Soạn bài Đại nam quốc sử diễn ca, trả lời đọc hiểu Ngữ văn 8
Soạn bài Đại Nam quốc sử diễn ca theo chương trình Ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp học sinh “mổ xẻ” được nhiều vấn đề. Bạn có thể giải đáp tất cả các câu hỏi được đề cập trong sách giáo khoa và cảm nhận sâu hơn về tác phẩm.
Suy ngẫm và phản hồi về ngữ văn 8 Đại nam quốc sử diễn ca
Việc soạn văn 8 Đại nam quốc sử diễn ca giúp học sinh hiểu hơn về tác phẩm. Thông qua phần suy ngẫm và phản hồi trong sách văn lớp 8, bạn tìm hiểu sơ lược về tác phẩm, so sánh Phù Đổng thiên Vương với Thánh Gióng và phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng.
Giới thiệu sơ lược về Đại nam quốc sử diễn ca:
Đại nam quốc sử diễn ca là một áng văn chương viết theo thể lục bát, ghi chép về lịch sử Đại Việt từ thời Kinh Dương và họ Hồng Bàng đến hết nhà Tây Sơn. Ban đầu, tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm dưới thời vua Tự Đức thứ 23 năm 1870 (Canh ngọ). Do hai tác giả là Lê Ngô Cát (Chính) và Trương Phúc Hào (Phụ) phụ trách biên soạn thành 1887 câu lục bát (3774 dòng). Sau được án sát tỉnh Bình Định – Phạm Đình Toái sửa lại còn 1027 câu. Trong đó, nguyên tác: 396 câu; đổi mới 631 câu.
Câu 1: Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
Trong nội dung soạn Đại nam quốc sử diễn ca, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết và Phù Đổng Thiên Vương có những đặc điểm tương đồng, khác biệt thể hiện qua bảng:
Nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng | Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong Đại nam quốc sử diễn ca | |
Điểm khác biệt | – Không gian – thời gian
– Sự ra đời và lớn lên của Thánh Gióng. – Thánh Gióng đánh giặc và chiến thắng. – Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời. – Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng. |
– Tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa (gươm vàng, áo nhung, cờ đào,…)
– Đồng thời cũng lược bỏ nhiều chi tiết, sự kiện quan trọng về nhân vật Thánh Gióng như: sự ra đời kì lạ, dân làng nuôi Gióng lớn lên,…) |
Điểm tương đồng | – Hai tác phẩm đều nói về bối cảnh không gian (làng Phù Đổng); thời gian (thời Hùng Vương thứ Sáu).
– Hai tác phẩm đều ca ngợi nhân vật Thánh Gióng, người anh hùng dân tộc: Thánh Gióng là biểu tượng cho sức mạnh của nhân dân, của tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm, ý thức bảo vệ dân tộc. |
Câu 2: Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn “diễn ca” Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.
Trong lịch sử đánh giặc ngoại xâm, giữ gìn đất nước, Việt Nam có nhiều cuộc khởi nghĩa, kháng chiến anh dũng, tiêu biểu chống giặc ngoại xâm, giữ gìn và thống nhất đất nước, trong đó nổi bật là cuộc khởi nghĩa oanh liệt của Hai Bà Trưng. Có rất nhiều sử sách ca ngợi Hai Bà Trưng, đặc biệt qua đoạn diễn ca Hai Bà Trưng dựng nền độc lập của Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái đã thể hiện rất rõ phẩm chất anh hùng của Hai Bà:
Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên kinh thành.
Dù phận gái “liễu yếu đào tơ” nhưng Hai Bà Trưng ra trận đánh “nhẹ nhàng như không” qua chi tiết Hồng quần nhẹ bước chinh yên để lập nên những kì tích, chiến công oanh liệt. Chẳng mấy chốc, Hai Bà Trưng đánh tan đội quân xâm lược do Tô Định cầm đầu, mang lại bình yên và vẹn toàn cho đất nước.
Qua áng văn diễn ca Hai Bà Trưng dựng nền độc lập của Lê Ngô Cát – Phạm Đình Toái, hình ảnh Hai Bà Trưng đã thể hiện được rất rõ những phẩm chất anh hùng. Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ra; thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” trong những năm 40 sau Công Nguyên.
Câu 3: Từ các văn bản đã học, đã đọc, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của việc hiểu biết về lịch sử dân tộc?
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói đó của Người cho thấy, việc hiểu biết về lịch sử dân tộc không chỉ để cho mọi người nhận biết rõ cội nguồn của mình, mà còn để bồi bổ, giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí tự tôn, tự hào dân tộc. Tri thức lịch sử dân tộc có vai trò rất lớn của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và nhân loại. Nhờ tri thức lịch sử, con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm từ quá khứ để phục vụ cho cuộc sống hiện tại và dự đoán tương lai. Hiểu biết về lịch sử là những yếu tố quan trọng tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó.
Soạn văn Đại nam quốc sử diễn ca mở rộng một số vấn đề khác
Học sinh đọc kết nối chủ điểm Đại nam quốc sử diễn ca để trả lời các câu hỏi có liên quan đến tác phẩm. Qua đó, bạn tìm hiểu được thêm nhiều nội dung thú vị và khám phá sâu hơn về tác phẩm.
1/ Tác giả tác phẩm Đại nam quốc sử diễn ca là ai?
Tác giả ban đầu của Đại nam quốc sử diễn ca là Lê Ngô Cát, quê quán ở Hà Nội. Ông đậu cử nhân năm Mậu Thân 1848, làm việc trong Quốc sử Quán. Tác giả cũng có thời gian làm việc tại quan án sát tỉnh Cao Bằng.
Người chỉnh sửa tác phẩm là Phạm Đình Toái, quê quán Nghệ An. Ông đỗ cử nhân vào năm 1843 và làm án sát tỉnh Bình Định. Sau khi thang đến Hồng Lô Tự khanh, ông là chức trưởng quan của Hồng Lô Tự của nhà Nguyễn. Nhiệm vụ chính của Phạm Đình Toái chính là lo việc nghi lễ trong các khoa thi cử xứng danh yết bảng.
Xem thêm:
- Hướng dẫn soạn văn Bến Nhà Rồng năm ấy, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị soạn bài Bạn đến chơi nhà đầy đủ theo chương trình văn 8 mới
Kết luận
Đại nam quốc sử diễn ca được The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org) liệt kê rất nhiều câu hỏi để học sinh hoàn thành bài soạn chi tiết nhất. Nhờ những yếu tố này, nội dung của văn bản được làm rõ, bạn sẽ có những cảm nhận sâu sắc về tác phẩm.