Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác, Ngữ văn lớp 10

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác theo chương trình sách giáo khoa lớp 10. Học sinh có thể tham khảo The POET để hiểu về nội dung tác phẩm này.

Table of Contents

Tóm tắt sử thi I-li-át

Đây là bản anh hùng ca của nhà thơ cổ đại Hy Lạp Homère kể về cuộc chiến đầu ở thành Troie, phản ánh cụ thể, trung thành và sinh động đời sống xã hội Hy , cổ đại, trong đó có quá trình diễn biến từ chế độ thị tộc đến sự hình thành thành bang của chế độ nô lệ, đồng thời ca ngợi các nhân vật anh hùng kiệt xuất như Achille, Hector.

Iliat (Iliade) là bản anh hùng ca chiến trận, nhưng không kể lại trọn vẹn từ nguyên nhân cho đến diễn biến, kết thúc của cuộc chiến tranh Troie, mà chỉ kể 50 ngày trong năm thứ mười của cuộc chiến tranh với câu chuyện về mối bất hoà giữa Achille, một vị tướng kiệt xuất của quân Hy Lạp với chủ tướng Agamemnon.

Trong một trận chiến đấu thắng lợi, quân Hy Lạp chia chiến lợi phẩm cho mọi người. Chủ tướng Agamemnon được người nữ tỳ Chryséis, Achille được nữ tỳ Bryséis. Ông già Chrysès xin Agamemnon cho chuộc lại con nhưng không được. Căm tức vì bị xúc phạm, ông nhờ thần Apollon trừng phạt quân Hy Lạp bằng cách gây ra bệnh dịch. Biết nguyên nhân của tai hoạ, quân Hy Lạp buộc Agamemnon phải trả lại Chryséis cho ông già, song Agamemnon tức vì bị thiệt, cậy quyền chủ tướng, cướp đoạt người nữ tỳ Bryséis của Achille. Achille bất bình ra lệnh cho bộ lạc Miecmidon của mình đình chi cuộc chiến đấu cùng với liên minh các bộ lạc Hy Lạp. Chàng còn nhờ mẹ là nữ thần Thétis lên thiên đình kêu cầu thần Zeus giúp cho quân Troie thắng trận để trừng phạt quân Hy Lạp vì tội đã xúc phạm đến chàng. Cuộc chiến đấu giữa quân Troie và quân Hy Lạp lại tiếp diễn. Các vị nữ thần Hera và Atena vì căm tức quân Troie, đã phá hoại mọi ý định của hai bên muốn giải quyết chiến tranh một cách chóng vánh, đỡ tổn thất. Thần Zeus cấm các vị thần tham chiến để thực hiện lời hứa với Thétis giúp quân Troie thắng trận. Quân Hy Lạp vắng vị tướng kiệt xuất Achille nên bị thua to và có nguy cơ chiến thuyền bị đốt hết. Achille cho Patrocle, một người bạn thân của mình, xuất trận giúp quân Hy Lạp. Gặp Hector, chủ tướng của quân Troie, Patrocle bị giết chết.  Thương xót bạn, căm thù Hector, Achille xuất trận. Các thần được phép tham chiến, khiến cho cuộc chiến trở nên vô cùng khốc liệt. Quân Troie bị Achille dồn đuổi chạy về thành. Chỉ có một mình Hector dám đương đầu với Achille. Nhưng số mệnh đã định trước, Hector phải chết. Giết được Hector, Achille vẫn chưa nguôi lòng căm thù, chàng buộc xác Hector vào sau xe ngựa cho kéo quanh thành Troie. Một số thần trên thiên đình không bằng lòng với hành động tàn ác thành Troie giữa những tiếng than khóc của cha mẹ, vợ con Hector và nhân dân của Achille, do đó đã xảy ra bất hoà. Thần Zeus quyết định ra lệnh cho nữ thần báo mộng cho lão vương Priam, cha của Hector, đem của cải đến doanh trại Thétis phải bảo con đình chỉ ngay hành động vô nhân đạo và sai nữ thần Irix đến Achille xin chuộc xác con. Kết thúc thiên trường ca là lễ hỏa táng Hector.

Tóm tắt đoạn trích

Được in trong SGK Ngữ văn 10 là khúc thứ VI: Hektor tập hợp phe Troia và tiếp khí thế cho quân sĩ Diomedes và Glaukos phe Troia kết giao và trao tặng phẩm, Glaukos kể cho nguyện và hiến tế cho thần linh, thúc giục Paris tham chiến, từ biệt vợ Diomedes câu chuyện về Bellerophon. Hektor vào thành phố, kêu gọi phụ nữ cầu Andromache và con trai Astyanax trên tường thành, rồi quay trở lại chiến trường.

Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là đoạn trích trong sử thi I-li-át kể về sự việc người anh hùng Héc-to về thăm và chia tay vợ con trước khi lên đường ra chiến trận Chàng trở về nhà sau chiến trận nhưng không tìm thấy vợ con, không thấy phu nhân Ăng-đrô-mác của mình ra đón như thường lệ, nàng đã lên thành Tơ-roa cầu nguyện, Héc-to vội đuổi theo đến tận nơi để được thấy mặt hai mẹ con. Cả gia đình gặp nhau, hờn tủi xúc động không nói nên lời. Ăng-đrô-mác tha thiết cầu xin chàng đừng ra trận vì không muốn gia đình tan vỡ, không muốn Héc-to phải mạo hiểm. Nhưng với lòng kiêu hãnh, dũng cảm và sự cương quyết của mình, Héc-to vẫn quyết tâm ra trận vì không muốn để nỗi thống khổ đến với thành Tơ-roa và những người chàng yêu thương. Hai vợ chồng từ biệt nhau, chàng ôm con trai và cầu nguyện cho đứa trẻ những điều tốt đẹp nhất trước khi rời đi trong sự lưu luyến của Ăng-đrô-mác.

Soạn văn Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Tóm tắt nội dung văn bản

Soạn Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác trước khi đọc văn bản

Tìm hiểu nội dung tác phẩm thông qua bài soạn. Việc này giúp học sinh hiểu về hoàn cảnh và tình huống của truyện.

Câu 1: Trong cuộc sống, việc thực hiện bổn phận với cộng đồng và với gia đình nhiều khi mâu thuẫn. Theo em, ứng xử thế nào mới là hợp tình, hợp lí?

“Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Gia đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc nhất của người Á Đông, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia thì gia đình được coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Do vậy. sức mạnh trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình.”

Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kì giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay. Đúng như C. Mác đã nói: “ hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở – đó là quan hệ giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cho nên yếu tố huyết thống và tình cảm là nét bản chất nhất của gia đình. Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lí, mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hoá, một cơ cấu – thiết chế xã hội đặc biệt. Với tất cả những đặc biệt đó, cho thấy gia đình có một vị trí vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển của xã hội nói chung.

Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này chúng ta luôn luôn khẳng định và dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn luôn luôn đúng. Nó nói lên mối mật thiết giữa gia đình và xã hội, quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội. Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình. C. Mác nhiều lần lưu ý rằng: tôn giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật… chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phục ới thành Tơ-ra biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã hội khác nhau. Gia đình là tùng quy luật chung của sản xuất. Và thực tế cũng cho ta thấy, gia đình lần lượt cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Nhiều thông tin về xã hội tác động đến con người thông qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội dung quản lí xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà còn thông qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia đình. Qua đó ý thức công dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý nghĩa thiết thực.

Gia đình là tổ ấm thân yêu đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có điều kiện được an toàn và khôn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần… Ở đó, hằng ngày diễn ra các mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh những người đồng tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình thực sự là một tổ ấm thực sự của mỗi con người.

Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay ngày càng đòi hỏi trình độ và yêu cầu cao, đó phải là những người “giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi; sống có văn hoá, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. Gia đình chính “là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống  và hình thành nhân cách” để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Gia đình là nơi nuôi dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân thương, đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, cần phải dung hòa giữa lợi ích chính đáng của gia đình và sự đóng góp có trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội.

Soạn văn Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác phần Đọc văn bản

Trả lời những câu hỏi ở phần này đầy đủ và chi tiết. Qua đó, học sinh có thể nắm vững ý nghĩa của tác phẩm.

Câu 1: Những chi tiết miêu tả hành động và tâm trạng của Ăng-đrô-mác.

Đó là:

Nàng cùng con thơ với cô hầu gái xống áo thướt tha, đứng trên tháp canh nức nở, lòng đắng cay chan chứa nỗi buồn.

– Người như mất trí, vừa đi vừa chạy lên thành, đầu không ngoảnh lại.

Câu 2: Lí do nào khiến Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận?

– Là vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ.

– Trong lòng nàng, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, là chỗ dựa lớn nhất của nàng.

Câu 3: Những lí lẽ khiến Héc-to vẫn quyết định ra trận?

Là vì:

– Chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát.

– Chàng là người có nhiệt huyết, lí tưởng sống cao đẹp.

– Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ.

Soạn Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Soạn bài theo SGK

Câu 4: Hình dung về cảnh tượng được miêu tả.

Héc-to lưu luyến nhìn vợ con, không nỡ đi, muốn ôm con trai nhưng thằng bé lại khóc ré lên vì sợ, chàng tháo mũ và bế ẵm đứa con, cầu cho cậu bé những điều tốt đẹp nhất. Ăng-đrô-mác vừa đau lòng vừa không nỡ xa chồng, giúp chàng bế con và lưu luyến từ biệt chồng.

Câu 5: Ý thức của Héc-to về số phận và bổn phận.

– Vì đã sinh ra trên mặt đất này, chẳng một ai, dù quả cảm hay rụt rè, có thể chạy trốn được số phận.

– Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta.

Trả lời câu hỏi sau văn bản

Giải đáp những câu hỏi trong SGK là cách giúp học sinh chủ động tìm hiểu về văn bản. Qua đó, giúp bạn dễ dàng tiếp thu nội dung bài giảng của giáo viên.

Câu 1: Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?

– Biến cố dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác là khi Ăng-đrô-mác muốn chàng từ bỏ chiến trận về đoạn tụ với vợ con, vì nàng lo ở chốn chiến trường khốc liệt Héc-to sẽ khó bảo toàn tính mạng. Còn Héc-to thì không muốn từ bỏ lí tưởng anh hùng của mình, chàng muốn ra trận để không phải hổ thẹn với những người anh em, với những chiến binh khác và phu nhân của họ.

– Có thể xem đây là biến cố đặc trưng của thể loại sử thi vì sử thi thường xây dựng những nghệ thuật hoành tráng, hào hùng, cường điệu về những biến cố diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại vậy nên hình tượng người anh hùng đã trở thành nhân vật cổ điển trong thể loại này.

Câu 2: Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo em, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?

Những từ ngữ đó là:

– Ăng-đrô-mác: cánh tay trắng ngần, xống áo thướt tha, trang phục diễm lệ, hiền thục, cao quý, dịu hiền.

– Héc-to: lẫy lừng, mũ trụ sáng loáng, ánh đồng sáng lóa, cái ngù bờm ngựa cong cong, hồn hậu, mũ trụ đồng thau sáng loáng.

Nhân vật được khắc họa qua những từ ngữ lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh đặc điểm đặc trưng, tạo nên dấu ấn riêng của mỗi nhân vật trong văn bản, không nhầm lẫn với bất cứ một nhân vật nào. Đồng thời việc khắc họa này còn tạo nên kiểu nhân vật điển hình trong thể loại sử thi.

Câu 3: Những không gian “tòa tháp”, “thành lũy”, “phố xá thành Tơ-roa”, “cổng Xkê,… trong đoạn trích thể hiện đặc trưng thể loại sử thi như thế nào?

Không gian tòa tháp, thành lũy, phố xá thành Tơ-roa, cổng Xkê,… đều là những không gian rộng lớn, kì vĩ trong đời sống của cộng đồng cư dân thời cổ đại. Chúng được nhắc tới trong văn bản đã thể hiện sự xây dựng nghệ thuật hình tượng tráng lệ và thủ pháp cường điệu của thể loại sử thi.

Câu 4: Những lời nói, hành động của Ăng-đrô-mác thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

Đó là những hình ảnh:

Hành động: “nước mắt đầm đìa”, “xiết chặt tay Héc-to”, “nức nở”, “ôm chặt con vào bầu ngực thơm tho, cười qua hàng lệ”; khi Héc-to ra đi, nàng “bước về nhà, hàng lệ tuôn rơi, chốc chốc lại ngoái nhìn qua bóng hình phu quân yêu quý”

– Lời nói:

+ “Lòng can đảm của chàng sẽ huỷ hoại chàng thiếp nguyện xuống hồ sâu còn hơn để mất chàng. Chàng bỏ thiếp lại một mình, còn gì thiết tha trên cõi đời này nữa”

+ “Héc-to chàng hỡi, giờ đây với thiếp, chàng là cha và cả mẹ kính yêu; chàng là cả anh trai duy nhất, cả đức lang quân cao quý của thiếp”

+ Xin chàng hãy rủ lòng thương thiếp và con mà đừng ra trận,… đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành giá phụ.

Lời nói và hành động đó cho thấy, Ăng-đrô-mác là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, rất tha thiết với gia đình và luôn khao khát hạnh phúc. Nhưng đồng thời, nàng cùng là một người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắng đến mất đi lí trí, nhưng đó cũng là tính cách chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

Câu 5: Vì sao Héc-to vẫn quyết định mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp? Em suy nghĩ gì về hành động đó của nhân vật?

Chàng mở cổng thành nghênh chiến với quân Hy Lạp dù bị Ăng-đrô-mác ngăn cản vì nhiều lí do:

– Lòng tự tôn và ý chí của người anh hùng không cho phép chàng làm kẻ hèn mọn,  nhát  gan đứng ngoài cuộc chiến. Chàng không muốn phải hổ thẹn với những chiến binh và những người phụ nữ thành Tơ-roa.

– Héc-to đã quen là người đứng đầu, luôn giành chiến thắng về cho thân phụ và bản thân nên không thể làm kẻ hèn mọn đứng ngoài cuộc chiến.

– Chàng muốn chiến đấu vì thành Tơ-roa, bởi chàng biết, một khi thành Tơ-roa thất thủ, thì em trai, vợ chàng và những người thân thiết bên cạnh chàng sẽ mất hết tự do, phải đi làm nô lệ tù đày, chàng không muốn họ phải sống khổ sở nên muốn đi chinh chiến để giữ vững yên bình cho thành và cuộc sống của mọi người ở đây.

Hành động nghênh chiến với quân Hy Lạp của Héc-to là một hành động dũng cảm và thể hiện lí tưởng của người anh hùng trong hoàn cảnh phải lựa chọn giữa gia đình và dân tộc. Hành động này còn cho thấy tính cách quả cảm, cương trực và quyết đoán của chàng, là đại diện cho hình tượng người anh hùng.

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác
Tìm hiểu chung về tác phẩm

Câu 6:  Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?

Đoạn trích đã nói lên vấn đề việc hi sinh hạnh phúc gia đình để nghĩ tới hạnh phúc, an nguy cả dân tộc, đặt tình cảm cá nhân lồng trong tình cảm lớn của người anh hùng. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như tình cảm vợ chồng, tình mẫu tử, lí tưởng sống,… Những vấn đề này vẫn có ý nghĩa trong xã hội ngày nay vì đây là những vấn đề mà gần như cá nhân nào cũng sẽ gặp phải. Và trong xã hội hiện nay, việc chi sống cho mình mà quên đi những lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, sống ích kỉ đang ngày càng phổ biến. Ngoài ra, vẫn có những bạn trẻ không có lí tưởng, sống hoài sống phí. Vì vậy, vấn đề giàu tính nhân sinh cần được xem trọng trong vấn giáo dục.

Câu 7: Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng của Hy Lạp thời cổ đại.

Qua nhân vật Héc-to – kiểu nhân vật điển hình cho người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại, có thể nhận thấy người anh hùng thời kì này thường mang những phẩm chất:

– Dũng cảm, có lí tưởng chiến đấu và luôn sẵn sàng xông pha chiến trận;

– Kiên cường, không chịu thua, có lòng tự tôn, kiêu hãnh dân tộc;

– Phân biệt rạch ròi giữa tình cảm gia đình, vợ chồng cá nhân và lợi ích của dân tộc, biết cân bằng những mối quan hệ xung quanh.

(Mở rộng cho câu 7)

Vẻ đẹp của những anh hùng sử thi qua một số trích đoạn đã học Sử thì anh hùng là những áng văn tự sự (văn xuôi hoặc văn vần) có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những người anh hùng dũng cảm, có phẩm chất tốt đẹp, tài trí hơn người, lập được nhiều chiến công hiển hách, biết hi sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ cho cộng đồng. Để hiểu rõ thêm về thể loại sử thi bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể về vẻ đẹp của nó. Trong sử thi anh hùng, nhân vật anh hùng đại diện cho toàn thể cộng đồng về mọi phương diện. Nội dung ấy khiến cho hình tượng người anh hùng sử thi có ý nghĩa biểu tượng cao hơn. Nhân vật anh hùng là những nhân vật trung tâm của tác phẩm sử thi. Vẻ đẹp ấy trước hết toát ra ở ngoại hình. Nhân vật anh hùng. Sử thi thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao hơn chính bản thân nó. Đặc điểm ngoại hình nổi bật nhất của người anh hùng sử thi là nó mang vẻ đẹp tạo hình theo quan điểm thẩm mĩ, theo chuẩn mực riêng của cộng đồng. Nói đến vẻ đẹp của người anh hùng sử thi phải nói đến vẻ đẹp của phẩm chất, của tài năng phi thường. Vẻ đẹp đầu tiên cần phải nhắc đến của người anh hùng sử thi là lòng dũng cảm, ý chí và nghị lực phi thường. Lòng dũng cảm được coi là phẩm chất đạo đức có tính chất tuyệt đối của người anh hùng sử thi. Bao giờ người anh hùng cũng là những con người có lòng chiến đấu dũng cảm và ý chí chiến đấu mãnh liệt nhất. Một phẩm chất khác cũng không kém phần quan trọng của người anh hùng sử thi là họ luôn mang một lí tưởng cao cả, một khát chiến công, lập vinh quang nơi chiến trận thì các anh hùng của sử thi Ấn Độ lại vọng lớn lao. Nếu lí tưởng của người anh hùng sử thi phương Tây là khát vọng mang một lí tưởng thuần khiết hơn: họ hướng về điều thiện, về lẽ phải, về đạo lí ở đời. Và nhờ có sức mạnh thể chất phi thường cộng với sức mạnh tinh thần kì diệu, người anh hùng sử thi luôn lập được nhiều chiến công hiển hách.

Chiến công của người anh hùng bao giờ cũng mang ý nghĩa lớn lao, mang quyền lợi, danh dự và hạnh phúc cho bộ tộc cộng đồng. Tóm lại, nhân vật ang hùng luôn hiện diện với tổng hòa các sức mạnh về vật chất lẫn tinh thần. Những vẻ đẹp đó lúc đầu thì siêu phàm, kì vĩ, phi thường nhưng về sau thì bình dị, bình thường và gần gũi. Người anh hùng sử thi luôn được nhìn nhận, đánh giá, ngợi ca với niềm tôn kính thiêng liêng.

Kết nối đọc – viết

Học sinh có thể tham khảo đoạn văn mẫu gợi ý để biết cách làm bài phân tích.

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một chi tiết mà bạn cho là đặc sắc nhất trong đoạn trích.

Chi tiết “Héc-to lừng danh cúi xuống ôm con trai vào lòng” sau khi nói rõ với Ăng-đrô-mác về lí tưởng ra trận của mình đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Đó là cái ôm từ biệt, từ biệt đứa con trai yêu quý và cũng là từ biệt Ăng-đrô-mác để  lên đường nhưng đứa con lại sợ hãi chàng mà không muốn gần cha. Héc-to lúc đó đã tháo mũ trụ của mình để bồng đứa bé. Điều đó đã cho thấy hình ảnh một người cha hỗn hậu, ấm áp ở Héc-to bên cạnh người anh hùng cầm khiên oai phong, sáng giúp nhân vật thể hiện rõ hơn những mặt khác nhau trong tính cách chứ không chỉ loáng ngoài chiến trận. Hình ảnh ấy là một tấm gương phản chiếu khác của chàng, khiên, trút mũ xuống để bồng trên tay đứa con, cho thấy vẻ đẹp của tình cha con, bó hẹp trong hình ảnh người anh hùng. Người anh hùng trong hoàn cảnh này đã trút của người anh hùng khi tách rời chiến trận. Đồng thời khẳng định người anh hùng không chỉ đẹp ngoài chiến trận, không chỉ mạnh mẽ khi chinh chiến mà còn đẹp trong cả khoảnh khắc đứng bên gia đình nhỏ, cũng cho thấy sự trở lại của Héc-to đã + đến cho mẹ con Ăng-đrô-mác rất nhiều sự an ủi và ấm áp, đã thổi bùng lên mong nhớ của hai mẹ con. Chi tiết ấy khiến người đọc xúc động mà cũng cảm động, để lại ấn tượng đẹp trong lòng độc giả.

Mở rộng:

Khi xây dựng hai hình tượng người anh hùng lí tưởng Asin và Hecto, Hômerơ một lần nữa lại muốn khẳng định và để cao vai trò của con người trong cuộc sống. Họ chiến đấu bằng chính sức mạnh của bản thân mỗi người, bằng ý chí và lí tưởng trái tim đầy nhiệt huyết. Bởi vậy, chiến thắng của người anh hùng, hoàn mệnh định đoạt. Mặc dù trong truyện có cả một thế giới thần linh đầy quyền năng, toàn là do chính mỗi con người quyết định, chứ không hắn là do thần linh hay số | Mới vai trò là chi phối cuộc chiến, số mệnh áp đặt con người đi theo một cái đích đã được định trước, nhưng con người mới thực sự là người chủ động và độc lập thực hiện hành động của mình. Nó diễn ra trong tâm hồn con người thành những dòng cảm xúc rất nhân văn. Như vậy, ý chí, tâm hồn, tư tưởng của con người mới quan trọng, rồi mới được đem gán cho thần thánh, và con người vẫn sáng đẹp trong vai trò của mình trong cuộc sống. Hômerơ đã đưa những người anh hùng con người vào trong tác phẩm với tư cách là nhân vật chính và tôn vinh giá trị của chính họ.

Nổi trội lên trong tác phẩm, đó chính là sức mạnh của chính bản thân con  người, điều này được Hômerơ khẳng định lại rất nhiều lần. Tuy trong những cuộc chiến, có sự hỗ trợ của thần linh, nhưng đó cũng chỉ là sự tác động đến một phần nào đó mà thôi. Chính con người mới là chủ nhân, trung tâm của cuộc chiến và quyết định thắng bại của cuộc chiến mà mình tham gia. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của thần linh trong tác phẩm, chính là cái nền để người anh hùng thêm rực rỡ, để  tô đậm và nâng cao hơn sức mạnh cũng như giá trị của người anh hùng, có thể ví đó như là một bức tranh, mà trong bức tranh đó, hình tượng người anh hùng trở thành tâm, lưu lại nhiều mĩ cảm đối với người đọc.

Kết luận

Soạn bài Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác bám sát theo chương trình ngữ văn lớp 10. Học sinh có thể tham khảo để chủ động trong việc tìm hiểu bài trước khi đến lớp.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hi88 8xbet