Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Kết nối tri thức 10 

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia để học sinh có được cái nhìn tổng quan về tác phẩm. Các câu hỏi trả lời sẽ được Trang phân tích văn học The POET Magazine gợi ý và làm rõ. Nếu có sự chuẩn bị trước khi đến lớp, khi nghe giảng sẽ dễ tiếp thu hơn. 

Table of Contents

Trước khi đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia soạn bài

Tóm tắt văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia in trong Văn lớp 10, trả lời thêm hai vấn đề được đưa ra trước khi được và phân tích sâu. Đầu tiên, học sinh đưa ra cảm nhận của chính bản thân khi nhìn thấy Văn Miếu – Quốc Tử Giám và hoàn cảnh khi nghe câu “Hiền tài là nguồn nguyên khí của quốc gia” trước đây. 

hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Soạn văn Hiền tài là nguyên khí của quốc gia trước khi đọc

1/ Tóm tắt

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia của Thân Nhân Trung là bài kí được khắc bia năm 1484. Trước phần trích học có một đoạn văn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428) đến năm 1484, các vua Lê tuy đều có chú ý bôi dưỡng nhân tài nhưng chưa có điều kiện dựng bia tiến sĩ; cuối phần trích là danh sách 33 vị tiến sĩ khoa Nhâm Tuất 1442. Bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ và nêu bài học lịch sử được rút ra. Hiền tài là nguyên khí của quốc gia ý nói người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước. Vì vậy, hiền tài có quan hệ lớn đối với sự thịnh của đất nước. Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài: đề cao danh tiếng, phong chức nước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc… Ngoài ra, còn khắc bia tiến sĩ để lưu danh sử sách. Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa to lớn: khuyến khích nhân tài, noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác và làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững dài lâu. Thời nào cũng vậy, hiền tài là nguyên khí của quốc gia.

2/ Bạn nghĩ gì khi nhìn thấy (trực tiếp hoặc qua phim ảnh) những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Những hàng bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), thật trang khơi dậy xúc cảm về tầm nhìn đúng đắn của cha ông ta xưa. Đó là nhớ đến tài năng, nhớ đến những công lao, những đóng góp to lớn của họ đối với đất nước. Ngay tảng đá trước cổng trường THPT chuyên Lê Quý Đôn thành phố Đà Nẵng cũng khắc dòng chữ này. Tất cả mang đến cho em xúc cảm kính trọng những bậc hiền tài. Trong đời sống hôm nay cũng xuất hiện những hiền tài góp phần đưa đất nước sánh cùng năm châu bốn biển.

3/ Bạn đã thấy, đã nghe câu: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” ở đâu, trong hoàn cảnh nào?

Đầu tiên là em nghe những bậc trưởng thượng khi bàn thế sự, thường hay nói câu này. Em nghĩ câu nói này được quan tâm nhiều, chắc chắn có giá trị lớn. Thế nói, em tìm hiểu trên google. Đồng thời, may mắn được tham quan Văn Miếu ở Hà Nội, em đã nhìn thấy.

Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Sau khi hoàn thành nội dung sơ lược tiếp cận văn bản, học sinh tiếp tục đi sâu hơn. Thông qua nội dung được đọc, bạn cần làm rõ các vị vua ban ân gì cho kẻ sĩ, vì sao lại quyết định dựng bia. 

hiền tài là nguyên khí của quốc gia soạn văn
Đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Câu 1: Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ?

– Cho khoa danh 

– Đề cao bằng tước trật

– Nêu tên ở tháp Nhạn

– Ban danh hiệu Long hổ

– Bày tiệc Văn hỉ

Câu 2: Lí do chính của việc dựng bia là gì?

Việc dựng bia không chỉ vinh danh hiền tài, người đỗ đạt, mà còn khuyến khích người trau dồi nhân cách, tài năng để cống hiến cho quốc gia, dân tộc phồn vinh.

Trả lời câu hỏi sau khi đọc văn bản Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Sau khi đọc hết tác phẩm, còn vài vấn đề bạn nên tìm hiểu và đưa ra lời giải. Những câu hỏi phần sau đọc chủ yếu xác định từ ngữ chỉ thái độ của “đấng thánh đế minh vương”, mục đích của việc dựng bia ghi danh người đỗ tiến sĩ. Ngoài ra, trong phần soạn này cũng có các câu hỏi khai thác ý nghĩa từng đoạn. 

soạn hiền tài là nguyên khí quốc gia
Trả lời câu hỏi Hiền tài là nguồn nguyên khí của quốc gia sau khi đọc

Câu 1: Tìm trong đoạn (2) của văn bản những từ ngữ thể hiện thái độ trọng dụng hiền tài của “các đấng thánh đế minh vương”.

Bồi dưỡng nhân tài

– Nêu tên ở tháp Nhạn

– Ban danh hiệu Long hổ

– Bày tiệc Văn hỉ

– Kén chọn kẻ sĩ

– Vun trồng nguyên khí

– Đề cao bằng tước trật.

Câu 2: Trong văn bản có một câu trực tiếp nói về mục đích của việc dựng bia ghi danh những người đỗ tiến sĩ. Em hãy cho biết đó là câu nào?

Đó là câu: “Thể thì việc dựng tấm bia đá này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.”

Câu 3: Xác định luận đề của văn bản và cho biết vì sao em xác định như vậy.

Luận đề của văn bản là bàn về tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, dân tộc. Xác định được điều đó là vì, tựa đề văn bản đã viết: “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”.

Câu 4: Xét về nội dung, đoạn (3), có mối quan hệ như thế nào với đoạn (2)?

Đoạn (2) bàn về những việc làm thể hiện sự coi trọng của “các đấng thánh đế minh vương” với người hiền tài trong thiên hạ.

Đoạn (3) nói về những chính sách khuyến khích hiền tài đã được làm và đang tiếp tục làm (khắc bia) của đất nước.

– Về nội dung hai đoạn có liên quan đến nhau, bổ sung cho nhau, đưa ra luận điểm về sự coi trọng hiền tài.

Câu 5: Em hãy khái quát về nội dung đoạn (4) và cho biết đoạn này đảm nhận chức năng gì trong mạch lập luận.

Nội dung: bàn về cách mà một kẻ sĩ có học vấn nhưng thân phận nhỏ mọn, nhưng được triều đình trọng vọng. Vì vậy, phải hết lòng báo đáp.

Chức năng: đoạn (4) là một luận điểm trong mạch lập luận nối tiếp đoạn (3) với đoạn (5) và dẫn đến sự tất yếu là lập bia.

Câu 6: Khi viết bài văn bia, tác giả đã thể hiện ít nhất hai tư cách: một là của người truyền đạt “thánh ý”, hai là của kẻ sĩ được trọng dụng, thường suy nghĩ về việc báo đáp. Việc thống nhất hai tư cách đó đã chi phối như thế nào đến cách triển khai luận điểm của tác giả?

Với hai tư cách này, tả giả triển khai hệ thống luận điểm không mang tính đối lập mà được trình bày song song với nhau, vừa nói về tầm quan trọng của hiền tài với đất nước vừa nêu lên những ân sủng của “thánh ý”. Để từ đó hết lòng đóng góp cho đất nước.

Câu 7: Tìm một vài dẫn chứng lịch sử (qua những gì đã học và tìm hiểu thêm) để làm sáng tỏ nhận định sau đây của tác giả bài văn bia: “Vì vậy các đấng thánh để minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên.”

– Những hiền tài quân sự đóng góp cho đất nước theo dòng chảy của lịch sử như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Quan Trung, Võ Nguyên Giáp,…

– Những hiền tài văn chương đóng góp cho nền văn chương nước nhà như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Khái Hưng, Thạch Lam, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tố Hữu,..

– Các em nêu thêm những nhà kinh tế, các nhà khoa học,…

Câu 8: Qua việc đọc văn bản trên, em hiểu gì về tầm quan trọng của việc xác định mục đích viết và bày tỏ quan điểm của người viết trong văn nghị luận?

Đối với người viết: 

– Biết được nội dung cần viết, bày tỏ được những quan điểm, suy nghĩ của bản thân trong bài văn nghị luận.

– Xác định được những luận điểm, luận cứ cần viết và những lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm cần được tìm và đưa vào bài viết.

Đối với người đọc: 

– Nhận biết được luận đề, luận điểm và các lí lẽ bằng chứng mà người viết đưa ra.

– Hiểu được nội dung bài nghị luận, thấy được quan điểm mà người viết bày tỏ trong văn bản.

Kết nối đọc – viết tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu suy nghĩ của em về sự cần thiết của việc trọng dụng hiền tài.

Trả lời (1)

Kể sách “chiêu hiền đãi sĩ” có từ xa xưa trong các triều đại phong kiến Việt Nam khi xuất hiện minh quân. Lúc ấy, người tài như “rồng gặp mây” tha hồ vùng vẫy, tung hoành thể hiện hết năng lực và đức hạnh của mình mà đóng góp cho đất nước. Trong thời đại ngày nay ở nước ta, thì chính sách ấy tiếp tục vận dụng với mục đích dân giàu nước mạnh. Vì vậy, mới có đề án đưa sinh viên làm tiến sĩ ở những nước tiên tiên. Tuy nhiên, đáng buồn là việc “chiêu hiền đãi sĩ”, ở không ít địa phương, đã trở thành khẩu hiệu sáo rỗng. Như một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mới đây đã phát hiện hơn 200 cán bộ dùng bằng tú tài giả (như Thời báo kinh tế Sài Gòn đưa tin). Những người kém tài, thiếu đức nhưng gian xảo này, dùng quyền lực cản trở, loại trừ những tài năng khác trong bộ máy công quyền. Vì vậy, chúng ta cần công minh trong việc tuyển chọn hiền tài cho đất nước, đồng thời, thẳng tay trừng trị những kẻ kém tài mà gian xảo, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước.

Trả lời (2)

Từ bao đời nay, nhân tài luôn là tài sản vô giá của mỗi quốc gia. Nhưng cũng cần người tài năng phải đi đôi với nhân cách, đạo đức trong sáng. Cho nên, Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Trong dòng chảy miên man của quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta, có biết bao người tài làm rạng rỡ non sông. Nhưng cũng có không ít những hiền tài bị vùi dập thành bi kịch như Nguyễn Trãi. Vì vậy, cần lắm một kế sách lớn trong giáo dục học đường để không phải bồi dưỡng vài người tài năng, mà cần cả một thế hệ luôn khao khát học tập, làm việc chân chính với tinh thần tự trọng cao, cống hiến nhiều. Tuy nhiên, nhà nước cũng cần có chính sách ưu đãi đúng đắn để các nhân tài sống khá giả về vật chất. Từ đó, những lo toan cơm, áo, gạo, không làm xói mòn đời sống của nhân tài, thì nhân tài mới hết lòng cống hiến cho đất nước non sông.

Kết luận

Soạn bài Hiền tài là nguyên khí của quốc gia đi từ bao quát đến phân tích chi tiết từng yếu tố nhỏ. Nội dung của tác phẩm cũng khẳng định rõ, người tài cao, học rộng và có đức độ sẽ làm nên khí chất ban đầu, mang đến sự sống, phát triển đất nước. 

XEM THÊM:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *