Soạn bài Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hướng dẫn soạn bài Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian sở hữu trí tuệ hơn người. Câu chuyện về nhân vật nhỏ tuổi tài trí mang đến những bài học hấp dẫn cho người đọc.

Soạn Em bé thông minh Chuẩn bị đọc

Em có suy nghĩ gì về các thử thách với nhân vật em bé trong truyện Em bé thông minh?

Những thử thách đối với em bé trong văn bản “Em bé thông minh” bao gồm:

  • Câu hỏi của viên quan: “Trâu cày một ngày được mấy đường?”
  • Câu hỏi của nhà vua: “Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con?”
  • Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ?
  • Câu hỏi của sứ thần: Làm cách nào để xâu được sợi chỉ qua con ốc vặn rất dài?

Mỗi lần thử thách của em bé, ta thấy thử thách sau khó hơn thử thách trước vì:

  • Xét về người đố: viên quan, sứ thần, vua, sứ thần nước ngoài.
  • Tính oái oăm của câu đố ngày một tăng,
  • Cách giải đố của em bé rất lí thú: đẩy thế bí về người ra đố, lấy gậy ông đập lưng ông, làm cho người ra câu đố tự nhận cái phi lí của câu đố ra.
  • Những lời giải đó không nhờ vào sách vở mà dựa vào kinh nghiệm đời sống dân gian.
  • Lời giải đố của em bé rất giản dị và hồn nhiên.

=> Đọc hiểu Em bé thông minh qua các thử thách cho thấy, trí thông minh của em bé được bộc lộ qua những thử thách, qua cách giải đó. Em đã khéo léo tạo nên những tình huống để chỉ ra sự phi lí trong những câu đố của viên quan, của nhà vua và bằng kinh nghiệm thực tế làm cho sứ giặc phải khâm phục.

soạn bài em bé thông minh
Đọc hiểu Em bé thông minh nắm bắt các thử thách và cách giải đố của nhân vật

Trải nghiệm cùng văn bản

Soạn văn Em bé thông minh Ngữ văn 7 phần Trải nghiệm giúp bạn hiểu rõ hơn về tác giả và câu chuyện. Những thử thách trong tác phẩm đều mang theo ý nghĩa sâu sắc cần được truyền tải.

1/ Câu văn nào thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh?

Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh là: “Trong truyện “Em bé thông minh”, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.

2/ Theo tác giả, tại sao thử thách thứ tư là quan trọng nhất?

Theo tác giả, thử thách thứ tư là quan trọng nhất vì thử thách này không chỉ nâng tầm em bé lên một tầm cao mới, vượt lên so với cả triều đình, chiếm vị thế áp đảo của trí tuệ nhân dân mà còn nâng tầm quan trọng của việc trả lời câu đó lên mức độ cao nhằm lấy lại danh dự vận mệnh của quốc gia.

Suy nghĩ và phản hồi

Soạn Em bé thông minh ngắn nhất phần Suy nghĩ và phản hồi giúp xác định thông điệp của câu chuyện. Từ đó có thể rút ra ý nghĩa sâu sắc muốn truyền tải từ tác giả dân gian.

1/ Em hãy xác định ý kiến lớn, ý kiến nhỏ của văn bản dựa vào sơ đồ sau:

soạn em bé thông minh

  • Ý kiến lớn (Về nhân vật em bé thông minh): Đề cao trí tuệ nhân dân
  • Ý kiến nhỏ 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao khả năng tư duy và năng lực ngôn ngữ trong ứng xử.
  • Ý kiến nhỏ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian.
  • Ý kiến nhỏ 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

2/ Văn bản được viết ra nhằm mục đích gì? Xác định nội dung chính của văn bản.

Soạn Em bé thông minh chi tiết cho biết mục đích viết tác phẩm và nội dung chính gồm:

  • Văn bản được viết ra nhằm mục đích: Thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm của tác giả: đề cao trí tuệ nhân dân trong truyện Em bé thông minh.
  • Nội dung chính: Ca ngợi sự thông minh, tài năng của nhân dân bằng việc mượn nhân vật em bé trải qua bốn lần thử thách trong truyện Em bé thông minh với những tình huống đặc biệt.

3/ Chỉ ra các câu văn thể hiện ý kiến nhỏ, lí lẽ, bằng chứng trong đoạn văn sau:

“Thông qua thử thách đầu tiên (gắn với câu hỏi thứ nhất), tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo. Thử thách này là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ. Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi khó không thể có câu trả lời.”

  • Ý kiến nhỏ: Đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
  • Lí lẽ: Thử thách đầu tiên là một tình huống thử thách tư duy và việc sử dụng ngôn ngữ.
  • Bằng chứng: Em bé đã đáp lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi khó không thể có câu trả lời.

4/ Nhận xét về cách triển khai lí lẽ, bằng chứng trong đoạn ba. Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng ấy có tác dụng gì trong việc thực hiện mục đích văn bản?

Soạn bài Em bé thông minh chi tiết cần chú ý đến cách triển khai lí lẽ, bằng chứng và tác dụng:

  • Cách triển khai lí lẽ, bằng chứng theo hướng diễn dịch: Câu mang chủ đề đặt ở đầu đoạn văn. Các câu tiếp theo theo phân tích, dẫn chứng để chứng minh nhận định.
  • Cách triển khai này có tác dụng xác lập một tư tưởng về sự nới lỏng các quan niệm phong kiến về các tầng lớp trong xã hội thông qua hai thử thách này.
  • Cách triển khai lí lẽ và bằng chứng trong đoạn ba rất chặt chẽ và logic, có tác dụng giúp văn bản có sức thuyết phục hơn.

5/ Em hãy chỉ ra các đặc điểm của văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học trong văn bản Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Đặc điểm của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học Biểu hiện trong văn bản Em bé thông minh – Nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian
Thể hiện rõ ý kiến của người viết về tác phẩm cần bàn luận. “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, tác giả dân gian đã đề cao trí tuệ của nhân dân”.
Đưa ra lí lẽ là những lí giải, phân tích tác phẩm. Đề cao trí tuệ của nhân dân.
Bằng chứng được dẫn ra từ tác phẩm để làm rõ cho lí lẽ
  • Thử thách đầu tiên.
  • Thử thách thứ hai và thứ ba.
  • Thử thách thứ tư.
Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lý
  • Ý kiến 1: Thông qua thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.
  • Ý kiến  2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội để được nới lỏng và cởi bỏ.
  • Ý kiến 3: Ở thử thách thứ tư, người kể chuyện đã nâng nhân vật em bé lên một tầm cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạnh vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

6/ Văn bản trên giúp em biết thêm điều gì về truyện cổ tích Em bé thông minh?

Từ việc kể lại các lời giải đố của nhân vật em bé thông minh trong truyện thường dựa vào kiến thức từ đời sống. Qua đó, tác giả muốn đề cao phẩm chất, trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống, từ lao động sản xuất vô cùng phong phú, cần phải biết tích lũy.

Không chỉ ca ngợi trí tuệ bình dân mà truyện còn thể hiện một ước muốn có được cuộc sống xứng đáng với trí tuệ mà họ có, một ước mơ dẫu chưa thành hiện thực thì cũng là niềm an ủi và niềm hi vọng cho những bất công và cực nhọc mà người nông dân phải chịu đựng trong cuộc sống hằng ngày.

soạn văn em bé thông minh
Câu chuyện về em bé thông minh truyền tải những thông điệp ý nghĩa

Kết luận

Soạn bài Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian được The POET chia sẻ giúp bạn hiểu rõ nội dung chính và giá trị tác phẩm. Thông điệp sâu sắc về trí tuệ con người và vị thế của các tầng lớp trong thời đại phong kiến được nêu bật.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet