Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, Kết nối tri thức 8

Soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa tại The POET Magazine giúp bạn có thêm hứng thú để đọc, để biết những điều tốt nhất từ văn học. Tác phẩm mang theo động lực được tác giả Trần Đình Sử truyền tải qua từng câu chữ tuyệt vời dành cho học sinh.

Table of Contents

Trước khi đọc

Trước khi đọc là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình soạn Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8. Những câu hỏi được đặt ra sẽ là tiền đề để học sinh tiếp cận với nội dung văn bản.

Câu 1: Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những nhà văn/nhà thơ để các tác phẩm luôn vấn vương trong trái tim biết bao bạn đọc. Quả thật giọt ngọc của thời đại. Tất cả những giá trị vĩnh cửu đó đã thăng hoa cùng ngòi bút của vậy, sách văn học luôn hấp dẫn và cuốn hút với rất nhiều người.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngay từ thuở ấu thơ ta thường được nghe bà kể chuyện cổ tích và cũng chẳng phải ngẫu nhiên mà ngay những ngày đầu còn bập bẹ tập đọc, ta được học những mẩu truyện ngắn. Truyện cổ tích hay truyện ngắn chính là một trong những thể loại của văn học. Đối với mỗi người, văn học có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau Nhưng ai cũng hiểu rằng giá trị văn học là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn học là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn học còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, nghĩa là văn học mở ra cho ta những “chân trời mới”. bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn học khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.

Thể loại văn học rất đa dạng. Nếu như thơ được chuyển đi trên đôi cánh của nhạc và lời thì truyện được chuyển đi trên cỗ xe tình tiết. Có đọc thơ, có chìm đắm trong cảm giác êm dịu của thơ thì chúng ta mới lĩnh hội được bức thông điệp mà tác giả hướng tới.

Qua những “đứa con tinh thần” của nhà văn, nhà thơ, bức tranh cuộc sống, con người lao động, đấu tranh… của cha anh như một thước phim sinh động được tái hiện trở lại, chuẩn xác mà không khô khan, tẻ nhạt! Đọc sách văn học để biết về hiện thực xã hội ngày xưa, ngày nay, tốt, xấu, giàu, đẹp,… qua thái độ và quan điểm nhân văn của tác giả. Nhà văn M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Văn học là nhân học” bởi lẽ thông qua việc học văn, ta học cách làm người, học cách sẻ chia, yêu thương, đau xót cho những nỗi thống khổ của con người. Có thể nói, sách văn học là “bách khoa toàn thư” về vô vàn những cung bậc cảm xúc của con người: hi, nộ, ái ố,… tất cả đều sinh động và chân thực đến kì lạ! Đọc một bài thơ, lắng nghe một bài văn, chiêm nghiệm và sống chậm để trân trọng từng giây phút đẹp đẽ trôi qua trong cuộc đời. Tìm hiểu, đi sâu và lĩnh vực văn học, ta sẽ nâng cao được nhận thức, bồi dưỡng được tư tưởng tốt, tình cảm đẹp và năng lực thẩm mĩ. Nếu xã hội hiện đại dường như ngày càng khiến con người dần xa cách thì sách học văn sẽ giúp ta bồi dưỡng “tình đời”, làm cho tâm hồn tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm, rung động trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.

Đến đây, ta có thể khẳng định được rằng: sách văn học luôn có một sức cuốn hút vô cùng kì lạ đối với mọi người. Bởi chỉ khi đến với văn chương người đọc sẽ được trải qua biết bao giai điệu cảm xúc với nhiều cung bậc.

đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
Sách văn học có sức hấp dẫn với nhiều người

Câu 2: Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Tiếp nhận văn học, văn nghệ không đơn giản như ta đón nhân một vật trao tay, đó thực sự là một quá trình khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mỗi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại một tác phẩm văn học, ta lại tìm ra được một hạt ngọc của tình cảm, của nghệ thuật. sự là một quá trình khổ công nhưng đầy thú vị. Sau mỗi lần đọc lại, chiêm nghiệm lại về Nguyễn Đình Thi cũng đã từng nhận xét trong bài “Tiếng nói văn nghệ”. “Một bài thơ ba không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy Jang lễ lật đi, và dọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc…”

Mới một tác phẩm văn học mà các nhà văn, nhà thơ viết lên đều bắt nguồn từ những cảm hứng nghệ thuật vô tận, những cảm hứng ấy được tác giả lấy ra từ chính hiện thực cuộc sống của con người. Nam Cao đã từng chia sẻ: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Chính vì vậy, khi đọc một tác phẩm văn học chân chính có giá trị, ta không thể đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại mới khám phá ra những giá trị tuyệt vời của tác phẩm ấy. Chu Quang Tiềm trong Bàn về đọc sách có viết: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ liếc qua, không bảng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kĩ một minh hay”, hai câu thơ đó đang làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đối với một tác phẩm văn học lại cần đọc nhiều lần để khám phá ra sự hấp dẫn về nghệ thuật, sự phong phú về nội dung tình cảm cũng như chiều sâu ý nghĩa của tác phẩm. Đọc tác phẩm văn học không phải chỉ bằng trí tuệ hay cảm xúc, lý trí hay tình cảm, phải đọc bằng tất cả năng lực tinh thần của mình, bằng “tất cả tâm hồn” để cảm và để hiểu cái hay cái đẹp, cái nhân văn cao cả cho đến lúc tự tác phẩm phát sáng rung lên mọi cung bậc tình cảm trong tâm hồn người đọc.

Đọc văn bản

Thông điệp từ tác giả Trần Đình Sử sẽ được thể hiện qua phần đọc hiểu khi soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8 Kết nối tri thức (SGK Ngữ văn 8). Những câu hỏi đặt ra ở từng đoạn tóm gọn nội dung chính luận điểm, giúp giải thích nhan đề.

Câu 1: Theo dõi cách dẫn dắt vấn đề của tác giả?

Cách dẫn dắt vấn đề trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề cần bàn luận.

Câu 2: Chú ý tác giả quan niệm đọc văn là gì?

Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.

soạn bài đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
Tác giả mang tới quan niệm đọc văn sâu sắc ý nghĩa

Câu 3: Chú ý các cách diễn đạt “vì thế”, “mới thực sự là”, “vậy nên”, “thực tế cho cho thấy” có tác dụng gì?

Tác giả đã sử dụng phép liên kết: phép nối, phép thế để tạo nên sự liên kết trong văn bản. Đồng thời nhấn mạnh sự quan trọng và khó khăn khi đọc tác phẩm văn học.

Câu 4: Suy luận theo tác giả, đọc văn là cuộc chơi. Phải chăng đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó?

Khi soạn văn Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa có thể nhận thấy suy luận của tác giả hoàn toàn hợp lý. Thưởng thức văn học phải có quy luật. Người đọc văn không có quyền tự do tuyệt đối, mà phụ thuộc vào cấu tạo của văn bản, cảm nhận tác phẩm theo cung bậc của văn bản. Đọc văn (phân tích, bình giảng, bình luận) tất yếu phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng. Những cảm nhận không kiểm nghiệm được bằng văn bản có thể là đi xa văn bản. Chính vì vậy, đọc văn bản cũng giống như tham gia một cuộc chơi và phải tôn trọng luật chơi.

Câu 5: Chú ý cách lí giải của tác giả về sự hóa thân của người đọc trong quá trình đọc văn.

Khi người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách “ta sẽ suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn, còn nhà văn thì phát biểu bằng tâm hồn, trí tuệ của ta”, cho nên, dù biết rằng tác phẩm là sản phẩm sáng tạo của nhà văn mà “ta vẫn thấy có toàn quyền giải thích, hứng thú giải thích”, “ta chiếm tác phẩm của họ”, “xóa bỏ ranh giới giữa ta và tác giả”.

soạn bài đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa lớp 8
Mỗi người đọc văn đều cần hoá thân vào nhân vật để cảm nhận

Câu 6: Theo dõi cách nêu bằng chứng trong văn bản này có gì khác với văn bản “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”?

– Trong văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, tác giả chủ yếu đưa dẫn chứng là những từ ngữ, hình ảnh, chi tiết từ ba tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh.)

Đọc hiểu Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa có thể thấy, tác giả sử dụng bằng chứng từ trải nghiệm của văn bản khi đọc văn và đưa ra những tài liệu trích dẫn liên quan.

Sau khi đọc

Soạn văn 8 Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa giúp bạn rút ra được những bài học và trải nghiệm cho riêng mình. Cách tác giả đưa ra luận đề, luận điểm cùng lí lẽ và bằng chứng vô cùng thuyết phục.

Câu 1: Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Luận đề của văn bản: Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là: Đọc văn tức là đi tìm ý nghĩa tiềm ẩn của văn học.

Câu 2: Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản. Các luận điểm có tác dụng làm rõ những khía cạnh nào của luận đề?

Luận điểm 1: Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn.

Luận điểm 2: Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.

Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa văn học không có hồi kết thúc vì ý nghĩa của nó không chỉ nằm trong văn bản mà con nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

Luận điểm 4: Văn học là hiện tượng có quy luật nên thưởng thức văn học phải có quy luật.

Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn thật sự là một hiện tượng diệu kì.

Luận điểm 6: Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc văn và học văn.

Các luận điểm đó có tác dụng làm rõ những khía cạnh của luận đề là:

Ý nghĩa của văn học và cách tìm hiểu ý nghĩa của nó.

soạn văn 8 đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
Luận điểm được đặt ra để giải nghĩa cho luận đề

Câu 3: Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ vấn đề này?

Lí thuyết đọc ngày nay cho thấy ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, phát triển này cách người ta thiết lập mối quan hệ giữa các loại văn bản với nhau.

Câu 4: Trong văn bản, các từ ngữ của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

Trong văn bản, các từ ngữ như “chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi” được lặp lại nhiều. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải về việc đọc văn:

– Từ xưa đến nay đều chơi trò đi tìm ý nghĩa của văn học, một “trò chơi” chẳng khác gì Có khi ta chạy về phía này, nhưng ý nghĩa lại nằm trốn ở phía kia; có khi ta tưởng hát được rồi, nhưng hóa ra là bất trượt.

– Thực tế cho thấy tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ gì tóm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phim một lần là xong. Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên con đường chạy đắp sức của biết bao độc giả để đến với tác phẩm… Không ai có tiếng nói cuối cùng. Không ai là người duy nhất đúng.

Câu 5: Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào? Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình.

Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết” ở đoạn (3) đã được tác giả làm sáng tỏ bằng những lí lẽ sắc sảo và lập luận chặt chẽ, logics, giàu sức thuyết phục.

– Ý nghĩa của văn bản không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

– Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên tùy cách người ta thiết lập mối quan hệ giữa các loại văn bản với nhau.

– Thực tế cho thấy tác phẩm văn học có nhiều tầng ý nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ gì tóm được vào một câu nhận định hay một công thức nào.

Em hãy bổ sung một số bằng chứng lấy từ trải nghiệm đọc của chính mình:

Vi du:

Khi đọc cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của tác giả Luis Sepúlveda em mới khám phá ra được nhiều tầng ý nghĩa. Thực sự nếu chỉ đọc tác phẩm lần đầu tiên, em còn rất mơ hồ, chưa tóm được các ý nghĩa và thông điệp mà tác phẩm muốn trao gửi người đọc.

Khi đọc truyện lần đầu tiên, em mới cảm nhận được ở tác phẩm lấp lánh tình mẫu tử thiêng liêng cao quý. Đó là tình mẫu tử của mẹ hải âu với đứa con sắp chào đời của mình. Trong chuyến di cư sang phương Bắc của mình, để tiếp sức cho chuyến đi dài mẹ hải âu cùng những người bạn của mình kiếm ăn trên biển.

Đọc và nghiên cứu tiếp tác phẩm, em cảm nhận ở đó tỏa sáng bởi lòng tin tưởng. Câu Tại sao lại như thế? Bởi vì chúng ta thường bắt gặp ngoài cuộc chuyện tưởng như vô sống hình ảnh chú mèo thích ăn thích thịt chim, chuyên rình bắt chim và trứng chim. Tuy nhiên trong “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, mèo Zorba lại chính là đối Hải Âu gửi gắm đứa con chưa chào đời trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Và sự tin tưởng đó thật sự đã mang lại kết quả.

Tiếp tục đọc và cảm nhận, em lại khám phá ra tầng ý nghĩa sâu xa của tác phẩm là bài học về lòng dũng cảm. Lòng dũng cảm thể hiện ở việc trong quá trình học t hải âu còn đã gặp vô vàn khó khăn, vô vàn thử thách. Nhờ sự động viên, khích lệ của mẹ mèo Zorba cũng như bản lĩnh của mình, hải âu con đã làm được nhiều điều tưởng chừng không thể, đó là nó đã sải cánh bay, bay để tận hưởng bầu trời cao rộng và để sống t chính mình, là một chủ hai câu thực thụ. Vậy đấy, dù thế giới này còn đây ra những điều nguy hiểm bất ngờ nhưng bạn hãy can đảm lên vì cuộc sống còn rất nhiều lý do để hạnh phúc.

Cuốn sách “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” không còn đơn giản là câu chuyện kể ngày cho trẻ nhỏ mà sâu trong đó là thông điệp vô giá, ý nghĩa của tác giả đến với người đọc là tất cả những ai đang còn sống trên cuộc đời này cần làm niềm tin, lòng dũng cảm và sự và thương vô bờ bến từ tình mẫu tử, lòng yêu thương và tầm quan trọng của lời hứa. Tuy nhiên đó chỉ là cảm nhận của em về những giá trị của tác phẩm “Chuyện con mèo dạy hải âu bay Sẽ còn nhiều cách hiểu, cách cảm của những bạn đọc khác. Và nếu em đọc đi đọc lại, nghiên cứu kĩ, có thể em sẽ tiếp tục khám phá ra những thông điệp ý nghĩa khác.

Như vậy có thể khẳng định văn chương không có hồi kết thúc. Mỗi lần đọc, mỗi cách đọc chỉ là một chặng trên con đường chạy tiếp sức của biết bao độc giả để đến với tác phẩm.

ngữ văn 8 đọc văn cuộc chơi tìm ý nghĩa
Văn chương là để cảm nhận nên mỗi lần đọc lại mang đến cảm xúc khác

Câu 6: Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Từ quá trình soạn văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, em hiểu câu văn trong đoạn (4) nhắc nhờ rằng khi thưởng thức văn học phải tuân thủ theo quy luật:

– Cần phải chú ý vào cấu tạo của văn bản.

– Phải cảm nhận tác phẩm theo cung bậc của văn bản.

– Phải tôn trọng văn bản, từ ngôn từ đến hình tượng.

– Cảm nhận không được xa rời văn bản.

– Có quyền tưởng tượng, lí giải, cụ thể hóa hình tượng, nhập vào giọng điệu, nhịp điệu, động tác của ngôn từ để hiểu chúng,… nhưng không phương hại đến tính toàn vẹn của văn bản.

Câu 7: Đọc đoạn (5) và cho biết vì sao tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì. Giọng văn trong đoạn (5) có gì khác với những đoạn còn lại?

Đoạn (5): tác giả quan niệm tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì vì:

– Làm sống dậy và cụ thể hoá thế giới hình tượng tồn tại tiềm tàng trong tác phẩm Chuyển hóa nó thành “câu chuyện” của chính bản thân người đọc, buộc người đọc phải “toàn tâm toàn ý” suy nghĩ về nó, cũng có nghĩa là bận lòng, bận trí về “những điều chưa bao giờ nghĩ tới” trước khi đọc văn học. Đồng thời người đọc hóa thân vào nhân vật trong sách, sách từ bên ngoài chuyển vào trong nội tâm người đọc.

– Xoá bỏ ranh giới giữa độc giả và nhà văn: độc giả thì “suy nghĩ bằng những ngôn từ, hình tượng của nhà văn”, còn nhà văn thì phát biểu quan niệm, cảm nhận của mình nhờ những hoạt động tích cực của tâm hồn, trí tuệ độc giả.

Giọng văn trong đoạn (5) khác với những đoạn còn lại:

Giọng văn hào hứng, say mê thể hiện nhiệt huyết, cảm xúc của người viết.

Câu 8: Em hãy chỉ ra mối quan hệ giữa đoạn (5) và đoạn (6). Mối quan hệ đó làm rõ ý nghĩa gì của việc đọc văn?

Đoạn (5) và đoạn (6) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: làm rõ vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc văn. Đọc văn để người đọc tự phát hiện ra mình và lớn lên.

Viết kết nối với đọc

Vì sao có thể nói “không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”” Em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 – 9) câu trả lời câu hỏi đó.

Nếu Charles DuBos cho rằng: “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng” thì nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ của đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn”. Thiên chức của văn học luôn mang trong mình nhiệm vụ cao cả nên khi người đọc thưởng thức một tác phẩm văn học không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong. Bởi lẽ, ẩn sau mỗi tác phẩm văn học là những bài học mang giá trị nhân văn sâu sắc. Vì thế, đọc một lần, chúng ta có thể nắm khái quát được nội dung của của tác phẩm nhưng không một ai dám khẳng định mình hiểu sâu, hiểu kĩ từng chi tiết, dụng ý của tác giả ẩn sau những câu văn, câu thơ… Ví dụ, lần đầu đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, với số lượng câu hơn mấy nghìn chữ, nghệ thuật ngôn từ, các biện pháp tu từ đặc sắc… được sử dụng linh hoạt trong tác phẩm, ta không thể đọc một lần mà lĩnh hội được hết thông điệp của kiệt tác. Trong thực tế, đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngầm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đang làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Tóm lại, khi đọc bất kì một tác phẩm nào đó, chúng ta phải đọc nhiều lần, ngẫm nghĩ thật nhiều để cảm nhận được hết cái hay, cái thú vị ẩn sau mỗi tác phẩm.

Kết luận

Thông qua những câu hỏi trong sách khi soạn bài Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa, học sinh sẽ hiểu rõ nội dung văn bản và có thêm hứng thú với việc đọc. Tác phẩm mang theo thông điệp tốt đẹp với cách trình bày sắc bén và rõ ràng.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *