Soạn bài Con muốn làm một cái cây, Chân trời sáng tạo

Học sinh theo dõi và soạn bài Con muốn làm một cái cây (Võ Thu Hương). Các câu hỏi sẽ được hướng dẫn chi tiết và chính xác nhất để học sinh hiểu rõ hơn về văn bản.

Table of Contents

Soạn văn bài Con muốn làm một cái cây – Trước khi đọc

Có kỉ vật hay hình ảnh nào của một người thân yêu mà em muốn giữ mãi hay không? Kỉ vật hay hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào với em?

Học sinh có thể chia sẻ những kỉ vật hoặc hình ảnh của người thân mà các em đã từng lưu giữ: như cuốn truyện, chiếc bút, cái áo, chiếc xe đạp, đôi dép, tấm hình,…

Kỉ vật hay hình ảnh đó có ý nghĩa: gắn bó với người thân yêu ấy một thời, lưu giữ nhiều kỉ niệm của người thân.

  • Đó là kỉ vật gì?
  • Kỉ vật đó gắn bó với người thân nào?
  • Những kỉ niệm thân thương mà kỉ vật để lại cho em cảm xúc.
  • Em sẽ gìn giữ kỉ vật ấy ra sao cũng như tình cảm em dành cho người thân ấy?

Bài tham khảo

Các bạn ạ! Ai cũng sẽ lưu giữ cho mình một kỉ vật thân thương của người thân yêu mình. Nhưng kỉ vật làm tôi luôn cảm thấy xúc động mỗi khi nhìn thấy nó chính là chiếc xe đạp của ông ngoại tôi. Từ ngày ông mất, chiếc xe buồn thiu đứng trong góc sân. Cứ nhìn thấy chiếc xe, tôi lại khóc vì nhớ ông. Cách đây mấy tháng, chiếc xe là bạn đồng hành của ông trên mọi nẻo đường. Tuy chiếc xe không được đẹp, nhưng nó luôn cùng ông tập thể dục mỗi buổi sáng. Tôi đi học cũng là lúc ông đạp xe về. Tôi gặp ông giữa đường, ông nói với theo: Nhớ đi đường cẩn thận cháu nhé! Ngày nào cũng vậy, ông trở về nhà dựng chiếc xe đạp vào góc sân là ông lại dọn dẹp nhà cửa. Rồi bỗng cái ngày định mệnh ấy xảy ra, ông bỏ chúng tôi để về với thế giới bên kia. Gia đình tôi thương khóc ông đến cạn kiệt nước mắt. Mẹ tôi thường mang chiếc xe ông hay đi ấy ra kì cọ sạch sẽ. Mỗi lần vậy, mẹ tôi khóc. Có lẽ, với gia đình tôi, ông như đang còn hiện hữu đâu đây.

Đọc hiểu Con muốn làm một cái cây

Theo dõi và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc hiểu văn bản Con muốn làm một cái cây.

Con muốn làm một cái cây
Theo dõi và trả lời các câu hỏi trong quá trình đọc hiểu văn bản Con muốn làm một cái cây.

1/ Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum từ khi Bum chưa chào đời. Điều này thể hiện tình cảm gì của ông đối với cháu?

Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum từ khi chưa chào đời. Điều này thẻ hiện ông rất yêu thương và mong ngóng sự chào đời của Bum đến với cuộc sống này.

2/ Em đã từng mơ ước điều gì?

Học sinh chia sẻ những mơ ước của mình: Sau này sẽ làm kĩ sư, bác sĩ, nhà nghiên cứu, giáo viên,…

3/ Khi nghe cô giáo nói về mơ ước của Bum, bố mẹ Bum đã “ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà”, hành động đó thể hiện điều gì về bố mẹ Bum?

Khi nghe cô giáo nói về mơ ước của Bum, bố mẹ Bum đã “ngay lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà”, hành động đó thể hiện bố mẹ rất quan tâm đến cảm xúc và suy nghĩ của con, cố gắng lắng nghe và thấu hiểu con mình.

4/ Vì sao Bum cười toe toét mà nước mắt rưng rưng?

Bum cười toe toét nhưng nước mắt rưng rưng vì:

  • Bum vui khi bố mẹ trồng một cây ổi trước nhà có thể rủ bạn bè thân ngày xưa đến chơi.
  • Khóc vì cảm động trước sự quan tâm của bố mẹ đã giúp Bum thực hiện mơ ước.

Soạn bài Con muốn làm một cái cây Chân trời sáng tạo – Suy ngẫm và phản hồi

Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi suy ngẫm trong sách giáo khoa trang 68.

Soạn bài con muốn làm một cái cây
Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi suy ngẫm trong sách giáo khoa trang 68.

1/ Câu chuyện này viết về đề tài gì?

Câu chuyện viết về đề tài: Sự thấu hiểu, sẻ chia và tình yêu thương của con người từ những điều nhỏ bé nhất ở xung quanh ta.

2/ Liệt kê các chi tiết nhà văn miêu tả về ông nội và Bum. Từ các chi tiết đó, em hãy rút ra nhận xét về dặc điểm của ông nội và Bum

Các chi tiết nhà văn miêu tả ông nội Bum là:

  • Mũi nó hếch lên, mặt kênh kênh nhưng không đứa nào thấy ghét vì hương ổi chín tỏa lan cho xem nhà nó ngọt lịm. Nó lại là thằng bé cực kì hảo ăn với bạn bè.
  • Thằng Bum và bạn bè là trẻ con lướn lên ở phố nhưng vẫn có khả năng chuyển từ cành này sang cành khác nhẹ như sóc. Hái và chia nhau những trái chín thơm lừng. Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng trẻ, cười hiền lành.
  • Thằng Bum cười toe toét mà mắt nó rưng rưng nước. Nó bỗng như nghe tiếng cười khanh khách tiếng chòng ghẹo nhau của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của ông nội tôi theo hương ổi chín ngọt lành.

Qua đó, em thấy ông nội là một người hiền từ, phúc hậu và rất thương trẻ con.

3/ Theo em, Bum có phải là một cậu bé hạnh phúc hay không? Hãy giải thích ý kiến của em

Học sinh có thể tự chia sẻ ý kiến của mình: Bum là cậu bé hạnh phúc hoặc không hạnh phúc. Lí giải được vấn đề.

Ví dụ: Theo em, Bum là một cậu bé vô cùng hạnh phúc vì có người ông rất yêu thương và quan tâm đến cậu, cùng với đó là cha mẹ Bum luôn thấu hiểu, sẻ chia và đã sẵn sàng biến ước mơ của Bum thành hiện thực.

4/ Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối như một minh chứng cho tình yêu thương của mọi người trong gia đình dành cho Bum.

5/ Qua câu chuyện này, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp: Tình yêu thương giữa người với người vô cùng quan trọng. Đó có thể làm tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè thân thương. Trong cuộc sống, mỗi người đều dành cho nhau tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia từ những điều bé nhỏ xung quanh ta thì sẽ luôn cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô bờ.

6/ Dựa vào sơ đồ sau, hãy chỉ ra một số điểm giống và khác nhau (trong hành động, suy nghĩ, tâm trạng) giữa Đa-ni và Bum

Nhân vật Đa-ni Điểm chung Nhân vật Bum
Nhân vật Đa-ni là cô bé có chiều sâu nội tâm nên ít thể hiện ra bên ngoài. Là những đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, suy nghĩ của hai nhân vật có nét tương đồng. Nhân vật Bum có ước mơ và dám nói lên ước mơ của mình.

7/ Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niềm vui cho người khác hay chưa? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó

Học sinh có thể chia sẻ những việc em đã làm đem lại niềm vui cho người khác theo gợi ý sau:

  • Hoàn cảnh sự việc diễn ra.
  • Đó là việc gì?
  • Việc đó đã đem lại niềm vui cho ai?
  • Tâm trạng của người được em đem lại niềm vui đến như thế nào?
  • Tâm trạng của em sau khi làm việc đem lại niềm vui cho người khác ra sao?

Bài làm tham khảo

Danh ngôn có câu: “Người hạnh phúc nhất chính là người đem lại niềm vui cho nhiều người nhất”. Còn tôi, tôi cảm thấy mình chính là một người hạnh phúc bởi việc làm của tôi đã đem lại niềm vui cho người khác. Đó là hôm tôi đã giúp một em nhỏ đi lạc trở về nhà của mình. Đến giờ nghĩ lại, tôi vẫn cảm thấy tràn ngập niềm vui.

Cũng phải cách đây mấy tháng rồi, hôm đó đúng là một ngày học dài và căng thẳng. Trời đã sâm sẩm tối, tôi tự nhủ: “Ngày mai có nhiều bài tập quá, nếu không mau về nhà làm thì sẽ không kịp mất!”.. Biết vậy nên tôi rảo nhanh bước chân mà trong đầu phân vân không biết làm bài bắt đầu từ đâu. Ngoài đường, dòng xe cộ đông đúc, hối hả. Người thì muốn thật nhanh về nhà, người lại vội đi làm ca đêm. Chợt tôi nhận ra trong tiếng ồn ào nhộn nhịp đó có tiếng khóc nức nở của một đứa trẻ. Quay người lại, tôi bắt gặp hình ảnh một cậu bé độ chừng bốn, năm tuổi nước mắt giàn dụa đang gọi mẹ. Thấy vậy, tôi liền đến bên cậu bé, lấy khăn lau nước mắt cho mà hỏi:

“Em bé, em tên là gì? Mẹ em đâu? Sao em lại đi ra đường một mình thế này?”

Cậu bé vừa nói, vừa khóc nấc lên:

“Em… em theo mẹ ra chợ… Nhưng… đông người quá… em bị lạc mất mẹ rồi!”

Ra là vậy, thì ra cậu bé bị lạc mất mẹ. Tôi phải đứng hồi lâu suy nghĩ: “Có nên giúp cậu bé này tìm mẹ không nhỉ? Đó là một việc làm tốt, mình nên làm. Nhưng nếu như vậy thì mọi người ở nhà sẽ vô cùng lo lắng khi thấy mình về muộn. Rồi còn bao nhiêu bài tập mình chưa làm nữa. Nếu giúp thì mọi người lo lắng, bài tập bỏ dở, mà nếu không giúp để mặc em bé như vậy thì cũng không đành lòng. Thật khó xử”. Nhưng cuối cùng tôi vẫn quyết định giúp cậu bé đó tìm mẹ còn việc về muộn thì có thể giải thích sau. Tôi an ủi cậu bé:

“Thế này nhé, bây giờ chị sẽ giúp em tìm mẹ. Em đi theo chị, được không? Tìm thấy mẹ rồi thì không còn lo gì nữa. Ta đi nào!”

Tôi nói vậy nhưng cũng khá lo lắng, không biết làm thế nào. Bỗng tôi nhớ ra đồn công an phường ở ngay gần đó, tôi liền dẫn cậu bé đi ngay. Đến nươi, tôi thấy một người phụ nữ đang vừa khai báo một việc gì đó, vừa khóc, nét mặt hiện rõ vẻ phiền muộn, đau khổ. Thì ra cô ấy đến nhờ công an tìm giúp đứa con bị lạc. Cũng thật bất ngờ, đó chính là mẹ của cậu bé này. Cậu bé vừa thấy mẹ đã vội chạy đến ùa vào lòng mẹ. Người mẹ nét mặt rạng rỡ, xúc động khôn tả. Chú công an thường trực hỏi tôi rõ ngọn ngành xong, thay mặt đồn công an cảm ơn tôi vì việc làm này. Tôi thấy vui hơn bao giờ hết, vậy là tôi đã làm được một việc tốt, đem lại niềm vui cho người khác. Sự lo lắng về bài tập giờ không còn làm phiền tôi nữa. Tôi bước về như nhanh hơn, rộn ràng hơn. Tới nhà, mọi người đang lo lắng về tôi. Không biết vì sao tôi về muộn, lỡ xảy ra chuyện gì. Không chần chừ, tôi kể cho mọi người nghe về việc tốt tôi đã làm. Mọi người đều rất vui, bỏ qua việc tôi về muộn và còn động viên tôi nữa.

Ngày hôm đó, nhờ việc làm tốt đó mà tôi đã đem lại niềm vui cho nhiều người. Tôi thực sự vui sướng và hạnh phúc. Chỉ mong có thể làm nhiều việc tốt để đem niềm vui đến cho mọi người.

Kết luận

Tài liệu soạn bài Con muốn làm một cái cây đã được đăng tải chính xác nhất tại The POET Magazine. Các bạn học sinh truy cập ngay để có thể tham khảo đáp án một cách chính xác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet