thế, đó không phải là những lựa chọn tầm thường và dễ dàng, cho nên tôi đồng cảm.

Câu 7. Hãy nêu một thông điệp từ bài thơ có ý nghĩa đối với cá nhân bạn.

Đọc hiểu Con đường không chọn, em nhận thấy thông điệp của bài thơ có ý nghĩa với cá nhân tôi là: Lựa chọn cần phải sáng suốt và dứt khoát.

soạn bài con đường không chọn kết nối tri thức
Thông điệp tác giả mang tới qua bài thơ

Kết nối đọc – viết

Câu hỏi: Dựa vào ý nghĩa của bài thơ cùng với suy nghĩ cá nhân để chia sẻ những điều giúp ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành.

Trả lời 1

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên gặp phải những câu hỏi, những vấn đề cần phải đưa ra sự lựa chọn. Khi phải đưa ra một lựa chọn, chúng ta thường có sự phân vân, băn khoăn không biết nên chọn thế nào hay suy nghĩ liệu lựa chọn đó là tốt hay xấu,… Vậy phải làm thế nào để chúng ta can đảm hơn trong những lựa chọn của mình trên hành trình trưởng thành? Đầu tiên, để không thấy khó khăn khi lựa chọn, chúng ta cần phải đối mặt trực tiếp với những thử thách, không nên quá băn khoăn về sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Con đường không chọn đã thấy khó khăn vì hai lối rẽ đều khá giống nhau, anh phân vân không biết mình nên lựa chọn lối đi nào. Sự băn khoăn khiến chúng ta lo sợ nhiều thứ và dẫn đến sự rối loạn về suy nghĩ. Thay vì lo lắng sự đúng sai, tốt xấu, sự giống và khác nhau giữa các lựa chọn thì chúng ta nên lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của bản thân. Tự cảm nhận bản thân cần gì và nên làm gì, lắng nghe con tim mình và không nên suy nghĩ về sự may mắn hay hối hận về lựa chọn của mình. Dù lựa chọn của chúng ta có đúng hay sai thì chúng ta cũng cần phải chấp nhận nó, không nên oán trách hay than vãn.

Trả lời 2

Lẽ sống chính là hoài bão và sứ mệnh của cuộc đời, là giá trị nền tảng, chuẩn mực hành xử của chính mình. Xác định lẽ sống chính là trả lời câu hỏi: “Mình là ai, mình sống để làm gì, mình sẽ dùng cuộc đời của mình vào việc gì và việc đó có đáng để dùng hay không?”. Xác định lẽ sống cũng chính là việc chọn cho mình lý do để sống (rốt cuộc ý nghĩa của cuộc đời mình nằm ở đâu) – được coi là đích đến, trong cuộc đời chúng ta. Đây là lựa chọn quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng tới “bánh lái” cho mình và hậu quả là cuộc đời của họ nhiều khi sẽ rất uổng phí hoặc tất cả những lựa chọn còn lại. Không phải ai cũng chọn được đúng “đích đến” vô cùng bi kịch. Con người sinh ra vốn dĩ là lương thiện, nhưng chọn lẽ sống khác nhau thì sẽ có những con người khác nhau, cuộc đời khác nhau và số phận khác nhau. Trên đời này có những cái mà không trả giá thì không thể học được, nhưng không thể tránh khỏi những thất bại, vấn đề là sau mỗi thất bại thì cần phải rút ra cũng có những cái không cần trả giá cũng có thể học được. Cuộc đời chúng ta sẽ Có những người cho rằng, nếu muốn không thất bại thì tốt nhất là đừng có làm gì được những bài học để những thất bại tương tự không còn tái diễn trong tương lai. nữa, nhưng nếu vậy thì sẽ có một thất bại cực lớn khác, đó là thất bại cả cuộc đời.

Cuối cùng, để có thể can đảm khi lựa chọn, chúng ta cần phải tự rèn luyện bản thân, rèn luyện sự quyết tâm khi đưa ra một quyết định nào đó một cách kiên định, đừng để bản thân cảm thấy nuối tiếc điều gì.

Kết luận

Nội dung soạn bài Con đường không chọn không khó nhưng cần học sinh đọc hiểu kỹ văn bản. Mạch cảm xúc của tác giả là yếu tố quan trọng nhất mà người đọc phải bám sát.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *