Soạn bài Đánh thức trầu, Chân trời sáng tạo lớp 6
Học sinh tìm hiểu và soạn bài Đánh thức trầu, bộ sách Chân trời sáng tạo. Các thông tin hướng dẫn trả lời câu hỏi sẽ được The POET cập nhật chính xác nhất.
1/ Soạn văn bài Đánh thức trầu – Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dường như không chỉ tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Các chi tiết nào cho em biết như vậy?
Khi “đánh thức trầu”, cậu bé dương như không tin rằng trầu có thể nghe được điều mình nói mà còn muốn trầu nhìn thấy mình nữa. Điều đó được thể hiện qua đoạn thơ:
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé.
Trong đoạn thơ, cậu bé đã gọi trầu tỉnh giấc và muốn trầu “mở mắt xanh ra”, để nhìn mình.
2/ Cách xưng hô “mày”, “tao” và việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” (“Đã ngủ rồi hả trầu?”, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại!”, “Đã dậy chưa trầu?”) ở đầu mỗi đoạn thơ thể hiện tình cảm thế nào giữa cậu bé với cây trầu?
Cách xưng hô “mày”, “tao” giữa nhân vật “tôi” đối với cây trầu là cách xưng hô thật thân mật, gần gũi, cho thấy cậu bé (nhân vật “tôi”) coi trầu như một người bạn của mình,
Việc lặp lại các lời “đánh thức trầu” (“Đã ngủ rồi hả trầu?”, “Trầu ơi, hãy tỉnh lại!”, “Đã dậy chưa hả trầu?”) ở đầu mỗi đoạn thơ càng thể hiện rõ tình cảm thân thiết của cậu bé với trầu.
3/ Soạn bài Đánh thức trầu chân trời sáng tạo – Theo em, vì sao mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng như bà và mẹ mình, phải gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mới xin “hái vài lá”? Điều này cho thấy cách đối xử với cây cối trong vườn của người dân quê như thế nào?
Mỗi khi muốn hái trầu vào ban đêm, cậu bé cũng như bà và mẹ mình, đều pahri gọi cho trầu tỉnh ngủ rồi mưới xin “hái vài lá”, bởi vì: trong quan niệm dân gian, không nên hái trầu vào ban đêm, lúc đó trầu đang ngủ, nếu hái dễ bị lụi (chết) cây. Do đó phải đánh thức trầu, nói rõ lí do, phải hát rất nhẹ nhàng và chỉ hái vài lá đủ dùng.
Điều này cho thấy người dân quê rất trân trọng cây cối, đối xử với cây cối bình đẳng như với con người, có cảm xúc, suy nghĩ, tâm hồn giống như con người.
4/ Đọc hiểu Đánh thức trầu – Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em nghĩ thế nào về quan niệm: “Con người là chúa tể của muôn loài”?
Từ câu hát của người bà “Trẩu trẩu trầu trầu/ Mày làm chúa tao/ Tao làm chúa mày”… cũng như lời “đánh thức trầu” của cậu bé trong bài thơ, em hiểu rõ hơn quan niệm “Con người là chúa tể của muôn loài”:
Em thấy đây là một quan niệm phiến diện, không xác đáng. Bởi vì: con người và loài vật đều là những sinh nhật sống trên trái đất, nên đối xử với nhau như những người bạn, cùng chung sống. Muôn loài, dù là cỏ cây, hoa lá, động vật cũng đều có suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của riêng nó. Con người nên đối xử tôn trọng, bình đẳng, thân thiết và hòa mình cùng với muôn loài.
Xem thêm:
- Soạn văn 6 Một năm ở Tiểu học, chương trình Chân trời sáng tạo
- Hướng dẫn soạn bài Gió lạnh đầu mùa, tác giả Thạch Lam
- Chuẩn bị soạn Tuổi thơ tôi, trả lời câu hỏi đọc hiểu ngắn gọn
Kết luận
Hướng dẫn trả lời câu hỏi và soạn bài Đánh thức trầu theo chương trình Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo đã được đăng tải chính xác tại The POET Magazine. Các bạn học sinh theo dõi và chuẩn bị bài đầy đủ để hỗ trợ tốt nhất cho buổi học.