Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt (Phan Cẩm Thượng)
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt của tác giả Phan Cẩm Thượng chi tiết từ The POET Magazine. Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo một cách ngắn gọn, xúc tích, đúng trọng tâm.
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt trước khi đọc
Trước khi đọc hiểu văn bản, học sinh trả lời câu hỏi sau:
Câu hỏi (trang 90, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Kể tên một số đồ gốm gia dụng trong gia đình bạn. Những đồ gồm ấy có thể “nói” với bạn về(những) điều gì?
Một số đồ gốm gia dụng trong gia đình em: bát đĩa, cốc, chén, thìa, nồi… Những đồ gốm này có thể “nói” với em về nguồn gốc xuất xứ, quá trình hình thành và phát triển của nghề làm gốm.
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt trong khi đọc
Trong khi đọc hiểu tác phẩm, học sinh trả lời một số câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tìm trong đoạn văn ít nhất hai ý kiến/ quan điểm của tác giả và ít nhất hai dữ liệu.
Trong đoạn văn, chứa nhiều ý kiến/ quan điểm của tác giả và các dữ liệu về đồ gốm, cụ thể như sau:
Ý kiến/ quan điểm của tác giả:
- “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời”
- “hình như con người lại không ưa một sự mô phỏng thuần túy như thế…”
– Dữ liệu:
- “Chỉ riêng cái bát ăn cơm mỗi thời mỗi khác và phản ánh những tập tục ăn ở khác nhau”.
- “ Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng”
Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Đoạn văn này trình bày một xu hướng riêng của đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV. Đó là xu hướng gì?
Đồ gốm gia dụng trong xã hội Việt Nam từ sau thế kỉ XV trình bày xu hướng dùng đồ gia dụng Trung Hoa và Nội phủ.
Soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt sau khi đọc
Sau khi đọc bài, học sinh trả lời một số câu hỏi dưới đây:
Câu 1 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Chỉ ra bố cục của văn bản. Bạn đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề của văn bản?
Bố cục của văn bản được chia thành 4 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “tập tục ăn ở khác nhau”: Tác giả giới thiệu về vấn đề cần thuyết minh: Lịch sử hình thành và phát triển đồ gốm gia dụng của người Việt Nam.
- Phần 2: Tiếp theo đến “thế kỉ XVIII – XIX”: Nói về tiền thân của chiếc bát.
- Phần 3: Tiếp theo đến “đất không tinh, nhưng giá rẻ”: Nói về sự khác biệt giữa đồ gốm gia dụng thời Lý và thời Trần.
- Phần 4: Phần còn lại: Xu hướng chuộng đồ gốm gia dụng của Trung Hoa và Nội phủ của người dân từ sau thế kỉ XV.
=> Mối quan hệ giữa bố cục và nhan đề văn bản: Bố cục của tác phẩm được trình bày theo từng thời kỳ phát triển của đồ gốm gia dụng. Tác giả đã đi theo lộ trình thời gian từ xưa đến nay, giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ lịch sử đồ gốm gia dụng của người Việt.
Câu 2 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định cách trình bày thông tin của đoạn văn dưới đây và đánh giá hiệu quả của cách trình bày ấy.
- Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển…. cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII-XIX.
- Đồ gốm dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã …. bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế.
Trả lời:
Đoạn văn a: Trình bày theo lối diễn dịch, giúp người viết dễ dàng đưa ra các thông tin, còn người đọc thì dễ dàng hiểu rõ tiền thân của lịch sử đồ gốm gia dụng một cách xúc tích, ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
Đoạn văn b: Trình bày theo lối quy nạp, giúp người viết dễ dàng kết nối nội dung phần trên với nội dung của phần kế tiếp. Từ đó, giúp bài thuyết minh được mạch lạc, xuyên suốt, không bị ngắt quãng. Đồng thời, giúp người đọc hiểu rõ lịch sử đồ gốm gia dụng ở thời Lý và thời Trần một cách thú vị, hấp dẫn nhờ những lý lẽ, dẫn chứng được đưa ra chứng minh câu mở ở đầu đoạn.
Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản này có gì đặc biệt? Nêu tác dụng của chúng đối với việc biểu đạt thông tin chính của văn bản.
Cách sử dụng các yếu tố hình thức của văn bản có sự đặc biệt là trong suốt văn bản tác giả đã lồng ghép nhiều hình ảnh minh hoạ, giới thiệu cho người đọc những sản phẩm đồ gia dụng làm từ gốm được sử dụng ở từng thời kỳ khác nhau.
Tác dụng của các yếu tố hình thức văn bản: Giúp người đọc dễ dàng hình dung ra hình dạng của các sản phẩm đồ gốm. Từ đó, biến một bài thuyết minh khô khan trở nên thú vị, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Mang lại hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin đến độc giả.
Câu 4 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Xác định thông tin cơ bản và thông tin chi tiết của đoạn văn” Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển …. cái bát chiết yêu duyên dáng thế kỉ XVIII -XIX”. Chỉ ra mối liên hệ giữa các thông tin chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của đoạn văn.
– Thông tin cơ bản: “Đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có cả một lịch sử phát triển không giống như những đồ sành như nồi niêu, chum vại cả ngàn năm hầu như không thay đổi”
– Thông tin chi tiết:
- “Tiền thân của cái bát có lẽ do con người dùng vỏ hoa quả như vỏ quả dừa và vỏ trai, sò để đựng thức ăn, sau đó có thể làm những chiếc bát bằng gỗ, cuối cùng cái bát ra đời,[…].”
- “Cái bát thuyền trong các mộ thời Hán có dạng như một lòng bàn tay, có hai cạnh để cầm và nó cũng giống như hình một chiếc thuyền thúng’. Tuy nhiên, trừ cái bát thuyền ra, mọi cái bát khác đều có thể tích cơ bản là hai lòng bàn tay chụm lại, mà con người đã từng làm như thế để uống nước. Đó chính là chiếc bát ăn cơm thông thường ngày nay.”
- “…những chiếc bát men đen, men ngọc thời Lý và những chiếc bát đàn thời Hậu Lê lại có dạng loe miệng và thót đáy như một cái nón, khả năng vuốt bàn xoay hình nón cũng dễ hon vuốt hình tròn cong đều từ chân lên thành. Cái bát cong đều như thế có trong gốm hoa lam thời Trần và chúng có chân rất cao.”
=> Các thông tin chi tiết đóng vai trò bổ sung ý nghĩa, giúp làm sáng tỏ cho thông tin cơ bản.
Câu 5 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Tác giả thể hiện thái độ như thế nào qua đoạn văn:”Đồ gốm gia dụng thời Lý … Trần quá thanh nhã …. bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”? Dựa vào đâu bạn cho là như vậy?
Qua đoạn văn:”Đồ gốm gia dụng thời Lý … Trần quá thanh nhã …. bức tranh trừu tượng với bốn hoặc sáu ghế”, tác giả thể hiện thái độ ca ngợi, trân trọng, xen kẽ sự ngạc nhiên và khó tin về về lịch sử đồ gốm ở thời Lý, Trần. Em đã dựa vào một số chi tiết cụ thể như:
- “Đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần quá thanh nhã khiến chúng ta không thể tưởng tượng rằng có thời con người sống cao sang như thế”
- “Những chiếc chậu chiếc âu mà hôm nay chúng ta nâng niu như cổ vật quý hiếm thì ngày xưa chúng chỉ để rửa ráy chân tay mà thôi”
Câu 6 (trang 93, SGK Ngữ Văn 11, tập một): Những thông tin cơ bản của văn bản này gợi cho bạn ( những) suy nghĩ gì về văn hóa dân tộc.
Những thông tin cơ bản của tác phẩm “Đồ gốm gia dụng của người Việt” đã gợi cho em nhiều suy nghĩ về văn hoá dân tộc. Lịch sử văn hoá của dân tộc Việt Nam là cả một quá trình dài đầy hào hùng, vĩ đại. Trong đó, văn hoá đồ gốm xưa không chỉ mang giá trị lớn về mặt vật chất là còn cả về mặt tinh thần. Những món đồ gia dụng là từ gốm sứ là đồ vật tĩnh lặng nhưng lại hàm chứa nội dung văn hoá, mỹ thuật trang trí nội dung vô cùng phong phú, đậm chất nghệ thuật. Đó chính là một phần trong đời sống của người Việt Nam, là chất men tạo nên sự đam mê của giới chơi gốm sứ xưa ở nước ta cũng nhiều nhiều quốc gia trên thế giới.
Kết luận
Trang The POET đã soạn bài Đồ gốm gia dụng của người Việt dành cho học sinh học Văn 11 tham khảo. Các em nên có sự chuẩn bị chu đáo trước giờ lên lớp để có tiết học hiệu quả, tiếp thu kiến thức từ giáo viên một cách tốt nhất.
XEM THÊM:
- Chân quê soạn và trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Soạn bài Cung đường của kí ức, hiện tại và tương lai chi tiết