Soạn bài Đi lấy mật Kết nối tri thức đầy đủ
Tham khảo tài liệu soạn bài Đi lấy mật để các bạn học sinh chuẩn bị bài học tốt hơn. Theo dõi đầy đủ và chính xác nhất nội dung bài soạn tại trang web The POET Magazine.
Soạn văn 7 Đi lấy mật – Hướng dẫn đọc
Hướng dẫn bạn trả lời câu hỏi soạn văn 7 Kết nối tri thức ngắn nhất trước khi đọc và trong khi đọc.
Soạn bài Đi lấy mật trang 18 – Câu 1
Hãy kể tên một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới qua tác phẩm nghệ thuật (tranh, ảnh, phim, thơ, văn,…). Nơi nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Những miền quê, địa danh đó tên gì?
Em từng đến thăm lúc nào, hoặc biết đến qua tác phẩm nghệ thuật nào?
Giới thiệu vài nét về địa danh đó.
Một số miền quê của Việt Nam mà em từng đến thăm hoặc biết tới:
- Quảng Nam: phố cổ Hội An, Cù lao Chàm,…
- Thanh Hóa: Sầm Sơn, Lam Kinh,…
- Nghệ An: làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn),…
- Hà Nam: làng Vũ Đại (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân) trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.
Nơi đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất:
Bạc Liêu ở phía Nam đất nước, liền kề với Cà Mau. Từ Thành phố Hồ Chí Minh, vượt sông Tiền Giang, qua sông Hậu Giang, ta có thể đi thẳng tới Bạc Liêu – một hành trình dài 280km. Đó là một miền đất thoáng đãng, trù mật, vớii bao cảnh vật đáng yêu, với những con người chất phác, siêng năng, thẳng thắn và phóng khoáng, khởi mở.
Bạc Liêu có diện tích tự nhiên 2.2669 km2. Dân số năm 2021 khoảng hơn 900.000 người, có 20 dân tộc cùng sinh sống, đông nhất là người Kinh. Các thế hệ người Kinh, người Hoa, người Khơ-me,… đã chung vai sát cánh qua nhiều thế kỉ, lấn biển, đào kênh, bắt sấu, khai phá ruộng đồng, đánh giặc giữ làng mới có một Bạc Liêu giàu đẹp như ngày nay.
Ai đã từng đến thăm Bạc Liêu đôi lần chắc chắn sẽ không bao giờ quên cảnh sắc, hương vị nơi đây. Chùa Xiêm Cán ở Vĩnh Trạch Đông, chùa Cái Giá ở xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, lộng lẫy, uy nghi, với mái chùa uốn cong, gác chuông cao vút giữa trời xanh, với hàng trăm pho tượng thếp vàng tráng lệ.
Những ruộng muối vùng Kinh Tư bao la, muối trắng lấp lánh trong nắng chiều, những đụn muối trắng chạy dài như muôn ngàn gò đống nhấp nhô. Vườn chim Lập Điền có nhiều loài chim quý, hiếm, được nhắc đến trong sách Đỏ. Khu du lịch Phật Bà Nam Hải nổi tiếng linh thiêng,… Nếu như nhãn lồng Hưng Yên là đặc sản của miền Bắc thì ở miền Nam nổi tiếng với vườn nhãn Bạc Liêu, trái tròn to, cùi dày trắng phau, ngọt ngào và thơm ngát. Đến thăm vườn nhãn, du khách còn được thưởng thức bánh xèo A Mật và nghe các ca sĩ đờn ca tài tử đổ câu vọng cổ nổi tiếng “Từ là từ phu tướng…” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ta hãy đến Phước Long và Hồng Dân thăm các làng nghề thủ công đan lát, dệt chiếu, làm nón,… và đừng quên thưởng thức món bánh tằm bì hay bún bì ở thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân.
Soạn văn bài Đi lấy mật – Câu 2
Hình dung: khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An
Qua cái nhìn của nhân vật An, khung cảnh thiên nhiên hiện lên yên tĩnh, trong lành,…
Buổi sáng, đất rừng thật yên tĩnh. Trời không gió nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ấm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh.
Chú ý những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật
Những chi tiết miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật:
- Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lẳng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trái chai, tay cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc gạt ngang một nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Thằng Cò đội cái thúng to tướng, trong thúng đựng một vò nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thúng úp chiếc nón lá rách.
- Tôi đã chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn của nhà ai ngoài xóm bìa rừng từ chiều hôm qua.
- Con Luốc chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
Chú ý những suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi, về Cò
Suy nghĩ của nhân vật An về tía nuôi: Tía chỉ nghe “tôi” thở đằng sau lưng không quay lại nhìn mà biết “tôi” mệt nên bảo mọi người dừng nghỉ một lát. Bao giờ “tôi” đỡ mệt, ăn xong hẵng đi.
Suy nghĩ của nhân vật An về Cò: Thằng Cò coi bộ chưa thấm tháp gì. Cặp chân của nó như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chả mùi gì nữa là.
Cò giảng giải cho An những gì?
Cò giảng giải cho An cách để nhìn thấy ong mật: Bây giờ mày cứ nhìn kĩ vào khoảng cách giữa hai nhánh tràm kìa! Ờ! Đúng rồi. Nhìn một chỗ trống ấy thôi nhá. Nó tới liền bây giơờ.
Hình dung vè đẹp phong phú, sống động của rừng
Vẻ đẹp của rừng thật phong phú và sống động trong bài Đi lấy mật:
- Ong mật – sứ giả của bình minh nối đuôi nhau như một xâu chuỗi hạt cườm. Trên ngọn tràm lướt qua một đàn li ti như nắm trấu bay, phát ra tiếng kêu eo… eo…
- Nắng lên, gió thổi rao rao theo với khối mặt trời tròn đang tuôn ánh sáng vàng rực xuống mặt đất.
- Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng, sắc da luôn biến đổi thật đẹp.
- Giữa một vùng cỏ tranh khô vàng, gió thổi lao xao, bầy chim hàng nghìn con vọt cất cánh bay cao. Chim áo già màu nâu, chim manh manh mỏ đỏ bóng như màu thuốc đánh móng tay…
Nội dung câu chuyện của má nuôi An
Má nuôi An dặn dò và chỉ cho An cách nhận biết được bầy ong, lấy mật bằng cách quan sát nhành cây, hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Rừng thì mênh mông, biết bao nhiêu là cây. Mỗi cây biết bao nhiêu nhánh. Biết ong sẽ đẻ ở cây nào, nhánh nào? Phải chọn vùng rừng tốt, đến mùa xuân tràm sẽ nở nhiều hoa, mình mới định chỗ gác kèo. Phải xem hướng gió, tính trước đường bay của ong mật. Đó là những chỗ ấm, cây dày không bị gió sốc thẳng vào và ít khi có những dấu chân người đi bắt rắn.
Ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật:
- Kèo là gì, hở má?
- Coi bộ cũng không khó lắm hở má?
- Ủa, tại sao vậy, má?
=> Sử dụng nhiều ngôn ngữ mang đậm chất địa phương Nam Bộ: má, coi bộ, ủa
Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh
Sự khác biệt trong cách “thuần hóa” ong rừng của người dân vùng U Minh:
- Dùng một nhánh tràm to bằng cổ tay, mang nhiều nhánh con tua tủa vào quãng giữa làm kèo. Mỗi đầu có một nhánh con làm cái mấu. Chọn vùng, chọn cây nào vừa kín, vừa im, có ít nhiều bóng nắng. Vì con ong không thích chỗ rợp, mật dễ bị chua. Những cơn mưa và thời gian sẽ làm cho kèo khô đi và hết mùi dao, ong sẽ đến làm tổ, vì ong mật chúa kị mùi sắt của dao mới chặt.
=> Đây là sự khác biệt so với cách nuôi ong của người La Mã xưa, người Mễ Tây Cơ (Mê-hi-cô), người Ai Cập, người châu Phi,…
Trả lời câu hỏi bài Đi lấy mật trang 24 Kết nối tri thức
Soạn bài Đi lấy mật (Trích Đất rừng phương Nam) với gợi ý và trả lời câu hỏi trong SGK trang 24. Bạn có thể theo dõi để hiểu hơn về văn bản.
Đoạn trích có mấy nhân vật? Em hãy chỉ ra mối quan hệ của các nhân vật đó
Đoạn trích có các nhân vật: An, tía nuôi, má nuôi, thằng Cò.
Mối quan hệ của bốn nhân vật trong đoạn trích:
An đã lạc mất cha mẹ trong quá trình chạy loạn khỏi giặc Pháp. An may mắn được vợ chồng ông Hai nhận làm con nuôi và làm anh em cùng cậu bé Cò trong gia điình mới.
An đã được sống cùng với gia đình ba người họ như một gia đình hạnh phúc bình thường.
Nêu cảm nhận về nhân vật tía nuôi của An. Cảm nhận của em dựa trên những chi tiết tiêu biểu nào?
Soạn văn 7 ngắn nhất văn bản Đi lấy mật về các chi tiết miêu tả nhân vật tía nuôi của An và cảm nhận của em:
- Tía nuôi tôi đi trước, bên hông lủng lăng chiếc túi […], lưng mang cái gùi bằng tre đan đã trát chai, cầm chà gạc. Lâu lâu, ông vung tay lên một cái, đưa con dao rừng rất sắc phạt ngang một nhánh gai và dùng cái mẩu cong ở đầu lưỡi dao dài có đến sáu bảy tấc ấy lôi phăng nhánh gai chắn đường vứt ra một bên để lấy lối đi.
- Tía nuôi ra lệnh cho dừng lại đợi An đỡ mệt, ăn cơm xong mới đi tiếp.
- Tía nuôi tôi chỉ nghe tôi thở đằng sau lưng ông thôi mà biết chứ ông có quay lại nhìn tôi đâu.
=> Nhân vật tía nuôi của An hiện lên qua sự miêu tả và cảm nhận của An là một người chất phác, thuần hậu, can đảm và luôn quan tâm tới mọi người. Ông là một người đàn ông từng trải và rất quan tâm đến những đứa con. Đưa các con vào rừng “ăn ong”, ông đi trước, mang theo những vật dụng cần thiết như túi, cái gù, chà gạc và dân đường cho chúng. Một người từng trải và nhiều kinh nghiệm đi rừng sẽ luôn đi trước để dẫn dắt. Bên cạnh đó, chi tiết ông nói các con nghỉ chân ăn cơm cho thấy ông là người cha quan tâm và yêu thương con. Tuy không cần quay lại nhìn, nhưng chỉ cần nghe nhân vật “tôi” thở, ông cũng cảm nhận được cậu bé đang mệt, cần nghỉ ngơi.
Những nội dung này hoàn toàn có thể tham khảo cho bài phân tích nhân vật An trong Đi lấy mật. Bạn có thể lưu ý để áp dụng trong bài viết của mình.
Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của ai? Em hãy nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật ấy
Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua cái nhìn của An:
“Buổi sáng, đất rừng thật là yên tĩnh. Trời không gió, nhưng không khí vẫn mát lạnh. Cái lành lạnh của hơi nước sông ngòi, mương rạch, của đất ẩm và dưỡng khí thảo mộc thở ra từ bình minh. Ánh sáng trong vắt, hơi gơn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng có cảm giác như là nó bao qua một lớp thủy tinh”.
Nhận xét khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An:
=> Bằng việc quan sát tinh tế và cảm nhận cảnh đẹp qua trái tim đa cảm của cậu bé An, nhà văn đã tạo nên một “đất rừng phương Nam” đầy màu sắc, hoang vu nhưng không kém phần đẹp đẽ, sinh động, lôi cuốn người đọc từng câu từng chữ, đưa ta tới vùng đất phương Nam thật xa nhưng cũng thật gần. Cảnh thiên nhiên U Minh hiện lên đầy nhựa sống, đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp của các loài động thực vật cũng như của thiên nhiên: nắng, mây,… Điều đó cho thấy khả năng quan sát và cảm nhận về thiên nhiên của nhân vật An thật tinh tế, sâu sắc.
Theo em, nhân vật Cò là một cậu bé sinh ra và lớn lên ở đâu? Điều gì khiến em khẳng định như vậy?
Cò là nhân vật sinh ra và lớn lên ở vùng đất rừng trù phú phương Nam nên nó hiểu rất rõ về đặc điểm thiên nhiên nơi đây: Cò đố An: Con ong mật là con nào? Cò giải thích rất kĩ lưỡng cho An về nơi con ong mật sinh sống khi An đành chịu thua trước câu hỏi. Khi gặp các loài chim đẹp trong rừng, An hết lời trầm trồ khen, nhưng Cò lại cho rằng chưa đẹp bằng cái “sân chim” mà nó từng gặp. Chi tiết này chứng tỏ Cò là cậu bé đã được trải nghiệm rất nhiều nơi trong khu rừng này.
Nhân vật An đã được nhà văn miêu tả qua những chi tiết nào (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ, cảm xúc, mối quan hệ với các nhân vật khác,…)? Em hãy dựa vào một số chi tiết tiêu biểu để khái quát đặc điểm tính cách của nhân vật An
Nhà văn miêu tả nhân vật An qua những chi tiết:
- Ngoại hình: Nhỏ nhưng nhanh nhẹn.
- Hành động:
Chen vào giữ, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật.
Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp.
Ngước nhìn tổ ong như cái thúng. - Suy nghĩ:
Lắng nghe những lời má nuôi chỉ dạy, so sánh, liên hệ với những điều đã được học trong sách giáo khoa.
Về thằng Cò: An nghĩ Cò chưa thấm mệt vì cặp chân như bộ giò nai, lội suốt ngày trong rừng còn chẳng mùi gì.
Lặng im vì nghĩ rằng nếu hỏi thì bị khinh vì cái gì cũng không biết.
Nghĩ lại những lời má kể. - Trạng thái, cảm xúc:
Mệt mỏi sau một quãng đường đi.
Vui vẻ reo lên và đúc kết ra những điều quý giá để có thể nhìn thấy được bầy ong mật. - An có những quan sát và miêu tả rất tinh tế về khu rừng U Minh.
- An có mối quan hệ rất tốt với má nuôi và tía nuôi, cậu bé luôn lắng nghe những lời chỉ bảo của mọi người. Tuy An và Cò nghịch ngợm, rất hay cãi nhau, nhưng cũng là rất thân thiết, gắn bó.
Soạn văn bài Đi lấy mật ngắn nhất giúp bạn trả lời đặc điểm tính cách nhân vật An:
An là một cậu bé nghịch ngợm, tò mò, ham hiểu biết, ham học hỏi và khám phá; có sự quan sát tỉ mỉ, tinh tế, có những suy nghĩ, cảm nhận đẹp, lãng mạn và nhạy cảm.
Đọc đoạn trích, em có ấn tượng như thế nào về con người và rừng phương Nam?
Ấn tượng về con người và rừng phương Nam:
Bằng sự quan sát tinh tế, cụ thể, lời văn đặc sắc, miêu tả chi tiết, từ ngữ mộc mạc, bình dị, nhà văn đã tạo nên một “đất rừng phương Nam” đầy màu sắc, hoang vu nhưng không kém phần đẹp đẽ, sinh động, lôi cuốn người đọc từng câu từng chữ, đưa ta tới vùng đất phương Nam thật ra nhưng cũng thật gần. Thiên nhiên đất rừng nơi đây quả thật rất hùng vĩ, vừa hoang sơ lại vừa nên thơ. Bên cạnh cảnh đẹp của vùng đất, cũng không khó để ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của người dân nơi đây. Họ có vốn sống phong phú với những nét sắc sảo, tự do và từng trải.
Soạn văn 7 Kết nối tri thức Đi lấy mật: Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 4 – 7 câu) trình bày cảm nhận của em về một chi tiết thú vị trong đoạn trích Đi lấy mật
Trong đoạn trích Đi lấy mật có rất nhiều chi tiết mang lại sự thú vị cho người đọc, nhưng em thấy ấn tượng nhất là cảnh rừng U Minh vào buổi sáng ban mai:”Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan ra, phảng phất khắp rừng. Mấy con kỳ nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây…”. Chỉ bằng vài nét chấm phá, bức tranh khung cảnh khu rừng nơi miền đất Phương Nam hiện lên thật đẹp và tràn đầy sức sống. Cảnh đẹp được hiện lên qua lăng kính của cậu bé An rất đỗi trong trẻo và ấm áp, cả không gian ngợp trong hương hoa tràm thơm ngát. Cảnh rừng như một bức tranh thủy mặc bình yên. Dường như hồn đất và người phương Nam đã thẩm thấu vào từng mạch máu của nhà văn Đoàn Giỏi, khiến ông yêu mảnh đất này như một phần cuộc sống của mình. Có lẽ người dân Nam Bộ quá đỗi hồn hậu và thân thương với tình yêu bao la, rộng lớn vô cùng, nên đã tạo cảm hứng mãnh liệt để ông chắp bút viết nên áng văn tuyệt vời này.
Xem thêm:
- Theo dõi nội dung bài Đi lấy mật: Tác giả, xuất xứ, sơ đồ tư duy
- Tuyển tập phân tích đặc điểm nhân vật An trong Đi lấy mật hay nhất
Kết luận
Thông tin soạn bài Đi lấy mật đã cập nhật chính xác cho các em học sinh tham khảo. Hãy chuẩn bị bài cẩn thận để có thể hiểu rõ nội dung bài trước buổi học.