Soạn bài Hoa bìm – Chân trời sáng tạo lớp 6

Soạn bài Hoa bìm giúp giải đáp tất cả câu hỏi trong sách giáo khoa đầy đủ và chi tiết nhất. Học sinh lớp 6 hãy tham khảo gợi ý từ The POET để hỗ trợ việc học trên lớp và đạt điểm cao trong kì thi.

Hướng dẫn đọc

Soạn Hoa bìm ngắn nhất sách Chân trời sáng tạo lớp 6 giải đáp ba câu hỏi thể thể thơ, nội dung và thủ pháp nghệ thuật. Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu rất khéo léo trong việc mô tả loài hoa tuổi thơ cùng với tình yêu quê hương tha thiết.

Câu 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ lục bát trong bài thơ trên.

Số tiếng: Bài thơ gồm các cặp câu lục bát xen kẽ nhau, cứ một câu lục (6 tiếng) lại đến một câu bát (8 tiếng).

Gieo vần đảm bảo luật thơ lục bát:

– Tiếng thứ sáu của dòng lục vần với tiếng thứ sáu của dòng bát liền kề: bìm – tìm, ngơ – hờ, sai – vài, dim – chim, gầu – đầy, tơ – nhờ, mèn – đèn, lau – nhàu, đưa – chưa.

– Tiếng thứ tám dòng bát vần với tiếng thứ sáu của dòng lục liền kề: thơ – ngơ, gai – sai, chim – dim, mây – gầy, mơ – tơ, sen – mèn, thâu – lau, mưa – đưa.

Ngắt nhịp: chủ yếu ngắt nhịp chẵn. Một số câu nhịp lẻ: Có câu hồng/ trĩu cành sai; Trưa yên ả/ rụng một vài/ tiếng chim; Có ri ri/ tiếng dế mèn; Có con cuốc/ ở bờ lau.

Thanh điệu:

– Có sự phối hợp nhịp điệu hài hòa giữa các tiếng trong một cặp câu lục bát;

– Các tiếng ở vị trí 2, 4, 6, 8 đều tuân thủ chặt chẽ theo quy định: tiếng thứ 2 là thanh bằng, tiếng thứ 4 thanh trắc, tiếng thứ 6 và 8 là thanh bằng;

– Các tiếng thứ 6 và 8 ở câu bát cùng vần (vần bằng) khác thanh (thanh huyền và thanh ngang): tìm – thơ; hở – gai; vài – chim; chìm – mây; đầy – mơ; nhờ – sen; đèn – thâu; nhàu – mưa; chưa – về.

Câu 2: Xác định tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện qua bài thơ.

Từ nội dung soạn văn Hoa bìm có thể thấy tác giả rất tài năng, biểu hiện qua điểm những kỉ niệm của tuổi thơ, những hình ảnh giản dị, quen thuộc của quê hương được tái hiện một cách sinh động, đầy đủ, sâu sắc đã thể hiện nỗi nhớ da diết, tình yêu quê hương thiết tha và mong ước được trở về với quê hương sau thời gian xa cách “mười năm chốn cũ”.

soạn bài hoa bìm
Hoa bìm mang theo tình cảm chứa chan của tác giả

Câu 3: Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh biện pháp tu từ.

Soạn bài Hoa bìm chi tiết là cách để thấy được nét độc đáo trong thơ Nguyễn Đức Mậu. Tác giả đã sử dụng thành công điệp từ “có” kết hợp với biện pháp liệt kê để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ: có con chuồn ớt lơ ngơ, có cây hồng trĩu cành sai, có con mắt lá lim dim, có con thuyền giấy …

Với việc sử dụng kết hợp hai biện pháp tu từ đó, tác giả đã vẽ lên một khung cảnh thiên nhiên thân thuộc, gần gũi, sống động của làng yêu trong nỗi nhớ và bộc lộ được cảm xúc, tình yêu của mình dành cho quê hương.

Xem thêm:

Kết luận

Hướng dẫn soạn bài Hoa bìm ngắn nhưng chi tiết giúp học sinh thực hành đọc hiểu văn bản hiệu quả. Nếu muốn tìm kiếm thêm nhiều bài soạn chất lượng, bạn hãy truy cập website để The POET Magazine tham khảo hướng dẫn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *