Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương, Kết nối tri thức 7

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương (một trong những trích đoạn nổi tiếng của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển) giúp học sinh hiểu thông điệp ý nghĩa. Ở đây, tác giả mang người đọc đến với những khám phá mới lạ và đầy bất ngờ được xây dựng dựa trên trí tưởng tượng và mong muốn của ông.

Table of Contents

Trước khi đọc

The POET soạn văn Cuộc chạm trán trên đại dương trả lời những câu hỏi kích thích sự tưởng tượng và sáng tạo trong SGK. Bạn sẽ có tiền đề cần thiết để khám phá cuộc hành trình tìm hiểu đáy biển sâu của những nhân vật trong truyện.

Câu 1: Nếu là một nhà phát minh, em muốn chế tạo sản phẩm khoa học gì cho tương lai?

Công nghệ phát triển với các loại máy móc, thiết bị hiện đại hỗ trợ là điều kiện tuyệt vời để tạo ra những sản phẩm khoa học chất lượng và hữu ích. Nếu là một nhà phát minh, em muốn mình để lại cho đời một sản phẩm vĩ đại liên quan đến cuộc sống. Em ấp ủ tạo nên một thiết bị gửi tín hiệu nguy hiểm cho trẻ nhỏ với độ nhạy cao. Thiết bị này sẽ có tác dụng liên kết với những loại điện thoại, máy tính tại trạm cảnh sát, chiến sĩ công an gần đó để hiện lên cảnh báo. Trẻ em khi gặp nguy hiểm có thể gửi tín hiệu để những người gần nhất tìm đến và giải cứu ngay lập tức.

Câu 2: Các nhà khoa học nhận định rằng sự sống đầu tiên trên Trái Đất nảy sinh từ đại dương. Nhận định đó gợi cho em những suy nghĩ gì?

Có nhiều ý kiến về sự sống đầu tiên trên Trái Đất, bao gồm cả việc mầm sống nảy sinh từ đại dương. Nhận định này khiến em có cái nhìn đa dạng hơn về sự kì diệu của vũ trụ. Theo em, khởi nguồn của sự sống có thể xuất hiện ở dưới đáy biển hay trên đất liền và cần được chứng mình thêm. Bởi vốn dĩ trước khi trở thành nơi có sự sống như bây giờ, đất liền của Trái Đất đều chìm trong biển.

soạn bài cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7
Nhận định sự sống đầu tiên trên Trái Đất là từ đại dương hoàn toàn có cơ sở

Đọc văn bản

Phân tích các tác phẩm văn học lớp 7 Phần Đọc văn bản trong bài soạn văn 7 Cuộc chạm trán trên đại dương mở ra góc nhìn rộng lớn, khái quát nội dung của đoạn trích. Những câu hỏi được cung cấp cung cấp thông tin tổng quan để đi sâu vào phần phân tích.

Câu 1: Con cá thiết kình này có gì khác thường?

Sự khác thường nằm ở chỗ khi bình minh ló dạng với những tia sáng đầu tiên thì ánh điện của nó cũng phụt tắt.

Câu 2: Mũi lao đã đâm chúng vật gì?

Mũi lao được phóng lên không trung và khi đáp xuống lại trúng một vật kim loại.

Câu 3: Hình dung hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm

Soạn Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7 giúp em hình dung hình dáng bên ngoài của chiếc tàu ngầm gồm:

  • “Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi” => Cứng rắn, khó có thể nhận biết đây là động vật hay thứ gì đó.
  • Cái lưng đen bóng, nơi nhân vật đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có cây, gõ xuống kêu boong boong, được ghép bằng thép lá => Chắc chắn, có màu đen, được làm từ nguyên liệu cao cấp.
soạn bài cuộc chạm trán trên đại dương
Hình dáng của chiếc tàu ngầm được mô tả chắc chắn và cứng rắn

Câu 4: Điều em dự đoán khi đọc phần (2) của văn bản có phù hợp với điều được các nhân vật khám phá ở đây không?

Khám phá của các nhân vật nằm ngoài dự đoán của em khi đọc phần (2) của văn bản. Con cá thiết kình này có rất nhiều điều lạ lùng, khác thường, tưởng chừng như con vật đến từ xứ sở thần tiên. Tác giả đã mang người đọc đi từng bước đến sự độc đáo của con cá để mở ra cái nhìn chính xác nó là thứ gì.

Sau khi đọc

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương lớp 7 Kết nối tri thức phần Sau khi đọc mang tới những phân tích chi tiết về nội dung. Thông qua góc nhìn của nhân vật “tôi”, một thế giới công nghệ hiện đại mở ra cực kỳ lý thú.

Câu 1: Đọc phần (1) của văn bản và nêu những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

Những chi tiết trong phần (1) được tác giả sử dụng để miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá lớn gồm có:

  • “Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt” => Con cá này có thể phát ra điện rất sáng.
  • Một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét, đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.” => Con cá rất to lớn, chìm ở dưới nước và di chuyển cực kỳ mạnh để tạo ra bọt cho thấy sức nặng trong khối lượng.
  • “Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét, chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều” => Nhân vật “tôi” có những đánh giá ban đầu về con cá kỳ lạ, về kích thước lớn và sự cân đối khác thường của nó.
  • “Từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét. Giờ đây tôi mới hình dung được đôi chút về cách thở của cá thiết kình.” => Nhân vật ‘tôi” đánh giá về cách thở của con cá to lớn mình gặp.
  • “Thân nó rắn như đá, không mềm như cá voi”, “cái lưng đen bóng, nơi tôi đang đứng nhẵn thín, phẳng lì chứ không có vây”, “Gõ xuống, nó kêu boong boong, và lạ thay, nó được ghép lại bằng thép lá.” => Con cá có thân hình cứng rắn, màu đen và không có cấu tạo giống bất kì loài cá nào bình thường.

=> Con cá trong hình dung của nhân vật “tôi” rất to lớn và khác thường.

Câu 2: Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?

Không gian mà ba nhân vật được dẫn vào bên trong chiếc tàu ngầm và dưới đáy biển. Đây là một loại phương tiện di chuyển bên dưới nước cực kỳ hiện đại, được điều khiển hoàn toàn bằng điện năng khiến họ như không tin vào mắt mình. Không gian này cực kỳ xa lạ với họ, vượt qua cả tầm hiểu biết cũng như trí tưởng tượng của con người thời ấy.

Câu 3: Nhan đề Hai vạn dặm dưới biển đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào?

Khi đọc hiểu Cuộc chạm trán trên đại dương, ngay từ nhan đề em đã có thể thấy ước mơ của tác giả cũng như những người cùng thời là có thể chinh phục đại dương. Họ mong muốn được khám phá tất cả những điều bí ẩn vẫn còn tồn tại ở thế giới ánh sáng không chạm đến. Đối với Giuyn Véc-nơ, ông có niềm khao khát với kiến thức kì bí cũng như những sinh vật ở dưới lòng biển. Ước mơ này không chỉ đại diện cho tinh thần ham học hỏi, không ngừng nghiên cứu mà còn là tình yêu biển cả của một con người vĩ đại.

Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa thông qua các sản phẩm hiện đại. Thế giới dưới đại dương dần hiện ra trước mắt con người nhờ những chiếc tàu ngầm tiên tiến bậc nhất, các dụng cụ lặn, các thiết bị thám hiểm dưới đáy vực sâu. Thậm chí con người còn tạo ra những loại tàu lặn cực kỳ hiện đại để phục vụ nhu cầu giải trí, khám phá như các chuyến tham quan.

soạn văn 7 cuộc chạm trán trên đại dương
Nhan đề thể hiện được ước mơ của nhà văn và người thời đó

Câu 4: Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào?

Hình ảnh chiếc tàu ngầm thời ấy là sản phẩm sáng tạo của tác giả. Tuy nhiên, dù là tưởng tượng thì vẫn phải có cơ sở trong đó, bởi rằng khoa học chính là cái lõi của sự thực trong những câu chuyện viễn tưởng. Tác phẩm Hai vạn dặm dưới đáy biển được viết vào năm 1870 và lúc này tàu ngầm, tàu lặn đã được hình thành ở mức sơ khai. Tác giả ứng dụng công nghệ chế tạo tàu biển vào quá trình sáng tạo của mình. Thậm chí thời điểm ông viết sách thì thế giới đã có tài chạy dưới nước thô sơ với lực tạo ra từ mái chèo. Đây là những cơ sở vững chắc để Giuyn Véc-nơ phát triển óc sáng tạo của mình.

Câu 5: Nêu tác dụng của việc nhà văn đã để cho một nhà khoa học vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất.

Soạn Cuộc chạm trán trên đại dương thấy được văn bản sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật “tôi” là một nhà khoa học. Mục đích của nhà văn khi lựa chọn nhân vật này và ngôi kể này là để tăng tính chân thực cho tác phẩm. Người kể là một nhà khoa học với khao khát tìm hiểu kiến thức mức, nghiên cứu và khám phá thế giới dưới đại dương. Mỗi suy nghĩ, mỗi lời nói của ông đều thể hiện rõ nét ước mơ chinh phục biển cả như đại diện cho chính tác giả. Bên cạnh đó, lời kể từ một người có tầm hiểu biết trong lĩnh vực sẽ tạo ra các chi tiết được mô tả thông qua thuật ngữ chuyên ngành rõ hơn, truyền tải thông điệp phù hợp. Tính chân thật, thông thái, rõ ràng và cả bất ngờ, vui sướng sẽ được thể hiện tự nhiên mà không có chút gượng gạo nào.

Câu 6: Liệt kê những câu văn thể hiện tư duy lô-gic đặc trưng của truyện khoa học viễn tưởng trong đoạn kể lại những phán đoán của nhân vật giáo sư Pi-e A-rôn-nác – người kể chuyện – về chiếc tàu ngầm.

Trong đoạn trích xuất hiện nhiều câu văn thể hiện tư duy của truyện khoa học viễn tưởng qua góc nhìn và suy nghĩ của nhân vật “tôi” – Giáo sư Pi-e A-rôn-nác:

  • Khả năng suy nghĩ của tôi bỗng trở lại ngay, trí nhớ được phục hồi, tôi tỉnh hẳn là nhờ những lời nói của Nét.
  • Nhưng nếu đó là cái mai bằng xương của loài động vật thời cổ đại thì sao? Nếu vậy thì tôi phải xếp quái vật này vào loại bò sát như rùa hay cá sấu.
  • Không còn nghi ngờ gì nữa! Cái mà người ta vẫn tưởng là động vật, là quái vật, là hiện tượng kì lạ của thiên nhiên, cái đã làm cho cả giới bác học bế tắc, đã kích động óc tưởng tượng của các thuỷ thủ ở cả hai bán cầu, lại là một hiện tượng kì diệu hơn, do bàn tay con người tạo ra.
  • Việc thiên nhiên tạo ra những điều kì diệu chẳng có gì đáng ngạc nhiên.
  • Nếu đây đúng là một chiếc tàu thì nhất định phải có máy móc làm nó chuyển động và người điều khiển chứ!
  • Muốn đạt tốc độ đó cần có máy móc, muốn điều khiển máy móc, phải có thợ. Từ đó tôi kết luận rằng… chúng ta đã thoát chết!
  • Thế là tính mạng chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của những người điều khiển con tàu này!
  • Nếu họ không chế tạo dưỡng khí bằng phương pháp hoá học thì thỉnh thoảng họ cũng phải cho tàu nổi lên mặt biển để dự trữ không khí mới. Như vậy, phải có một lỗ thủng nào đó để lấy không khí vào trong tàu.

Câu 7: Đề tài của tác phẩm Hai vạn dặm dưới biển là gì? Hiện nay, đề tài đó có còn nhận được sự quan tâm đặc biệt của chúng ta nữa hay không? Vì sao?

Hai vạn dặm dưới biển đề cập đến đề tài phát triển khoa học công nghệ trong tương lai, khám phá và chinh phục thế giới đại dương. Thời điểm ra đời của tác phẩm và năm 1870, lúc đó đề tài này thực sự là không tưởng. Tàu ngầm Nau-ti-luýt vượt xa tầm hiểu biết cũng như khả năng sáng chế, chế tạo của những nhà khoa học thời đó. Chiếc tàu ngầm tối tân này có chân vịt hoạt động mạnh mẽ, có ánh điện, sử dụng điện năng mà không phải mái chèo và sức người. Phương tiện hiện đại, tiên tiến thực hiện chuyến thám hiểm không ai dám tưởng tượng ở dưới lòng biển sâu. Đây chính là một trong những đề tài khó tin nhưng cực kỳ thú vị, đúng chất của khoa học viễn tưởng mà nhiều nhà văn hướng đến. Sự mới lại và bất ngờ luôn là điều được các tác giả quan tâm để khai thác và xây dựng câu chuyện của mình.

Hiện tại, đề tài này vẫn còn nhận được sự chú ý của người đọc và cả các nhà khoa học, nhà văn khoa học viễn tưởng nhưng không đặc biệt như trước. Bởi thế giới đã vận hành rất nhanh, công nghệ xuất hiện nên những phương tiện lặn được xuống biển sâu không còn là điều không tưởng mà thực sự đã được chế tạo ra. Tuy nhiên, điểm chưa đạt được là khả năng mang theo con người lặn xuống ở những tầng sâu nhất, nơi mà ánh sáng không thể lọt vào. Thế giới kì bí, huyền diệu ở dưới đáy đại dương vẫn thôi thúc các nhà khoa học phải cải tiến tàu ngầm để có thể phục vụ công cuộc khám phá trọn vẹn.

cuộc chạm trán trên đại dương
Đề tài về công nghệ tương lai rất được yêu thích

Câu 8: Theo em, con người cần làm gì để vừa chinh phục đại dương vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường biển?

  • Quá trình chinh phục biển cả chắc chắn sẽ cần các phương tiện hiện đại được tạo nên từ nguyên liệu tự nhiên và cả nhân tạo. Vậy nên ngay từ việc sáng chế các loại thiết bị, máy móc đã cần phải quan tâm đến môi trường biển. Nguyên liệu sử dụng không nên làm ảnh hưởng đến tính chất của nước và cuộc sống của các loài sinh vật.
  • Việc khám phá thế giới đại dương phải vì mục đích nghiên cứu khoa học chứ không phải phá huỷ, tìm kiếm hay làm hại sinh vật dưới nước. Cần phải luôn có những quy định phù hợp cũng như đào tạo cẩn thận thành viên của nhóm thám hiểm hay thậm chí là du khách tham quan.
  • Hạn chế tối đa sử dụng chất độc hại để giết sinh vật biển.

=> Kết hợp kiến thức xã hội và soạn văn bản Cuộc chạm trán trên đại dương em nhận ra rằng ý thức con người chính là yếu tố quan trọng nhất.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) kể tiếp (theo tưởng tượng của em) về sự kiện diễn ra sau tình huống nhân vật “tôi”, Công-xây và Nét Len bị kéo vào bên trong con tàu ngầm.

Công-xây, Nét Len và tôi bị tám người lực lưỡng đưa vào một cái khoang chật chội và phải ngồi đó trong suốt nhiều tiếng đồng hồ. Tôi cảm nhận được chiếc tàu ngầm này lặn xuống đáy biển rồi lại nổi lên định kì, chắc là vì họ cần lấy không khí. Khi ở dưới nước, thông qua cửa sổ ngay sau lưng tôi có thể thấy được sự sống của các loài sinh vật chưa bao giờ biết trong đời. Chao ôi, dù đang bị bắt cóc nhưng với tôi đây vẫn là một đặc ân để tôi vừa được ngồi trong chiếc tàu hiện đại vừa ngắm nhìn thế giới bí ẩn này. Những hình ảnh mà tôi nhìn thấy chắc chắn sẽ in mãi trong tâm trí đến khi tôi lìa xa cõi đời.

Kết luận

Soạn bài Cuộc chạm trán trên đại dương giúp học sinh tiếp cận thế giới thần kì. Đoạn trích tái hiện phần nào ước mơ chinh phục biển cả của nhà văn khoa học viễn tưởng Giuyn Véc-nơ.

Ông thực sự đã mở ra thế giới kỳ bí, huyền ảo đậm nét trong mắt người đọc và tạo ra sự kích thích ham học hỏi cho học sinh.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *