Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến

Soạn bài Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu hỏi trong Sách giáo khoa Ngữ Văn 10 Tập 1 Chân trời sáng tạo ngắn nhất từ The POET. Học sinh cần chuẩn bị đầy đủ trước giờ lên lớp để hiểu rõ nội dung tác phẩm.

Table of Contents

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.

Soạn Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu 1:

Trước hết cần hiểu Tuồng đồ là thể loại tuồng gây cười, mang đến tiếng cười và suy nghĩ cho người xem. Nội dung tuồng được xây dựng trên cảm hứng của các vở hài kịch, có yếu tổ đả kích châm biếm. Đặc biệt, thể loại này không bị khuôn khổ bởi các ràng buộc điểm luật nghiêm ngắt.

  • Đề tài: Tuồng đồ lấy đề tài về cuộc sống. Đề tài của vở Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến là câu chuyện về các nhân vật bị thị Hến chơi xỏ.
  • Nhân vật: Tên nhân vật là các con vật quen thuộc gần gũi, khi được gọi gắn với chức danh của họ. Tính cách nhân vật xuyên suốt vở diễn.
  • Lời thoại: Trong văn bản có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
Soạn Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến
Tác phẩm mang đầy đủ đặc điểm của tuồng đồ

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật và cách giải quyết mâu thuẫn trong văn bản trên.

Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến soạn trả lời câu hỏi 2:

Sau khi đọc hiểu Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến có thể nhận ra nguyên nhân khiến nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật chính là cả 3 người cùng ham mê nhan sắc Thị Hến. Các nhân vật gặp nhau tại nhà thị Hến và tự mình giải quyết mâu thuẫn, phán xử định tội rồi nhận tội của mình.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX.

Soạn văn Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu hỏi 3: Tính cách của thị Hến:

  • Ma mãnh, thông minh: Thị Hến hiện lên trong đoạn trích và toàn bộ văn bản là một người đàn bà góa chồng thông minh. Bằng những lời lẽ đẩy đưa, Hến đã khiến cả Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu đều rơi vào “lưới tình”, nghĩ rằng đã câu được con cá. Sự thông minh lươn lẹo còn thể hiện ở việc thị Hến có thể tác động để Huyện Trìa đổi trắng thay đen trong phiên xử cùng vợ chồng Trùm Sò.
  • Biết giữ tiết hạnh: Mặc dù ma mãnh nhưng thị Hến lại là người biết giữ phẩm giá. Thị góa chồng, thân là nữ nhi không thể tránh được việc bị cánh đàn ông nhòm ngó, nhất là những người có tý chức sắc trong làng. Vậy nên thị giăng bẫy khiển 3 kẻ cuồng dâm rơi vào tròng tự nhận lỗi, tự kết tội bản thân.
Soạn văn Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến
Thị Hến là người thông minh, giữ tiết hạnh

Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bình luận về tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của các nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong lớp tuồng này.

Soạn bài Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu hỏi 3: Bình luận về tiếng cười trong lớp tuồng:

Tiếng cười xuất hiện thời điểm các nhân vật nhắc đến tội danh của đối phương cho chính đối phương đang có mặt trong nhà thị Hến nghe. Điều này làm chúng chột dạ sợ hãi và nhận ra sai lầm của bản thân. Chỉ vì thói đam mê nữ sắc mà cả 3 người dù có chức có sắc đều nhận kết cục đáng xấu hổ, không thể ngẩng mặt lên mà cúp đuôi cun cút bỏ về.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí tưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu, Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?

Soạn văn 10 chân trời sáng tạo Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu hỏi 5: Sự khác biệt của các dị bản cho thấy, tuồng đồ là phương thức lưu truyền bằng cách truyền miệng. Ở mỗi vùng sẽ có những dị bản khác nhau dựa trên nội dung chính. Các nhân vật, chi tiết trong tuồng có thể thay đổi chỉ cần đảm bảo truyền tải được giá trị cốt lõi.

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Có người cho rằng trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai, do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Soạn văn 10 Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến trả lời câu hỏi 6: Nhận định trong Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai, do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau là đúng.

Ở cảnh thứ nhất là phiên xử công khai chốn công đường, liên quan đến pháp luật giữa vụ trộm cắp, thưa kiện của vợ chồng Trùm Sò với Thị Hến. Mặc dù vậy kết quả lại không thuyết phục, Huyện Trìa vì thiên vị cho Thị Hến mà không xử công bằng, không rõ ràng phân minh.

Ở cảnh thứ hai là phiên xử kín giữa 3 nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu tại nhà Thị Hến. Đây không phải phiên xử công khai trước pháp luật mà là tòa án kín, tự xử lẫn nhau khiến danh dự, uy tín đều mất hết.

Lời kết

Soạn bài Huyện Trìa Đề Hầu Thầy Nghêu mắc lỡm thị Hến chi tiết với các câu hỏi đã được trả lời đầy đủ. Tham khảo thêm các bài soạn bài Ngữ văn lớp 10 để chuẩn bi trước giờ lên lớp hiệu quả.

XEM THÊM:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *