Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du – Kết nối tri thức 11 

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du bám sát sách giáo khoa Ngữ văn 11 theo chương trình Kết nối tri thức. Học sinh trả lời được toàn bộ câu hỏi được đặt ra để có cái nhìn rõ nét về xã hội đầy bất công, tàn độc.

The POET Magazine đã tổng hợp thông tin chi tiết liên quan đến bài học. Bạn có thể theo dõi để nắm và chuẩn bị trước giờ học văn bản này.

Trước khi đọc Độc Tiểu Thanh kí

Trước khi đi sâu phân tích Độc Tiểu Thanh kí (văn lớp 11) của Nguyễn Du, học sinh xác định những tác phẩm văn chương nói về nỗi bất hạnh của phụ nữ. Qua đó, bạn có thể hình dung phần nào số phận của phụ nữ trong thời phong kiến phải chịu cảnh bất công như thế nào.

độc tiểu thanh kí
Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du trước khi đọc

1/ Kể tên một vài tác phẩm văn chương Việt Nam viết về thân phận bất hạnh của người phụ nữ mà bạn biết.

Chuyện người con gái Nam Xương, Tự tình, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm,…

2/ Qua nhân vật Thúy Kiều, hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận “đoạn trường” như Vương Thúy Kiều trong “Truyện Kiều”. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” – đã dự báo cho điều đau đớn này. Thúy Kiều mang một vẻ đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố gia đình nên đã bị bán đi với cá giá ngoài bốn trăm lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum họp gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nổi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thúy kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên “Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều”. Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói “Hồng nhan bạch mệnh” nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số phận của mình. Những hành vi xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Số phận Vương Thúy Kiều là một tấn bi kịch, bi kịch tình yêu, mối tình đầu tan vỡ. Nàng phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt, thanh ly hai lần. Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần phải làm con ở, quyền sống và quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần. Tấm lòng trong trắng, trinh bạch của người con gái tài sắc vẹn toàn như bèo dạt mây trôi. Suốt mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, nàng Kiều đã phải chịu biết bao nhiêu cay đắng, tủi nhục, dày vò bản thân. Nỗi đau đớn nhất của nàng là nỗi đau khi phẩm giá của con người bị chà đạp, lòng tự trọng bị sỉ nhục:

Thân lươn bao quản lấm đầu

Tấm lòng trinh bạch lần sau xin chừa.

Như cánh bèo trôi trên ngọn sóng, như cánh buồm trôi dạt trên biển khơi, cuộc đời Kiều trôi dạt, lênh đênh đến tận cùng của bến bờ khổ ải. Giữa trời cao bể rộng không có chỗ dung thân cho một con người. Dù con người ấy chỉ có một nguyện vọng đơn giản là được sống bình yên bên cạnh cha mẹ, được yêu thương chung thủy với người mình yêu. Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du là người con gái tài sắc vẹn toàn. Ngòi bút của nhà thơ viết về Kiều có lẽ đã đạt đến độ cực đỉnh, không còn có một từ ngữ nào có thể miêu tả được về tài sắc của nàng nữ. Bên cạnh cái tài, cái sắc, Nguyễn Du còn ca ngợi Kiều là một người có tình có nghĩa. Kiều là một người phụ nữ thủy chung, bị bán vào lầu xanh nhưng nguyện lấy cái chết để bảo vệ danh tiết cho mình. Nàng là một người con có hiếu, khi không hề nghĩ đến hạnh phúc riêng của bản thân mình, sẵn sàng “bán mình chuộc cha”, giúp gia đình thoát khỏi hoạn nạn.Kiều làm tròn đạo hiếu, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Trong suốt quãng đời lưu lạc dài đằng đẵng, Kiều không bao giờ cam chịu, không chịu khuất phục, trong ý thức, nàng luôn là “con người chống đối”, là “kẻ nổi loạn”. Nàng vượt ra khỏi chốn lầu xanh ô nhục của Tú Bà, Bạc Bà, trốn khỏi chốn “hang hùm nọc rắn” của nhà quý tộc họ Hoạn, cuối cùng đến được với người anh hùng Từ Hải. Và cuối cùng, nàng đã đền ơn, trả oán, minh bạch, công khai. Kiều là hiện thân của người phụ nữ có khát vọng tự do, công lý và chính nghĩa.

Bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả, Nguyễn Du đã miêu tả chân thực và đầy xót xa số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Viết về những người đàn bà bất hạnh, đẹp người đẹp nết này, các nhà văn, nhà thơ đã dành một sự ca ngợi, một sự nâng niu vô bờ bến. Chúng ta cảm nhận được điều đó và càng thương xót cho thân phận của họ hơn bao giờ hết.

Sau khi đọc Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du là tác phẩm hay, nói về nỗi khổ của người phụ nữ xã hội phong kiến xưa. Bằng tài năng của mình, Nguyễn Du đã khắc họa thành công nỗi niềm và sự cảm thông với hoàn cảnh bất công, chịu nhiều khổ cực của phụ nữ lúc bấy giờ.

soạn độc tiểu thanh kí
Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí trong khi đọc

1/ Theo bạn, nội dung câu 1 và câu 2 của bài thơ có mối quan hệ logic với nhau như thế nào?

Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại: Tây Hồ hoa uyển (vườn hoa bên Tây Hồ) – thành khư (gò hoang).

Nguyễn Du như muốn nhấn mạnh sự cô đơn những cũng nhấn mạnh cả sự tương xứng trong cuộc gặp gỡ này. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Hai câu thơ diễn tả tâm trạng của Nguyễn Du trước cảnh hoang tàn, đó cũng chính là nỗi niềm xót xa, tiếc nuối cho số phận của nàng Tiểu Thanh.

2/ Chỉ ra và nhận xét mối quan hệ đối về ý trong hai câu thực.

Triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: tài hoa bạc mệnh, tài mệnh tương đối, hồng nhan đa truân,… cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Hai câu thơ cực tả nỗi đau về số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh đồng thời cũng là tấm lòng trân trọng, ngợi ca nhan sắc và đề cao tài năng trí tuệ của Tiểu Thanh: đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ.

3/ Phân tích những cảm xúc suy ngẫm của tác giả được thể hiện qua hai câu luận.

  • “Cổ kim hận sự”: mối hận xưa và nay, mối hận muôn đời, mối hận truyền kiếp. Đó chính là mối hận của những người tài hoa bạc mệnh.
  • Thiên nan vấn: khó mà hỏi trời được.

Câu thơ mang tính khái quát cao. Nỗi hận kia không phải nỗi hận của riêng nàng Tiểu Thanh, của Nguyễn Du mà là của tất cả những người tài hoa trong xã hội phong kiến. Câu thơ thể hiện sự đau đớn, phẫn uất cao độ trước một thực tế vô lí: người có sắc thì bất hạnh, nghệ sĩ có tài thường cô độc.

  • Kì oan: nỗi oan lạ lùng.
  • Ngã: ta (chỉ bản thể cá nhân táo bạo so với thời đại Nguyễn Du sống). Nguyễn Du không đứng bên ngoài mà nhìn vào nữa, giờ đây ông chủ động tìm sự tri âm với nàng, với những người tài hoa bạc mệnh.

Nguyễn Du không chỉ thương xót cho nàng Tiểu Thanh mà còn hướng tới nỗi hận của muôn người, muôn đời trong đó có bản thân nhà thơ. Qua đó, thể hiện sự cảm thông sâu sắc đến độ “tri âm tri kỉ”.

4/ Chia sẻ suy nghĩ của bạn về tâm sự của Nguyễn Du ở hai câu kết.

Thể hiện nỗi cô đơn của nghệ sĩ lớn “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya” (Xuân Diệu). Ông thấy mình lạc lõng ở hiện tại và đã tìm thấy được một người tri kỉ ở quá khứ, nhưng vẫn mong ngóng một tấm lòng trong tương lai.

5/ Qua bài tơ, tác giả đã khái quát về bi kịch chung của những người tài hoa, phong nhã trong xã hội phong kiến như thế nào?

Tài hoa bạc mệnh.

6/ Hãy tìm đọc và giới thiệu một vài tác phẩm viết về đề tài người phụ nữ của Nguyễn Du.

Long Thành cầm giả ca, Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành….

Kết luận

Soạn bài Độc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du cho thấy số phận phụ nữ xã hội phong kiến xưa đầy đau thương. Họ là những người con gái đẹp nhưng phải chịu cảnh đọa đày, bị đối xử bất công, phi lý.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet