Soạn bài Đất rừng phương nam, lớp 11 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Đất rừng phương nam theo thepoetmagazine.org giúp bạn hiểu và tiếp thu kiến thức bài giảng một cách dễ dàng hơn. Mỗi câu hỏi đều được hướng dẫn giải đáp đầy đủ và chi tiết.
Trước khi đọc
Để phần đọc hiểu Đất rừng phương Nam (Văn lớp 10) hiệu quả hơn, bạn nên bắt đầu giải đáp những câu hỏi cơ bản sau:
Câu 1: Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỷ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.
Thiên nhiên Nam Bộ cách đây gần một thế kỷ mang vẻ đẹp hoang sơ, mộc mà và trù phú. Cuộc sống con người nơi đây bình dị, phóng thoáng và mến khách.
Câu 2: Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?
Với nhan đề của tác phẩm, câu chuyện được tác giả khắc họa có thể là cuộc sống của con người Nam bộ gắn liền với thiên nhiên, với rừng và hệ động thực vật nơi đây.
Trong khi đọc
Trả lời 5 câu hỏi trong khi đọc là yêu cầu trong phần soạn bài Đất rừng phương nam lớp 11 Chân trời sáng tạo.
Câu 1: Bạn hiểu thế nào là “ăn ong”?
Ăn ong là hình thức khai thác mật ong truyền thống. Người làm nghề sẽ gác cây kèo rừng để ong về tự làm tổ.
Câu 2: Chú ý lời thoại và tính cách hai nhân vật An và Cò.
An và Cò có nhiều điểm khác biệt. Mỗi nhân vật đều mang một đặc điểm tích cách riêng biệt:
- Cò là một người bộc trực, tốt bụng, là người dân bản địa nên đôi khi có chút “lên mặt” lấn át An.
- An là người biết quan sát và tinh tế.
Câu 3: Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?
Việc làm kèo ong được mô tả thông qua góc nhìn của má nuôi của An.
Câu 4: Vì sao tía nuôi khuyên An “không nên giết ong”?
Tía nuôi khuyên An không nên giết ong vì các lý do sâu đây:
- Có nhiều cách để đuổi ong đi, không nhất thiết phải giết chúng
- Giết ong có thể gây ra nguy hiểm cho An
- Ong là nguồn sống của người làm nghề “ăn ong”, là người bạn thiên nhiên quan trọng của con người
Câu 5: Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?
Trên thế giới, có nhiều cách nuôi ong, lấy mật mật ong. Thế nhưng, không có nơi nào có hình thức đặc biệt như ở vùng U Minh. Việc dùng nhánh kèo nuôi ong tự nhiên khiến An tò mò và thích thú.
Sau khi đọc
Sau khi đọc tác phẩm, bạn cần thực hiện trả lời 7 câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên.
Đất rừng phương nam kể về hành trình cùng tía đi lấy mật của hai cậu bé An và Cò. Trên đường đi, An cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, trù phú với đàn ong, đàn chim,… Tía và Cò chỉ cho An những đàn ong mật và dạy cậu cách thu hoạch đầy thú vị. Chẳng may, Cò bị ong đốt. Tía đã dùng vôi bôi lên vết đốt và từ từ đuổi đàn ong đi xa. Trong bữa cơm, họ nói chuyện vui vẻ và dự định sẽ mang một gùi to hơn để lấy được nhiều mật vào ngày hôm sau. An trầm ngâm suy nghĩ về các hình thức nuôi ong trên thế giới, nhưng không có nơi nào có cách thức độc đáo như tại rừng U Minh.
Câu 2: Quanh câu chuyện “đi lấy mật”, cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?
Cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam được tái hiện qua điểm nhìn của nhiều nhân vật khác. Có lúc, chúng được cảm nhận qua nhân vật An – một người xa lạ, đôi khi là điểm nhìn của Cò, tía và má nuôi – những người bản địa gắn bó với vùng đất rừng U Minh.
=> Góc nhìn được mở rộng, linh hoạt và đem lại những cảm nhận chân thực nhất cho người đọc. Cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam mộc mạc, giản dị và chan hòa.
Điểm nhìn của An là quan trọng nhất trong câu chuyện. Vì An là người kể chuyện chủ yếu và là người trải nghiệm trực tiếp hành trình khám phá vùng đất Nam Bộ.
Câu 3: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?
Lời đối thoại của An với Cò, tía và má nuôi giúp câu chuyện trở nên chân thật hơn. Từ đó, tính cách của từng nhân vật được khắc họa rõ nét hơn. Người đọc có thể dễ dàng cảm nhận được tính cách con người và cuộc sống nhiều nét riêng biệt nơi đây.
Câu 4: Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.
Trong tác phẩm Đất rừng phương nam có đoạn văn như sau:
“Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da lưng luôn luôn biến đổi từ xanh hóa vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hóa tím xanh… Con Luốc động đậy cánh mũi, rón rén mò tới. Nghe động tiếng chân con chó săn nguy hiểm, những con vật thuộc loại bò sát bốn chân, to hơn ngón chân cái kia, liền quật chiếc đuôi dài chạy tứ tán. Con núp chỗ gốc cây thì biến thành màu xám vỏ cây. Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái”.
Phân tích đoạn trích nêu trên: Đoạn văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và miêu tả:
- Yếu tố tự sự: Hoạt động của từng loài động vật được kể chi tiết
- Yếu tố miêu tả: Hình ảnh của từng loài động vật được miêu tả chi tiết và sinh động
=> Rừng U Minh hiện lên với đa dạng loài động thực vật. Thiên nhiên tươi đẹp, trù phú và sinh động.
Câu 5: Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.
Chủ đề của tác phẩm Đất rừng phương nam là công việc “ăn ong” của người dân Nam bộ.
Một số căn cứ để xác định: Việc nuôi ong, làm tổ, lấy mật được đề cập xuyên suốt trong tác phẩm.
Câu 6: Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
Điểm tương đồng giữa An và Cò: độ tuổi xấp xỉ nhau, trẻ con, thơ ngây, tốt bụng và nghe lời tía má
ĐIểm khác biệt giữa An và Cò:
- An: Là người giỏi quan sát, nhạy cảm và có chiều sâu
- Cò: Bộc trực, thẳng thắn và tốt tính
=> Mỗi nhân vật có một tính cách riêng biệt. Nhưng nhìn chung, họ đều là đại diện cho những người dân Nam bộ giản dị, thẳng thắn và sâu sắc.
Câu 7: Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?
Câu chuyện đi lấy mật không đơn thuần chỉ là một câu chuyện về hành trình làm việc của người Nam Bộ. Đó còn là một bức tranh chân thực về cuộc sống muôn màu muôn sắc với nhiều điểm đặc trưng:
- Thiên nhiên với vẻ đẹp hoang sơ, động thực vật phong phú và tươi tốt
- Con người Nam bộ bộc trực, phóng thoáng và giàu tình cảm.
- Cuộc sống diễn ra êm đềm, bình dị và gắn bó với thiên nhiên.
Kết luận
Soạn bài Đất rừng phương nam giúp bạn cảm nhận được cuộc sống và thiên nhiên tươi đẹp tại vùng đất Nam bộ. Tham khảo lời giải đáp để dễ dàng nắm bắt được nội dung chính của tác phẩm.
XEM THÊM:
- Soạn bài Thu hứng sách giáo khoa Ngữ văn 10
- Soạn văn bài Mùa xuân chín Kết nối tri thức lớp 10
- Trả lời câu hỏi Bản hòa âm ngôn từ trong tiếng thu của Lưu Trọng Lư chi tiết