Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống – Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống bám sát chương trình ngữ văn lớp 8 tập 2 giúp bạn đọc dễ dàng tiếp thu một cách nhanh chóng. Học tập có chủ đích và nắm vững kiến thức trọng tâm bằng cách tham khảo những đáp án gợi ý được tổng hợp chi tiết.

Chuẩn bị đọc

Đề đền Sầm Nghi Đống đọc hiểu bắt đầu với câu hỏi liên quan đến cảm nhận về các ngôi đền.Bạn có thể theo dõi hướng dẫn trả lời các vấn đề được đặt ra trong sách ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo tại đây.

đề đền sầm nghi đống đọc hiểu
Câu hỏi trong phần chuẩn bị đọc tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống

Câu 1: Theo em, khi đến những ngôi đền người thường có thái độ như thế nào?

Đền thờ là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị thần hoặc một danh nhân quá cố. Nhiều đền thờ dành cho các thần thánh trong tôn giáo hoặc tín ngưỡng địa phương. Nhiều đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của một anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương mà được dựng lên theo truyền thuyết dân gian.

Ở Việt Nam có nhiều đền thờ nổi tiếng: đền Hùng, đền Mẫu Âu Cơ, đền Sóc, đền Hát Môn, đền Nội Bình Đà, đền Và, đền Phù Đổng, đền Lý Quốc Sư, Thăng Long tứ trấn, đền Ngọc Sơn, đền Dạ Trạch, đền Kiếp Bạc, đền Lý Bát Đế, đền Trần, đền Cửa Ông, đền Vua Đinh, đền Vua Lê, đền Thánh Nguyễn, đền Bà Triệu, đền Cuông, đền Tây Sơn Tam Kiệt, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền thờ Mạc Cửu,…

Khi đến đền (và các công trình văn hoá tâm linh như điện, chùa, nhà thờ….) cần có thái độ:

– Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm; không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, khạc nhổ,…

– Không được tuỳ ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với đối tượng được thờ phụng, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tuỳ tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng thờ.

– Không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc, trong khu vực thờ. Đặc biệt là không gây ồn ào, hỗn tạp.

– Cần có thái độ cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước khu thờ.

→ Như vậy, thái độ cần thiết khi đi đền là phải cung kính, trang nghiêm, ứng xử phù hợp với không gian văn hoá đền thờ và các chuẩn mực ứng xử ở nơi công cộng.

Trải nghiệm cùng văn bản

Đọc hiểu Đề đền Sầm Nghi Đống bằng cách trả lời câu hỏi gợi ý sau.

Câu 1: Em hiểu thế nào về câu thơ cuối?

Cách hiểu về câu thơ “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”:

–  “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu!”: Sự nghiệp của ông có bấy nhiêu thôi ư? (Nó quá ít đối với một đấng nam nhi).

→ Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần so với sự nghiệp của Sầm Nghi Đồng, câu thơ châm biếm nhắc lại cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc.

Suy ngẫm và phản hồi

Tham khảo soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống với gợi ý trả lời chi tiết được tổng hợp dưới đây.

soạn bài đề đền sầm nghi đống
Tác phẩm Đề đền Sầm Nghi Đống là của thi sĩ Hồ Xuân Hương

Câu 1: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả khi đến đền Sầm Nghi Đồng. Đó là thái độ gì? Dựa vào cước chú, lí giải nguyên nhân của thái độ ấy.

– Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện thái độ của tác giả:

+ “Ghé mắt trông ngang”: Cái nhìn khinh bỉ, ngạo mạn.

+ “Kìa”: Bộc lộ sự ngạc nhiên, cũng là cái chỉ tay bất kính.

+ “đền Thái thú đứng cheo leo”: Ngôi đền đó chẳng có gì vững chãi, đàng hoàng.

+ “đây”: Dùng để xưng hô ngang hàng, xấc xược, coi thường.

+ Thì anh hùng há bấy nhiêu: Chế giễu sự bất tài, kém cỏi của Sầm Nghi Đống.

→ Thái độ của tác giả là coi thường, khinh bỉ, nhạo báng Sầm Nghi Đống.

Nguyên nhân của thái độ đó:

Sầm Nghi Đống là thái thú đất Diễn Châu, Trung Quốc, tùy tướng của Tôn Sĩ Nghị trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1789. Sầm Nghi Đống được giao giữ đồn Khương Thượng, Đống Đa. Khi bị quân Tây Sơn đánh, Sầm Nghi Đống không chống cự được nên đã thắt cổ tự tử. Để giữ mối quan hệ bang giao hai nước, vua Quang Trung cho người Hoa lập miếu thờ Sầm Nghi Đống. Như vậy, đây là một tên tướng xâm lược bại trận, không đáng được tôn trọng.

Câu 2: Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thờ?

Giả định của tác giả trong hai câu thơ cuối và quan niệm về “sự anh hùng” của nhà thơ.

– Giả định của tác giả:

Giả định nếu tác giả (phận nữ nhi, một người phụ nữ) được đổi phận nam nhi thì sự anh hùng sẽ vẻ vang, oanh liệt hơn việc thắt cổ tự vẫn vì bại trận.

– Quan niệm về “sự anh hùng” của tác giả:

“Sự anh hùng” là phải có tài cầm quân thao lược, có tài năng chỉ huy, hi sinh vì chính nghĩa, biết làm nên những chiến tích anh hùng, vẻ vang cho dân tộc.

Câu 3: Thủ pháp trào phúng nào được sử dụng trong văn bản? Tác dụng của việc sử dụng thủ pháp này?

– Thủ pháp trào phúng: Xuyên suốt bài thơ, tác giả sử dụng thủ pháp giễu nhại.

– Tác giả của thủ pháp trào phúng:

+ Hai câu đầu tả ngôi đền và cách nhìn của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương nhân tiện đi qua, vô tình “ghé mắt trông ngang” mà chợt “thấy” ngôi đền của quan Thái thú. Bà đã giễu nhại một tướng giặc đi cướp nước, người thất trận (vô dũng, vô mưu) đã hèn hạ thắt cổ chết.

+ “Ghé mắt trông ngang” là một cái nhìn bằng nửa con mắt, khinh rẻ. Ngôn từ và giọng điệu thơ bỡn cợt, khinh thị, sắc nhọn.

+ “Kia” là đại từ để trỏ một vật từ xa. Trong văn cảnh từ “kìa” biểu cảm sự ngạc nhiên đến khó hiểu, mang tính giễu nhại cao: Sầm Nghi Đống cầm quân bị đánh tơi tả, thắt cổ chết nhục mà nay lại được lập đền thờ. Thật là hài hước!

+ Nữ sĩ vận dụng cách nói mỉa mai, giễu nhại của dân gian để chế giễu cái nhân cách tầm thường, đớn hèn của vị “hổ tướng” thiên triều: “Ví đây đổi phận làm trai được/ Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” Đối thoại với quan Thái thú thần linh mà nữ sĩ xưng là “đây”, thế là xấc xược, rất coi thường, rất ngang tàng. “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?” chính là châm biếm cái chết nhục nhã, hèn nhát của tên tướng giặc phương Bắc. Một câu hỏi tu từ rất “đắt”, xuất hiện đúng lúc, đặt đúng chỗ làm cho sự giễu cợt, hài hước nhân lên mười lần.

→ Bà đã chế giễu nhân cách tầm thường, cách xử sự tầm thường của tên tướng giặc Sầm Nghi Đống nói riêng và những kẻ mày râu, những “trang nam nhi”, “bậc quân tử” bất tài, vô dụng nói chung trong xã hội. Thủ pháp trào phúng, giễu nhại không chỉ hạ thấp, làm nhục tên tướng giặc mà còn khẳng định nhân cách, phẩm giá của người phụ nữ.

Câu 4: Chủ đề của bài thơ là gì? Hãy phân tích một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Chủ đề bài thơ là khát vọng được bình đẳng, khát vọng lập nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang của một người phụ nữ.

Căn cứ xác định chủ đề:

+ Thái độ khinh thường tên tướng giặc bại trận Sầm Nghi Đống.

+ Giả định được đổi phận làm trai sẽ làm nên sự nghiệp anh hùng vẻ vang, oanh liệt, chứ không hèn nhát như tên giặc.

Câu 5: Thông qua bài thơ này, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp gì?

Qua bài thơ “Đề đền Sầm Nghi Đống”, Hồ Xuân Hương muốn gửi gắm thông điệp đến mọi phụ nữ trong xã hội cần ý thức được tài năng, phẩm chất, giá trị của mình để vươn tới khát vọng bình đẳng nam nữ trong xã hội.

Xem thêm:

  • Soạn bài Hiểu rõ bản thân: Chuẩn bị bài học đầy đủ
  • Hướng dẫn Soạn bài Tự trào 1 (Trần Tế Xương) văn 8 sách mới

Kết luận

Soạn bài Đề đền Sầm Nghi Đống mang đến toàn bộ kiến thức trọng tâm của bài giảng. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn tại Trang phân tích văn học The POET Magazine để cải thiện khả năng đọc hiểu và phân tích tác phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *