Soạn bài Hội lồng tổng – Kết nối tri thức lớp 7

Thực hiện soạn bài Hội lồng tổng (Trần Quốc Vượng – Lê Văn Hảo – Dương Tất Tử) giúp học sinh biết thêm về lễ hội truyền thống của Việt Nam. The POET Magazine hướng dẫn học sinh trả lời tất cả các câu hỏi bám sát nội dung sách giáo khoa lớp 7.

Trả lời câu hỏi

Soạn bài Hội lồng tổng lớp 7 Kết nối tri thức bao gồm năm câu hỏi tìm hiểu về lễ hội độc đáo của người Việt. Đây là một trong những điểm nhấn nổi bật của văn hoá – tập quán người dân vùng Việt Bắc.

1/ Tóm tắt các ý chính của văn bản Hội lồng tổng bằng sơ đồ (chú ý thời gian tổ chức, địa điểm tổ chức, vùng miền có lễ hội, phần cúng tế – lễ, phần vui chơi – hội)

hội lồng tổng

2/ Sản vật cúng tế trong hội lồng tổng có liên quan gì với tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông?

Các sản vật cúng tế trong hội lồng tổng là: gà thiến béo, lợn quay, bánh trái,… được trình bày đẹp mắt.

Từ nội dung văn bản và câu hỏi soạn văn 7 Hội lồng tổng có thể thấy các sản vật này có liên quan tới tục mở hội xuống đồng và tục thờ thành hoàng – thần nông ở chỗ: là những sản phẩm của nghề nông (sản xuất nông nghiệp), dâng lên thần thành hoàng để cầu cho mùa màng được bội thu, trong quan niệm của đồng bào Tày – Nùng, thần thành hoàng cũng là thần nông.

soạn bài hội lồng tổng
Sản vật cúng tế đều là sản phẩm của nghề nông

3/ Văn bản miêu tả những hoạt động nào của cư dân trong phần hội? Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng nào của con người?

Văn bản Hội lồng tổng nhắc đến những hoạt động của cư dân trong phần hội có đánh vật, kéo co, thi bắn, đua thuyền, biểu diễn võ dân tộc,… và tập trung miêu tả trò tung còn, múa sư tử và “lượn lồng tổng” (hát lượn, hát đối đáp):

  • Trò chơi ném còn không chỉ là trò vui mà còn là sự rèn luyện cho con người phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo, chính xác.
  • Múa sư tử thể hiện tinh thần thượng võ, là dịp rèn luyện thân thể, giúp cho thanh niên có được một vài món võ nghệ để tự vệ, chống giặc cướp, chống giặc ngoại xâm.
  • Trò hát lượn, hát đối đáp để cầu mùa màng, chúc mừng dân làng mọi sự may mắn, tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên của mùa màng, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

=> Những hoạt động đó biểu thị những phẩm chất và khả năng của con người: chăm chỉ, cần cù lao động, nhanh nhẹn, khỏe khoắn. Đặc biệt, nó còn thể hiện được tình yêu thiên nhiên, yêu lao động, yêu mùa xuân và sự duyên dáng trong những câu hát.

soạn văn 7 hội lồng tổng
Trò chơi trong Hội lồng tổng mang theo nhiều ý nghĩa

4/ Người dân gửi gắm mong ước gì khi tổ chức hội lồng tổng?

Trả lời câu hỏi 4 soạn văn 7 tập 2 Hội lồng tổng nhưu sau: Thông qua bài học Ngữ văn 7 Hội lồng tổng, em thấy khi tổ chức hội người dân gửi gắm mong ước về mùa màng tươi tốt, sự may mắn tốt lành, ca ngợi cái đẹp của thiên nhiên, của mùa xuân, của tình yêu, của cuộc sống lao động.

5/ Lượn, tiếng nói của tình yêu, tiếng lòng của ngày hội xuân, lành mạnh, trong sáng, đầy sức sống, vang vọng sôi nổi mà êm đềm dưới trời xuân Việt Bắc.

Em cảm nhận như thế nào về thái độ, đánh giá của người viết qua câu văn trên?

Từ việc soạn bài Hội lồng tổng lớp 7, em cảm nhận được rằng tác giả am hiểu sâu sắc về hoạt động hát lượn, điều đó thể hiện sự yêu thương, sự trân trọng đối với hoạt động văn hóa này.

Thể hiện thái độ ca ngợi, tình yêu nồng nàn, niềm tin vào sức sống bền vững và sức lan tỏa của điệu hát đậm đà bản sắc dân tộc.

Kết luận

Soạn bài Hội lồng tổng là cách để học sinh tiếp cận với truyền thống – văn hoá tươi đẹp của dân tộc Việt Nam. Mỗi lễ hội ở mỗi vùng miền đều thể hiện trọn vẹn đặc trưng trong lối sống, suy nghĩ của người dân nơi ấy.

XEM THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *