Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây – Ngữ văn lớp 10
Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây là cách giúp học sinh hiểu rõ những kiến thức về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm trích trong SGK ngữ văn 10 . Truyện kể về cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Qua đó, đề cao hình tượng người anh hùng trọng danh dự.
Soạn văn 10 Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây phần trước khi đọc
Hãy nhớ lại một vài nhân vật lịch sử hoặc nhân vật văn học thường được mọi người gọi là anh hùng và cho biết: do đâu mà họ được tôn xưng như thế?
Nhân vật thường được mọi người gọi là anh hùng bao gồm: Thánh Gióng, vua Quang Trung, Hai Bà Trưng,… Họ là những người có công lớn trong việc bảo vệ đất nước và nhân dân. Họ được người đời quý mến và kính trọng nên tôn xưng là anh hùng.
Soạn văn Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây phần đọc văn bản
Giải đáp chi tiết các câu hỏi phần đọc văn bản trong sách giáo khoa để chuẩn bị soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm vững được nội dung từng phần. Từ đó, có thể dễ dàng đọc hiểu trọng tâm tác phẩm.
1/ Lời văn ở đoạn này gần với truyện hay với kịch?
Lời văn ở đoạn này gần với kịch. Bởi đây là cuộc hội thoại giữa hai nhân vật chính và có sự phân chia rõ ràng. Ngoài ra, từ ngữ trong đoạn này đều dùng để đặc tả đặc điểm riêng của từng nhân vật.
2/ Lưu ý những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn. Những hình ảnh đó có điểm gì độc đáo?
Những hình ảnh được sử dụng để miêu tả Đăm Săn đều mang yếu tố kì ảo nhằm nhấn mạnh sức mạnh lớn lao và kỳ vĩ của người anh hùng. Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh thiên nhiên để miêu tả hành động của Đăm Săn cũng làm nổi bật hình tượng người dân núi rừng Tây Nguyên nhanh nhẹn.
3/ Chú ý sự xuất hiện của cụm từ “bà con xem…” và ý nghĩa, tác dụng của nó trong lời kể.
Cụm từ “bà con xem…” giúp câu chuyện trở nên gần gũi và thân thiện hơn. Qua đó thể hiện thái độ tôn trọng người đọc và làm tăng mức độ tập trung của độc giả về những điều sắp được nói đến.
4/ Cảnh tiệc tùng trong đoạn này được miêu tả qua lời của ai? Điều đó giúp ích gì trong việc thể hiện hình tượng nhân vật Đăm Săn?
Cảnh tiệc tùng trong đoạn văn được miêu tả qua lời của người dân trong làng. Những chi tiết về hình tượng nhân vật Đăm Săn được thể hiện một cách khách quan và chân thực. Điều này cho ta thấy Đăm Săn trong mắt dân làng là một vị tù trưởng mạnh mẽ và được yêu quý.
5/ Việc miêu tả ngoại hình nhân vật Đăm Săn có gì khác thường và có tác dụng như thế nào?
Ngoại hình nhân vật Đăm Săn được miêu tả vượt xa khả năng của những người thường. Đăm Săn sở hữu cơ thể cường tráng bao gồm “bắp chân chàng to bằng cây xà ngang, bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang với voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy”.
Tại đây sử dụng biện pháp so sánh và nói quá để làm nổi bật lên ngoại hình mạnh mẽ và phi thường của nhân vật Đăm Săn. Đồng thời thể hiện thái độ ca ngợi người anh hùng cường tráng.
Soạn tác phẩm Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây phần sau khi đọc
The POET Magazine trả lời câu hỏi phần sau khi đọc của tác phẩm giúp học sinh củng cố kiến thức. Từ đó nắm vững nội dung và không gian thời gian Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây để làm bài phân tích dễ dàng hơn.
1/ Tóm tắt các sự kiện chính trong văn bản trên.
Các sự kiện chính trong văn bản trên theo thứ tự như sau:
- Tù trưởng Mtao Mxây tìm cách bắt vợ Đăm Săn – Hơ Nhị về làm vợ mình vì ghen tị với Đăm Săn.
- Đăm Săn đến nhà Mtao Mxây đòi vợ và đưa ra lời thách đấu.
- Hai người diễn ra cuộc chiến rất quyết liệt. Mtao Mxây tỏ ra run sợ trước sự bản lĩnh của Đăm Săn.
- Mtao Mxây bảo Hơ Nhị quăng cho miếng trầu khi đã thấm mệt nhưng lại bị Đăm Săn đớp được, sức mạnh của chàng càng tăng lên.
- Đăm Săn dù đã đâm trúng Mtao Mxây nhưng giáp của hắn không thủng. Lúc này chàng mộng thấy ông Trời chỉ có cách ném cái chày mòn vào tai kẻ địch.
- Đăm Săn làm theo và đâm hắn một nhát chí mạng. Cuối cùng chàng đã hạ gục được kẻ thù khiến cho quân địch cũng phải bái phục.
- Sau khi giành được chiến thắng, chàng cùng quân lính trở về buôn làng ăn mừng.
2/ Đăm Săn đã gặp khó khăn gì vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây? Nhờ đâu mà chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng?
Đăm Săn dù đã cố hết sức đến thấm mệt nhưng vẫn không đâm thủng được đùi của Mtao Mxây. Chàng vừa chạy vừa ngủ mộng thấy ông Trời chỉ cho cách nắm cái chày mòn vào tai Mtao Mxây. Chàng làm theo và giành thắng lợi.
3/ Đăm Săn và Mtao Mxây đều là những từ trưởng tài giỏi, nhưng văn bản trên đã cho thấy, người xứng đáng được xem là anh hùng của cộng đồng chỉ có thể là Đăm Săn. Hãy so sánh hai nhân vật để làm rõ điều đó.
Đặc điểm | Đăm Săn | Mtao Mxây |
Lời nói, ngôn ngữ | Điềm tĩnh, mạnh mẽ và bản lĩnh: “Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”. | Lúc đầu ngạo nghễ và coi thường: “Tay ta còn đang bận ôm vợ hai chúng ta ở trên nhà này cơ mà”.
Lúc sau thể hiện sự hèn nhát: “Ta sợ ngươi đâm ta khi ta đang đi lắm”. |
Hành động | Dứt khoát, thể hiện được uy lực và sự mạnh mẽ. | Múa khiên nhưng hoàn toàn kém cỏi, lộ rõ vẻ kiêu ngạo. |
Ngoại hình | Ngoại hình của Đăm Săn được miêu tả “vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”, | Dữ tợn như một vị thần. |
4/ Trong sử thi, lời nói của nhân vật thường góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách, vị thế xã hội của mình. Hãy chọn và phân tích một số lời thoại của Đăm Săn trong văn bản trên để làm rõ điều đó.
Một số lời nói của Đăm Săn trong văn bản:
“Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách ngươi đọ đao với ta đấy”. Câu nói này bộc lộ sự bản lĩnh và mạnh mẽ của Đăm Săn khi đứng ra thách đấu với Mtao Mxây. Từ đó, ta có thể thấy Đăm Săn là một người thẳng thắn và chính trực.
“Sao ta lại đâm ngươi khi đang đi xuống nhỉ? Ngươi xem, đến cả con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là”. Qua câu nói này, một lần nữa khẳng định Đăm Săn là người chính trực. Chàng nhắc đến con lợn nái cũng là để mỉa mai Mtao Mxây. Qua những chi tiết trên, ta có thể thấy Đăm Săn là một vị anh hùng bản lĩnh và thông minh.
5/ Cho biết: a. Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản; nhận xét về ngôn ngữ sử thi.
Tác dụng của lối nói quá và cách ví von trong văn bản nhằm để miêu tả nhân vật, đặc biệt là những vị anh hùng. Cách nói này cũng được sử dụng nhiều trong tác phẩm sử thi. Tác giả thường sử dụng hình ảnh vĩ đại và kì ảo để làm nổi bật hình tượng người anh hùng. Ngoài ra, phần lớn các ngôn ngữ sử thi của một số vùng đều thể hiện sự mộc mạc và hào sảng.
- Cụm từ “bà con xem…” trong văn bản trên là lời của ai hướng đến ai? Theo bạn, việc sử dụng những cụm từ như thế trong văn bản sử thi có tác dụng gì?
Cụm từ “bà con xem…” là lời nói của người dân trong làng hướng đến nhân vật trong văn bản và cả người đọc. Việc sử dụng những cụm từ như thế có tác dụng thu hút sự chú ý của độc giả. Qua đó, thể hiện sự gần gũi và tăng tương tác với người đọc.
6/ Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản gợi cho bạn suy nghĩ gì về phong tục và không khí hội hè của người Ê-đê?
Cảnh tiệc tùng và hình ảnh Đăm Săn ở nửa sau của văn bản cho ta thấy không khí hội hè của người Ê-đê rất náo nhiệt. Họ tập trung về một nơi, đánh chiên và ăn mừng cùng nhau trong thời gian vài ngày. Có thể thấy được rằng, không khí lễ hội ấy thể hiện sự gắn kết lâu đời của người dân Ê-đê.
7/ Có người cho rằng văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây có đủ yếu tố của truyện, kịch và thơ. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Em đồng ý với nhận định trên. Bởi ngôn ngữ trong văn bản trên và các tác phẩm sử thi nói chung đều ngôn ngữ kịch và có sự phóng đại. Ngoài ra, lời thoại đều được phân chia theo từng nhân vật. Yếu tố truyện được thể hiện qua nội dung cốt truyện rõ ràng là cuộc chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây. Chất thơ trong văn bản là những câu văn có vần và nhịp điệu “Chàng múa trên cao, gió như bão. Chàng múa dưới thấp, gió như lốc”. Không chỉ vậy, hình ảnh ăn mừng chiến thắng cũng được miêu tả một cách cường điệu đậm chất thơ ca.
Xem thêm:
- Văn bản Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxay Chân trời sáng tạo: Thông tin tác phẩm, nội dung, tóm tắt
- Soạn bài Gặp xa-rip và Xi-la (Sử thi Hy Lạp), trả lời câu hỏi đọc hiểu
Kết luận
Soạn bài Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây chi tiết không chỉ giúp học sinh hiểu về tác phẩm. Tham khảo những thông tin trên còn là cách đơn giản để phân tích những yếu tố nghệ thuật trong bài.