Soạn bài Con mối và con kiến – Văn 7 Kết nối tri thức

Hướng dẫn soạn bài Con mối và con kiến văn 7 từ trang phân tích văn học Thepoetmagazine giúp học sinh trả lời các câu hỏi trong sách. Tác phẩm nằm trong bài “Văn bản truyện ngụ ngôn”, tác giả Nam Hương mang theo góc nhìn mới mẻ với cách diễn đạt hấp dẫn.

Đọc văn bản

Phần Đọc văn bản trong bài soạn văn 7 Con mối và con kiến giúp bạn nắm chắc nội dung ở từng đoạn của thơ ngụ ngôn do tác giả Nam Hương sáng tác. Mỗi đoạn là thái độ của các loài vật trước cách kiếm ăn của đối phương vô cùng sáng tạo.

1. Mối có thái độ như thế nào khi thấy kiến làm việc vất vả?

Soạn bài Con mối và con kiến lớp 7 giúp em nhận thấy rằng cách kiếm mồi của các loài khác nhau. Khi thấy kiến phải làm việc vất vả, mối đã gọi và bảo rằng “Tội tình gì lao khổ lắm thay”. Câu thơ thể hiện rằng mối cho là việc kiếm mồi của kiến là khổ cực, vất vả với thái độ chê cười, châm chọc.

2. Kiến tỏ thái độ ra sao về lối sống của mối?

Ở phía ngược lại, kiến có thái độ phê phán với lối sống của đàn mối: “Hễ có làm thì mới có ăn/Sinh tồn là cuộc khó khăn”. Kiến chê cười mối chỉ nằm một chỗ, không tự kiếm ăn mà sống trên những thứ có sẵn.

con mối và con kiến
Quan điểm khác nhau nên kiến phê phán lối sống của mối

3. Lối sống của mối gây ra hậu quả nghiêm trọng như thế nào?

Từ quá trình soạn Con mối và con kiến, em thấy rằng lối sống của mối sẽ gây ra hậu quả rất lớn, không chỉ cho loài vật này mà còn những loài xung quanh và cả con người: “Các anh chẳng vun thu xứ sở/Cứ đục vào chỗ ở mà xơi/Được cho rỗng hết mọi nơi/Nhà kia đổ xuống đi đời các anh”.

Sau khi đọc

Soạn bài Con mối và con kiến lớp 7 Kết nối tri thức phần Sau khi đọc giải SGK văn 7 giúp học sinh thấu hiểu nội dung và nắm vững kiến thức. Bài học quý giá rút ra từ bài thơ ngụ ngôn này mang tới ảnh hưởng tích cực cho suy nghĩ, lối sống

6. Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến bộc lộ như thế nào qua các lời thoại của chúng?

Đọc hiểu Con mối và con kiến, quan niệm sống của kiến và mối hoàn toàn trái ngược nhau. Điều này được thể hiện rõ ràng qua các lời thoại:

  • Mối:
    • Tội tình gì lao khổ lắm thay -> Cho rằng lao động là vất vả
    • Làm ăn tìm kiếm khắp ngày/Mà sao thân thể vẫn gầy thế kia -> Đánh giá việc kiến kiếm ăn là vô nghĩa, làm không ra giá trị mà chỉ khiến bản thân gầy mòn
    • Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc/Mà ồ ề béo trục béo tròn -> Mối chẳng cần đi kiếm ăn mệt mỏi mà vẫn mập mạp, béo tròn khác với kiến
    • Ở ăn ghế chéo bàn tròn/Nhà cao cửa rộng, tủ hòm thiếu đâu -> Mối cho rằng xung quanh chúng có rất nhiều thứ phục vụ cuộc sống của mình, chẳng cần đi đâu xa, những thứ đó cũng có rất nhiều không bao giờ thiếu

=> Mối không muốn lao động cực nhọc, thấy cái lợi trước mắt là hưởng thụ, không có tầm nhìn xa, không biết rằng cuộc sống không lao động thì chẳng thể lâu dài.

  • Kiến:
    • Trên địa cầu muôn loại/Hễ có làm thì mới có ăn -> Cuộc sống nhiều cạnh tranh, muốn có đồ ăn chỉ có thể lo làm lụng
    • Sinh tồn là cuộc khó khăn/Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò -> Kiến không chỉ sống cho bản thân mà còn vì cộng đồng, cùng nhau nỗ lực
    • Các anh chẳng vun thu xứ sở/Cứ đục vào chỗ ở mà xơi -> Chê cười mối chỉ biết ngồi hưởng, chỉ nhìn thấy những thứ trong tầm mắt mình
    • Đục cho rỗng hết mọi nơi/Nhà kia đổ xuống đi đời các anh -> Mối đục gỗ làm hư hại đồ dùng sẽ có ngày đổ sập đè chết cả đàn, đè luôn cả lối sống lười biếng và thiển cận

=> Kiến rất chăm chỉ lao động, biết nhìn xa trông rộng và luôn nghĩ tới cả cộng đồng. Kiến hiểu cuộc sống có làm việc mới tạo ra thức ăn và duy trì lâu bền.

soạn bài con mối và con kiến
Quan niệm sống của mối và kiến trái ngược qua từng lời thoại

7. Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến? Vì sao em khẳng định như vậy?

Người kể chuyện rõ ràng có thiện cảm dành cho kiến hơn và thậm chí còn châm biếm, phê phán ngầm lối sống của mối. Điều này thể hiện qua cách viết lời thoại, từ ngữ sử dụng như ồ ề, béo trục béo tròn mang tính mô tả rõ ràng. Người đọc sẽ có cảm giác rằng mối ham ăn, lười làm, ích kỉ trái ngược với kiến gầy gò, siêng năng, yêu thương đồng loại.

8. Nêu những điểm giống nhau về nội dung của ba truyện ngụ ngôn: Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến.

Soạn văn Con mối và con kiến, Đẽo cày giữa đường và Ếch ngồi đáy giếng đều có ý phê phán chung những kẻ thiển cận, không biết nhìn ra trông rộng, tự tin với lối sống và suy nghĩ chẳng mấy tốt đẹp của mình. Cả ba tác phẩm cũng đều mang đến một thông điệp chung là làm người phải rèn luyện cho mình sự độc lập, biết lắng nghe, biết học hỏi và chăm chỉ. Đây đều là những đạo lý làm người được ông bà ta dạy lại từ xưa đến nay để tồn tại và phát triển trong xã hội này.

Kết luận

Soạn bài Con mối và con kiến giúp học sinh hiểu thêm về tác phẩm thuộc truyện ngụ ngôn mang theo sự phê phán lối sống, suy nghĩ rất hay. Bạn hãy dành thời gian để suy ngẫm nhiều hơn về văn bản này cũng như các câu chuyện khác và rút ra bài học cho mình.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *