Soạn bài Dương phụ hành – Lớp 11 Kết nối tri thức
ThePOETMagazine hướng dẫn chi tiết cách soạn bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây) ngắn nhất. Mỗi câu hỏi đều được nghiên cứu và phân tích cẩn thận trước khi đưa ra đáp án.
Trước khi đọc
Trước khi soạn bài Dương phụ hành lớp 11 Kết nối tri thức, học sinh cần chuẩn bị để nắm thông tin trong văn bản tốt hơn. Tìm hiểu sơ lược về các nền văn hoá chính là tiền đề để học sinh hiểu rõ nội dung tác phẩm.
1/ Theo bạn, khi đến một xứ sở khác, tiếp xúc với một nền văn hóa khác, người ta thường có những phản ứng hay cảm xúc như thế nào trước những gì được gặp, được thấy?
Ban đầu họ sẽ bị sốc văn hóa vùng miền.
2/ Bạn đã biết câu chuyện thú vị nào về cuộc tiếp xúc văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây? Hãy chia sẻ câu chuyện đó.
Câu chuyện thú vị về cuộc tiếp xúc giữa văn hóa giữa những người đến từ hai thế giới: phương Đông và phương Tây: có một người đàn ông Mĩ ăn phở Việt Nam. Người đàn ông này không biết cách dùng đũa, loay hoay một hồi thì được bác chủ quán phở hướng dẫn cách cầm đũa nhưng vẫn không thực hiện được. Vì thế, bác chủ quán phở đã cắt nhỏ phở giúp cho vị khách này.
Đọc văn bản
Hướng dẫn soạn văn 11 Dương phụ hành phần Đọc văn bản với hai câu hỏi theo nội dung bài học. Hình ảnh người thiếu phụ phương Tây và nhân vật trữ tình xuất hiện với những chi tiết ấn tượng.
1/ Chú ý các chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây.
Chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây:
- Áo trắng phau
- Tựa vai chồng.
- Kéo áo, rì rầm nói chuyện.
- Tay cầm cốc sữa
- Uốn éo.
2/ Hình dung về nhân vật trữ tình.
Soạn Dương phụ hành lớp 11 giúp em hình dung nhân vật trữ tình dường như cảm thấy bất ngờ về hành động âu yếm, khó chút lả lơi ở chốn đông người của người thiếu phụ bởi đây là cảnh cực kỳ hiếm thấy ở phương Đông. Người phương Đông thường coi trọng lễ nghi và để ý của người khác, những hành động như vậy thường được cho là khiếm nhã. Bởi vậy khi nhìn thấy hành động âu yếm của người thiếu phụ với chồng khiến ông không khỏi bất ngờ, kinh ngạc.
Sau khi đọc
Nội dung phần Sau khi đọc trong nội dung soạn văn Dương phụ hành chi tiết gồm có sáu câu hỏi. Mỗi câu hỏi đều có tác dụng giúp học sinh hiểu rõ về bối cảnh trong thơ, các nhân vật, sự việc.
1/ So sánh và chỉ ra những chỗ khác biệt giữa bản dịch thơ với nguyên tác.
Giống nhau: đều là thơ tự do.
Khác nhau:
- Ở bản dịch thơ nghĩa của từng câu thơ được chỉ ra dễ hiểu hơn.
- Ở bản dịch thơ chưa truyền đạt được hết ý nghĩa so với bản nguyên tác.
- Bản nguyên tác đa phần là từ Hán Việt nên nhiều từ ngữ khó hiểu, chưa hiểu được nghĩa của từ.
2/ Xác định thời gian, không gian, sự việc của câu chuyện được kể trong bài thơ.
Thời gian: vào buổi tối.
Không gian: một đêm trăng thâu.
Câu chuyện được kể trong bài thơ là hình ảnh người phụ nữ Tây phương và hình ảnh người thiếu phụ tựa vai chồng trong đêm trăng thâu ríu rít trò chuyện, nũng nịu người chồng của mình. Tác giả Cao Bá Quát đã có dịp quan sát và cũng chính sự quan sát này đã thay đổi cái nhìn của ông. Ở cuối bài thơ ông đã bày tỏ sự xót thương cho người phụ nữ ở quê hương mình, không dám tình tứ thân mật với chồng vì xã hội bảo thủ, khô khan.
3/ Chỉ ra những chi tiết miêu tả người thiếu phụ phương Tây, qua đó, nêu các đặc điểm nổi bật của hình tượng này.
Chi tiết miêu tả hình ảnh người thiếu phụ phương Tây trong bài:
- Áo trắng phau
- Tựa vai chồng dưới bóng trăng.
- Kéo áo chồng thì thầm nói chuyện.
- Tay cầm cốc sữa uể oải
- Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy.
Hình tượng người thiếu phụ phương Tây mặc bộ váy áo trắng như tuyết càng làm tôn lên vẻ đẹp dịu dàng, hiền thục có một chút ma mị. Hình ảnh người thiếu phụ e ấp tựa vai chồng thật hạnh phúc làm sao, hình ảnh này tuy rất bình thường đối với chúng ta bây giờ nhưng ngày xưa thì rất khó để nhìn thấy. Hình ảnh kéo áo chồng, tay cầm sữa, đòi chồng đỡ dậy cho ta thấy sự nũng nịu, muốn được yêu chiều của người phụ nữ, hành động nũng nịu ấy thật xao xuyến làm sao, điều mà người phụ nữ nào cũng xứng đáng được nhận. Qua những đặc điểm này tác giả bỗng nhớ về quê nhà những người phụ nữ phương Đông chẳng bao giờ được chồng chiều chuộng đỡ đần chỉ vì xã hội mang quá nặng tư tưởng phong kiến mà người phụ nữ bị thiệt thòi.
4/ Hình tượng người thiếu phụ phương Tây trong bài thơ được tái hiện qua cái nhìn của một nhà Nho đồng thời cũng là một nhà thơ phương Đông. Hãy phân tích những cảm xúc, thái độ được tác giả bộc lộ từ các điểm nhìn đó.
Đọc hiểu Dương phụ hành em thấy rằng, dưới cái nhìn của một nhà Nho phương Đông, từ hình ảnh đầu tiên người thiếu phụ phương Tây đã hiện lên với sự xinh đẹp, duyên dáng trong bộ váy áo màu trắng phau. Tiếp đến là một loạt các hình ảnh người phụ nữ tựa bên vai chồng mình, thủ thỉ, ríu rít trò chuyện trong đêm trăng thâu, hình ảnh này trong cái nhìn của tác giả hiện lên thật tình cảm. Chưa hết, hình ảnh người thiếu phụ nũng nịu chồng, đòi chồng đỡ dậy càng làm tác giả ngạc nhiên hơn. Và cũng chính hình ảnh này đã làm cho tác giả càng thấy thương cảm hơn cho số phận của người phụ nữ phương Đông chẳng biết những điều ấy là gì, chỉ biết nhẫn nhịn, sống trong xã hội bảo thủ. Cảm xúc của tác giả được nâng lên cao trào ở câu thơ cuối cùng, ông tự thấy xót xa cho thân phận mình, xa quê, xa gia đình, mơ ước về một gia đình hạnh phúc, ấm êm, đồng thời cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc và tính phóng khoáng của tác giả.
5/ Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong câu thơ kết và những ý tứ được mở ra từ câu thơ này.
Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở câu thơ cuối trong văn bản Dương phụ hành được đẩy lên đỉnh điểm. Tình cảm lứa đôi của người thiếu phụ phương Tây đã gợi lên trong ông nỗi nhớ về quê nhà tha thiết, khao khát về một gia đình hạnh phúc, ấm êm. Câu thơ này như một lời than của tác giả về nỗi nhớ xa quê, xa gia đình. Qua sự giãi bày tâm trạng của tác giả, ta có thể thấy câu thơ đã thể hiện tính nhân văn, một góc nhìn rất mới, rất hiện đại, ông như được mở mang đầu óc sau chuyến đi đó.
6/ Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được những gì về tư tưởng, tâm hồn của tác giả?
Soạn Dương phụ hành, em thấy rằng tác giả có một tư tưởng rất mới, rất hiện đại. Người phụ nữ trong xã hội này cần được yêu thương, chăm sóc, có quyền nũng nịu người chồng của mình. Qua đó, tác giả giúp ta liên tưởng người phụ nữ phương Đông vất vả, khổ cực, thiệt thòi. Bài thơ thể hiện tâm hồn phóng khoáng, đầy nhân văn của tác giả, tác giả cũng mong muốn có một gia đình ấm no, hạnh phúc. Tác giả cũng được khai sáng hơn sau chuyến đi này, mở ra một góc nhìn thoáng hơn, mới hơn, hiện đại hơn.
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày điều bạn thấy tâm đắc nhất ở bài thơ Dương phụ hành.
Cao Bá Quát là một trong các nhà thơ lớn của nền văn học. Mạch cảm xúc trữ tình của tác giả vẫn tuôn trào và không dừng lại ở đó. Toàn bộ bức tranh đầy gợi cảm, ngọt ngào về hình ảnh người thiếu phụ Tây dương, về hành động, cử chỉ của đôi vợ chồng người phương Tây được Cao Bá Quát miêu tả rất thực, rất sinh động nhưng dường như những chi tiết ấy có vai trò nhằm dồn nén cảm xúc để tới dòng thơ cuối cùng thì con người thi sĩ ôm nỗi thống khổ rối bời và kín đáo chẳng thể kìm hãm được nữa, mà đã thốt lên một lời tự than: “Biết đâu nỗi khách biệt li này!”. Tưởng đâu đây là nỗi sầu xa xứ, nhưng không phải, từ cảnh tình cảm hạnh phúc, trìu mến của lứa đôi lại gợi lên trong tâm trí người thi sĩ về một nỗi buồn của sự biệt ly. Và ta có thể đoán được dòng chảy ngầm trong tâm trạng của nhà thơ: nỗi khát khao về một một gia đình hạnh phúc, nỗi nhớ nhung tình vợ chồng. Sự giãi bày, chia sẻ này cũng là một trong những phương tiện bộc lộ vẻ đẹp nhân văn sâu sắc ẩn sâu trong tâm hồn của người tri thức phóng khoáng, ngang tàng Việt Nam những năm nửa đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng là người có nhân cách cứng rắn, ngang tàn và là ngòi bút tài hoa, các tác phẩm của ông đều rất mới mẻ, sắc sảo.
Kết luận
Soạn bài Dương phụ hành (Bài hành về người thiếu phụ phương Tây) ta cảm nhận được câu chuyện đầy xúc động về sự tương phản giữa hình ảnh phụ nữ phương tây và phương Đông. Tác giả gửi kèm cả tâm tư của mình trong từng câu chữ mà bất cứ học sinh nào cũng có thể cảm nhận qua phần bài soạn.
XEM THÊM:
- Đọc hiểu Thuyền và biển trả lời câu hỏi sách giáo khoa
- Trả lời câu hỏi Sống, hay không sống – đó là vấn đề ngắn gọn đầy đủ
- Soạn văn bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài văn lớp 11 Kết nối tri thức