Soạn bài “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất, lớp 8
Soạn bài “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất, học sinh như cảm nhận được sự bất ngờ, có phần hoảng hốt và sự tự trách của tác giả. Văn bản mang theo lời khẳng định của tác giả về tương lai, về sự nỗ lực của bản thân và cả mọi người xung quanh.
Theo dõi trang phân tích văn học The POET Magazine để cập nhật hướng dẫn, giải đáp thắc mắc về đọc hiểu văn bản trong chương trình trung học.
1. Thông điệp chính của văn bản “Dấu chân sinh thái của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất”.
– Thông điệp chính khi soạn văn 8 “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất học sinh cần nắm: Chỉ số về tác động xã hội đến môi trường đang ngày càng cao, dấu chân sinh thái của hầu hết mọi người đều vượt ngưỡng cho phép, do đó con người cần thức tỉnh và thân ái hơn với Trái Đất, với mẹ Thiên Nhiên và với nhau.
2. Làm rõ cách triển khai thông tin văn bản:
Đọc hiểu “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất xác định cách triển khai thông tin trong văn bản như sau:
So sánh, đối chiếu dấu chân sinh thái của người viết với người khác; chỉ số môi trường và trong thời điểm diễn ra Covid 19; giữa hiện tại và trước chiến tranh thế giới thứ 2; giữa các địa điểm khác nhau trên Trái Đất.
3. Tìm hiểu khái niệm “dấu chân sinh thái” của mỗi người và thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân theo những chỉ dẫn trong văn bản.
Soạn “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất lớp 8 Kết nối tri thức mang đến khái niệm “dấu chân sinh thái” của mỗi người cụ thể:
– “Dấu chân sinh thái là một thước đo nhu cầu về các diện tích đất, nước có khả năng + suất sinh học cần thiết để cung cấp thực phẩm, gỗ cho con người, bề mặt xây dựng những cơ sở hạ tầng, diện tích hấp thụ CO2, khả năng chứa đựng và đồng hóa chất thải” Khái niệm này đã được xây dựng và phát triển từ những năm 1990 do nhóm các nhà khoa học trường đại học British Columbia là: William E. Rees và Mathis Wackernagel tiến hành.
– Trái đất – hành tinh sống, là nơi cung cấp đầy đủ các điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tâm tại và phát triển của con người. Con người cần ăn, mặc, đi lại, giao tiếp, giải trí… tất cả chi. Tuy nhiên, trong số 51 tỷ ha diện tích bề mặt, trái đất chỉ có thể cung cấp cho con người 18% diện tích có khả năng tạo năng suất sinh học để thỏa mãn những nhu cầu trên.
– Điều chúng ta cần là một chuẩn mực để đánh giá và định hướng nhu cầu của con người, điều này giúp ta xác định được “điểm ngưỡng nhu cầu” – mức nhu cầu con người được thỏa mãn mà không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Phương pháp “Dấu chân sinh tấn được sử dụng như một công cụ để so sánh nhu cầu của con người với Sức tải sinh học – khả năng tái tạo tài nguyên và hấp thu chất thải của Trái đất, bằng cách chuyển đổi các diện tích có khả năng cung cấp năng suất sinh học sang đơn vị chuẩn hecta toàn cầu (gha).
– Phương pháp Dấu chân xác định hai phần: trữ lượng sinh thái (diện tích cho năng suất sinh học) và nhu cầu con người. Theo đó, trữ lượng sinh thái được tính cho sáu kiểu diện tích:
- Đất trồng trọt (Cropland): là diện tích được sử dụng cho canh tác để thu lương thực, thức ăn gia súc và sợi bông, gồm 70 loại diện tích sơ cấp và 15 loại diện tích thứ cấp.
- Đất chăn nuôi (Grazing land): là diện tích được dùng để chăn nuôi động vật để lấy thịt, da, len và sữa, gồm đồng cỏ tự nhiên và bán tự nhiên.
- Rừng: gồm rừng tự nhiên và rừng trồng để thu gỗ nhiên liệu, gỗ tròn.
- Mặt nước thủy sản: là diện tích cung cấp thủy sản nước ngọt và nước biển, bao gồm 8 loại cá, động vật thủy sinh và 1 loại thực vật thủy sinh.
- Đất xây dựng: là diện tích được sử dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng: nhà ở, khu công nghiệp, nhà máy điện,…
- Đất năng lượng hay “đất cacbon”: là diện tích đất hoặc đại dương cần để hấp thu phát thải CO2 từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch.
Và, nhu cầu con người sẽ là tổng các sản phẩm mà 6 kiểu diện tích trên cung cấp thỏa mãn. Năm 2003, Dấu chân sinh thái toàn cầu là 14,1 tỷ gha, tương đương với 2,2 gha/người, trong khi đó, Sức tải sinh học là 1,8gha/người.
– Dấu chân sinh thái được tính cho hơn 150 quốc gia trên thế giới, trong đó, tiêu thụ của mỗi quốc gia được tính bằng lượng sản phẩm sản xuất cộng với (+) lượng sản phẩm nhập khẩu, sau đó trừ đi (-) lượng sản phẩm xuất khẩu. Một quốc gia sẽ có “dự trữ sinh thái” nếu Dấu chân sinh thái nhỏ hơn Sức tải sinh học, ngược lại, nó sẽ ở sinh thái”. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đang ở trong tình trạng thâm hụt sinh thái.
– Thực hành đo “dấu chân sinh thái” của bản thân theo những chỉ dẫn trong văn bản.
Kết luận
Soạn bài “Dấu chân sinh thái” của mỗi người và thông điệp từ Trái Đất mang tới thông điệp là những cảnh báo về việc bảo vệ môi trường. Để cải thiện tình trạng hiện tại mỗi bản thân con người đều phải tự ý thức thay đổi. Tham khảo thêm các bài soạn văn 8 tập 2 chi tiết để chuẩn bị tốt cho môn học.
XEM THÊM:
- Soạn văn bài Thu điếu của tác giả Nguyễn Khuyến
- Đọc hiểu Thiên Trường vãn vọng trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi Ca Huế trên sông Hương (tác giả Hà Ánh Minh)