Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí – Đọc hiểu Ngữ văn 8

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về một giai đoạn lịch sử hào hùng của nước ta. Mỗi phần trải nghiệm, suy ngẫm và phản hồi trong sách văn 8 đều được trả lời cặn kẽ và chính xác hỗ trợ học tập.

Table of Contents

Chuẩn bị đọc

Soạn Hoàng Lê nhất thống chí phần Chuẩn bị đọc ngữ văn lớp 8 Chân trời sáng tạo giúp bạn tìm hiểu về lịch sử thời đất nước bị phân chia hai miền bởi sông Gianh. Đó là triều đại xa hoa nhưng rệu rã của Vua Lê – Chúa Trịnh và quá trình thống nhất của Hoàng đế Quang Trung.

Câu 1: Em biết gì về thời Vua Lê – Chúa Trịnh hay về những chiến công của Hoàng đế Quang Trung? Hãy chia sẻ cùng các bạn trong lớp.

Thời Vua Lê – Chúa Trịnh và những chiến công của Hoàng đế Quang Trung:

– Thời Vua Lê – Chúa Trịnh:

Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia lãnh thổ giữa giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn Cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyễn năm 1627 và kết thúc vào năm 1777 khi chúa Nguyễn sụp đổ.

Ban đầu, cả thế lực họ Trịnh và họ Nguyễn đều mang khẩu hiệu “phù Lê diệt Mạc” để lấy lòng thiên hạ và thề trung thành với triều Hậu Lê. Sau khi nhà Mạc đã bị đánh đổ, trên danh nghĩa, cả Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn đều là hai vị bề tôi của nhà Hậu Lê, cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều là lãnh thổ của nhà Lê. Nhưng trên thực tế thì cả hai tập đoàn phong kiến này đều tạo thế lực cát cứ cho riêng mình như hai nước riêng biệt, vua nhà Hậu Lê đã không còn thực quyền nên không gian ngăn chặn được sự phân tranh giữa hai hộ Trịnh – Nguyễn. Nước Đại Việt trong giai đoạn này bị chia cắt khoảng 150 năm.

– Chia sẻ những chiến công của Hoàng đế Quang Trung:

Quang Trung – Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự, một vị anh hùng dân tộc kiệt xuất. Hình ảnh Vua Quang Trung tiêu biểu cho tinh thần quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Chỉ mới 39 tuổi xuân, Quang Trung đã có 22 năm đánh Nam dẹp Bắc – tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước; đuổi Xiêm diệt Thanh – góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập nước nhà. Mỗi chiến công trong cuộc đời Quang Trung đánh dấu một mốc son trong lịch sử hào hùng của cả dân tộc.

– Những sự kiện chính trong cuộc đời và sự nghiệp Vua Quang Trung:

Năm 1753 – Sinh ra tại thôn Kiên Mĩ, ấp Kiên Thành, huyện Hoài

Nhơn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Thân sinh của Quang Trung là ông Hồ Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng.

Năm 1771 – Dựng cờ khởi nghĩa, trở thành một trong ba vị lãnh tụ cao nhất

của phong trào Tây Sơn.

Năm 1775 – Tổng chỉ huy xuất sắc trận đánh Phú Yên, tạo ra bước ngoặt quan trọng cho toàn bộ quá trình phát triển mạnh mẽ sau đó của phong trào.

Năm 177 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ hai, lật đổ cơ độ thống trị của họ Nguyễn.

Năm 1782 – Chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ tư, đánh cho Nguyễn Ảnh đại bại.

Năm 1783 – Tổng chỉ huy cuộc tấn công vào Gia Định lần thứ năm, đuổi tập

đoàn Nguyễn Ánh ra khỏi bờ cõi.

Năm 1785 – Tổng chỉ huy trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm xâm lược.

Năm 1786 – Tổng chỉ huy các đợt tấn công tiêu diệt chính quyền họ Trịnh.

Ngày 22/12/1788 – Lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân – Huế). Niên hiệu Quang Trung bắt đầu xuất hiện từ đây.

Năm 1789 – Tổng chỉ huy trận Ngọc Hồi – Đống Đa, quét sạch 29 vạn quân Thanh và bè lũ tay sai phản quốc Lê Chiêu Thống ra khỏi bờ cõi.

Từ 1789 đến 1792 Ban bố Chiếu khuyến nông, Chiếu lập học, tiến hành những cải cách tích cực và táo bạo.

Ngày 15/9/1792 – Quang Trung đột ngột qua đời, để lại niềm thương tiếc khôn nguôi cho lớp lớp những thế hệ người Việt Nam yêu nước.

soạn hoàng lê nhất thống chí
Lịch sử thời Vua Lê – Chúa trịnh và Hoàng đế Quang Trung

Trải nghiệm trong khi đọc

Soạn văn Hoàng Lê nhất thống chí phần Trải nghiệm được The POET Magazine (www.thepoetmagazine.org) chia sẻ chi tiết về mạch truyện, các sự kiện quan trọng. Sự tha hoá của kiêu binh và quá trình phát triển sự nghiệp thống nhất đất nước của Hoàng đế Quang Trung.

Câu 1: Cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi ở đây có khác gì so với cảnh lên ngôi của nhà vua chúa ngày xưa mà em biết, hoặc hình dung?

– Lễ lên ngôi của vua (chúa) ngày xưa là ngày trọng đại của quốc gia. Người được lên ngôi vua, chúa sẽ được thông báo thời gian lên ngôi. Các võ quan, nội các viện, các quan đô tổng binh, thừa chính sứ đến thất tư thất tân, dâng áo bào để mặc, rước vua lên mình voi đến chính điện phủ vóc vàng và vóc bạc. Vua ngự lên ngai, các quan đều phủ phục rồi đứng dậy cúi đầu vái lạy, giơ hai tay chắp lên trời và tuyên thệ trung thành với vua. Có thể một số nghi lễ các triều chính sẽ bắn ba loạt thần công để đặt quanh thành, ba loạt súng trường đặt trong một cánh đồng gần đấy. Sau khi nghi lễ bắn đại bác, tân vương liền ngự kiệu, (vua) chúa và quan tổng lý nội các cưỡi ngựa đi đầu tiên vào nội cung. Các vương phi, công chúa, mệnh phụ đến lạy chào. Sau đó, các quan vào sự yến tiệc, sau yến tiệc là tuồng hát, đốt pháo bông suốt đêm.

→ Nghi lễ long trọng, nghiêm trang.

– Lễ lên ngôi của Trịnh Tông:

Họ kéo nhau vào nhà Tá Xuyên phò Thế từ từ Tông lên phủ đường. Họ kiệu thế từ lên vai, rồi đứng xúm chung quanh, gào thét vui sướng:

– Xin ngồi cao thêm nữa để thiên hạ đều được thấy mặt rồng cho thỏa lòng vui của mọi người!

Trong lúc gấp vội không có kỉ sập, họ vẫn phải dùng tạm chiếc mâm vẫn bày cổ lộc làm ghế. đặt thế tử lên ngôi, rồi tám người kề vai khiêng. Chốc chốc họ lại nâng bổng chiếc mâm lên trên đầu mà đội; đầu mỏi lại hạ xuống vai, rồi vai mỏi lại nâng lên đầu. Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡn quả cầu hoặc rước pho tượng Phật. Mỗi lần thế tử được nhô lên cao, quân lính lại vỗ tay reo hò vang lên một chập. Những kẻ buôn bán ở các phố phường, chợ búa đều tranh nhau kéo đến xem chúa, sân phủ đông như họp chợ.

→ Lên ngôi trong cảnh nhốn nháo, hỗn độn. Trịnh Tông lên ngôi được là nhờ vào bọn kiêu binh cướp ngôi.

Câu 2: Em có nhận xét gì về hành động của đám kiêu binh?

Đám kiêu binh nổi loạn theo cảm tính, suy nghĩ không chín chắn, không thấy đáo, hành động a dua theo phái đông, có biểu hiện làm loạn, thừa kế hoành hành. Phá hủy dinh thự của anh em Quận Huy, phá nhà và bắt giết cả những người mà kiêu binh cho là liên quan đến Thị Huệ và Đặng Huy.

Câu 3: Chú ý diễn biến và chỉ ra mối quan hệ giữa các sự kiện, tuyến sự kiện qua các đoạn lược dẫn cả ở hồi thứ hai và hồi thứ mười bốn.

Soạn Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhất nhất định phải lưu ý các tuyến sự kiện ở các đoạn lược dẫn.

Lời dẫn hồi thứ hai, hồi thứ mười bốn là một chuỗi các sự kiện phức tạp, gắn với nhiều tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau. Trong phần này đã sử dụng cốt truyện đa tuyến.

Câu 4: Câu nói này thể hiện nét tính cách nào của Vua Quang Trung?

Câu nói thể hiện nét tính cách của Vua Quang Trung là: Ý chí quyết chiến quyết thắng và tầm nhìn xa trông rông. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tất đất nào, vậy mà Quang Trung đã hẹn ngày mở tiệc khao quân mừng chiến thắng ở Thăng Long.

Câu 5: Từ đây, tuyến truyện có gì thay đổi?

Từ đấy, tuyến truyện đã thay đổi:

– Tuyến truyện trước kể về Quang Trung Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt trong lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi…

– Tuyến này kể về sự thất bại thảm hại của nhà Thanh.

→ Các tuyến truyện được kể song hành, đan xen nhau trong cùng một chương hồi của truyện.

Câu 6: Phần kể về Vua Lê Chiếu Thống có phải là một tuyến truyện khác không? Vì sao?

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác vì:

Phần kể về Vua Lê Chiêu Thống là một tuyến truyện khác bởi nội dung và đối tượng mô tả ở phần này khác so với các phần còn lại, phản ánh một đối tượng cụ thể có ảnh hưởng đến cốt truyện.

Suy ngẫm và phản hồi

Soạn Hoàng Lê nhất thống chí chi tiết với sơ đồ tóm tắt, nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Suy ngẫm về nét tính cách và hành trình của Hoàng đế Quang Trung cũng như cái nhìn về Vua Lê – Chúa Trịnh.

Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn. Chỉ ra mối liên hệ giữa hai đoạn trích này.

Mối liên hệ giữa hai đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn:

– Hai hồi là hai tuyến truyện độc lập nhất định nhưng liên quan mật thiết với nhau: (1) Tuyến thứ nhất là chuỗi sự kiện diễn ra nơi phủ chúa – cung vua (trong đoạn trích tập trung vào chuỗi sự kiện kiêu binh nổi loạn giết Quận Huy, truất ngôi Trịnh Cán, đưa Trịnh Tông lên ngôi). (2) Tuyến thứ hai là chuỗi sự kiện về cuộc xâm lược nước ta của nhà Thanh; Vua Quang Trung đại phá quân Thanh; sự thảm bại và cuộc trốn chạy của đội quân xâm lược nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống (trong đoạn trích tập trung vào cuộc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung).

– Ngoài ra còn có mối quan hệ nhân quả các sự kiện trong Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn. Chẳng hạn là sự lục đục trong phủ chúa, xung đột quyền lợi giữa phủ chúa – cung vua và nỗi sợ hãi trước sức mạnh của Vua Quang Trung, đội quân Tây Sơn (nguyên nhân) dẫn đến sự cầu viện nhà Thanh của Vua Lê Chiêu Thống (kết quả); Cuộc xâm lược của đội quân nhà Thanh cùng sợ bạc nhược, phản trắc của vua tôi Lê Chiêu Thống (nguyên nhân) dẫn đến việc Quang Trung lên ngôi vua, tiến quân ra Bắc, đại phá quân Thanh (kết quả).

Chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” Hồi thứ hai:
– Thế tử Trịnh Tông (con trai của Chúa Trịnh Sâm) được kiêu binh phò tá lên phủ đường, tôn lên làm Chúa mới.

– Đặng Thị Huệ và Chúa Trịnh Cám lẩn trốn trong hậu cung, được thánh mẫu sai người tìm về.

– Chúa Trịnh Tông giáng Trịnh Cán làm Cung quốc công, được ít lâu sau thì Trịnh Cán qua đời.

– Kiêu binh sau khi giết anh em Quận Huy vẫn chưa hả giận, liền xin phá dinh cơ của hắn, rồi tìm cách phá nhà và lùng giết những người thuộc bè đảng của Quận Huy còn sót lại.

– Chúa mới phải hạ chỉ ngăn cản, rồi tìm giết một người để ra oai thì đám kiêu binh mới tạm dừng việc hoành hành nổi loạn, nhưng việc bắt người để giết thì vẫn không cản được.

Lập sơ đồ tóm tắt soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí chi tiết:

HỒI THỨ HAI “Hoàng Lê nhất thống chí”
1.

Thế tử Trịnh Tông được kiêu binh phò tá lên ngôi Chúa, mọi người tranh nhau đến xem chúa mới.

2.

Đặng Thị Huệ và chúa Trịnh Cán bỏ trốn được tìm đón về cung. Trịnh Cán lâm bệnh nặng.

3.

Chúa Trịnh Tông giáng Trịnh Cán là Cung quốc công, được ít lâu thì Trịnh Cán qua đời.

4.

Kiêu binh phò tá Trịnh Tông phá tan dinh thự Quận Huy và mặc sức hoành hành hung bạo.

5.

Chúa Trịnh Tông phải hạ chỉ cấm cản và xử tội răn đe để ngăn chặn nạn kiêu binh hoành hành, nổi loạn.

 

Chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí”:

– Quang Trung được tin quân Thanh sang xâm lược, lập tức lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh giặc.

– Ngày 30 khao quân rồi chia binh thành 5 đường tiến đánh,hẹn mùng 7 Tết toàn thắng.

– Quân ta tiến công thần tốc, bất ngờ, liên tục chiến thắng và hạ hết các đồn quanh thành Thăng Long.

– Trận Ngọc Hồi, Quang Trung trực tiếp xông pha và chỉ huy, quân ta thắng lợi giòn giã, quân Thanh đại bại.

– Mùng 5 Tết, quân ta tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sợ hãi bỏ chạy, quân Thanh cũng tan tác chạy theo.

– Vua Lê nghe tin cũng vội vã bỏ chạy theo giặc.

Sơ đồ tóm tắt:

HỒI THỨ MƯỜI BỐN “Hoàng Lê nhất thống chí”
1.

Quang Trung được tin quân Thanh sang xâm lược, lập tức lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra Bắc.

2.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung khao quân rồi chia binh thành năm đường tiến đáng, hẹn mùng 7 Tết toàn thắng.

3.

Quân ta tiến công thần tốc, bất ngờ, liên tục chiến thắng và hạ hết các đồn quang thành Thăng Long.

4.

Trận Ngọc Hồi, Quang Trung trực tiếp xông pha và chỉ huy, quân ta thắng lợi giòn giã, quân Thanh đại bại.

5.

Mùng 5 Tết, quân ta tiến vào Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị sợ hãi bỏ chạy, quân Thanh cũng tan tác chạy theo.

6.

Vua Lê nghe tin vội vã bỏ trốn theo giặc, chạy suốt mấy ngày mới đuổi kịp Tôn Sĩ Nghĩ và đám tàn quân.

Câu 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì? Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy.

– Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: Vua Quang Trung là một con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, trí tuệ sáng suốt và nhạy bén, có ý chí quyết chiến, quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng: là vị tướng có tài thao lược hơn người, văn võ song toàn và oai phong lẫm liệt trong chiến trận.

– Một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách ấy:

+ Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không phải cho trên danh nghĩa mà là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch định phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha chiến trận, bày mưu tính kế,…

+ Đội quân của Vua Quang Trung không phải toàn là lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, vậy mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung, đã chiến đấu những trận đánh thật hào hùng, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt sống hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ được bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, “quân lính luân phiên dạ ran” làm cho lính trong đồn “ái nấy rụng rời sợ hãi” xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước, dàn trận tiến đánh, khi giáp lá cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chèm bừa, những người cầm binh khí theo sai cũng nhất tề xông tới”…).

+ Khí thế của đội quân Tây Sơn làm cho kẻ thì phải khiếp vía. Thật là “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên”, và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc họa thật oai phong, lẫm liệt. Trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, giữa cảnh “khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật hình ảnh vua cưỡi voi đốc thúc quân lính trong tấm áo bào đỏ đã sạm đi vì thuốc súng.

soạn hoàng lê nhất thống chí
Những nét tính cách tiêu biểu của Quang Trung – Nguyễn Huệ

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…)

Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả:

– Lối văn trần thuật đặc sắc. Không ghi chép sự kiện một cách đơn thuần mà nhân lịch sử được khắc họa một cách cụ thể qua hành động, lời nói, tính cách. Các chi tiết chọn lọc, gợi cảm, tái hiện tình huống, không khí, ngôn ngữ lịch sử,…

– Ngôi kể thứ ba được tác giả sử dụng kết hợp cùng lời kể của các nhân vật khác đã cho chúng ta thấy được câu chuyện bao quát và chân thực hơn. Qua lời của từng nhân vật ta hiểu thêm được tính cách, tâm lý, hành động và con người của họ nhiều hơn.

Câu 4: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?

Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh:

– Thái độ của tác giả với vị anh hùng dân tộc Quang Trung – nghĩa Quân Tây Sơn: Hình tượng Vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị vua anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong, lẫm liệt. Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn đầy tinh thần ngợi ca như vậy bởi vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tình thần tôn trọng sự thật lịch sử. Bên cạnh đó, người đọc còn cảm nhận được thái độ nể trọng của một anh hùng mưu lược, bách chiến bách thắng.

– Thái độ của tác giả với vua Lê: Bằng một giọng văn chậm rãi, tác giả đã gợi lên sự thảm bại của bọn vua tôi phản nước, hại dân Lê Chiêu Thống. Mặt khác, đó cũng là tâm trạng ngậm ngùi của người cầm bút trước hình ảnh của một bậc đế vương như nhược trong lịch sử nước nhà. GIọng văn thể hiện sự thương xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại minh tôn thờ không khỏi ngậm ngùi, chua xót.

– Thái độ của tác giả với Trịnh Tông – đám kiêu binh: Thái độ phê phán thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế.

– Thái độ của tác giả đối với Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh: Thể hiện sự căm phẫn về những tội ác và hả hê khi quân Thanh thua trận.

Cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì:

Qua đó, người đọc thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Thái độ đó của tác giả cũng phản ánh chân thực, tương ứng đối với những sự kiện và nhân vật lịch sử có thật. Đối với giặc là căm phẩm còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng. Nhờ vậy, tác phẩm có sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại truyện lịch sử.

Câu 5: Qua văn bản, em hiểu điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.

Qua văn bản, em hiểu thêm về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:

– Dường như có sự mâu thuẫn giữa nhan đề tác phẩm bới nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dung tác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. Dù có cảm tình với nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà. Dù không theo Quang Trung hay nghĩa quân Tây Sơn nhưng họ không thể không thấy chiến công lẫy lừng của Vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của dân tộc.

– Qua văn bản, Quang Trung hiện lên là một anh hùng dân tộc đã lập nên kì tích xưa nay chưa từng có. Một tổng chỉ huy tài ba, một vị anh hùng anh minh, lỗi lạc đích thân cầm quân ra trận đã đập tan quân xâm lược hùng mạnh của nhà Thanh, đuổi chúng về nước.

– Đồng thời, cuộc kháng chiến chống quân Thanh là minh chứng cho tình thần yêu nước, ý chí độc lập tự cường và truyền thống đấu tranh bất khuất dưới sự lãnh đạo của Vua Quang Trung.

soạn bài hoàng lê nhất thống chí
Soạn bài giúp hiểu về thời kỳ lịch sử của đất nước và cuộc kháng chiến chống ngoại xâm

Câu 6: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.

Đọc hiểu Hoàng Lê nhất thống chí và so sánh, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến là:

Cốt truyện đơn tuyến Cốt truyện đa tuyến
Khác biệt Cốt truyện đơn tuyến là cốt truyện chỉ có một chuỗi sự kiện đơn giản, gắn với một vài nhân vật chính tạo thành một truyến truyện duy nhất.

Ví dụ:

Truyện cười Khoe của: cốt truyện xoay quanh câu chuyện của hai người hay khoe của và cụ thể là khoe áo mới và lợn cưới.

→ Cốt truyện đơn giản.

Cốt truyện đa tuyến là cốt truyện có từ hai chuỗi sự kiện trở lên, gắn với hai hay nhiều tuyến nhân vật, tạo thành nhiều tuyến truyện, đan xen nhau và ít nhiều độc lập với nhau.

Ví dụ:

Hoàng Lê nhất thống chí có các tuyến truyện: (1) Tuyến về Chúa Trịnh – Vua Lê gắn với quá trình suy tàn của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh dẫn đến cảnh triệt hạ, tàn sát lẫn nhau để tranh giành quyền lực; (2) Tuyến về Quang Trung – Nguyễn Huệ với những chiến công oanh liệt từ những lần tiến quân ra Bắc dẹp loạn, đánh đuổi ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi,…

→ Cốt truyện trong Hoàng Lê nhất thống chí được xây dựng trên cơ sở các sự kiện lịch sử đã xảy ra. Các sự kiện được kết nối tạo thành chuỗi sự kiện. Cốt truyện xoay quanh sự hình thành đất nước dưới thời vua Quang Trung và sự diệt vong đại bại của triều đại Lê Chiêu Thống và quân Thanh. Các biến cố đời sống xã hội trong tác phẩm ở mức quan hệ giữa các quốc gia,…

Tương đồng – Đều có các sự kiện.

– Đều có các nhân vật.

Xem thêm:

Kết luận

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống chí ngắn nhưng chi tiết giúp bạn vừa đạt kết quả tốt cũng như hiểu rõ hơn về lịch sử nước nhà. Bạn hãy tham khảo thật kỹ các câu trả lời cùng với kiến thức đã học để vận dụng vào quá trình chinh phục môn văn của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *